Những người thầy cõng chữ lên ngàn

Theo dõi VGT trên

Chúng tôi đặt chân đến bản Huổi Cấu, xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khi những tia nắng cuối cùng trong ngày tan vào gió núi, nhường chỗ cho cái lạnh tê tái phủ trùm lên những mái tranh nghèo trên các bản làng miền sơn cước.

Mái trường nằm lẻ loi trên đỉnh đồi, để lại những nỗi niềm trăn trở, cùng bao xúc cảm về những đ.ứa t.rẻ trong ngần, tinh khiết ôm cả một bầu trời gian khó đi tìm con chữ.

1. Chuyến đi của chúng tôi có hai cô giáo Đỗ Thị Hạnh và Phạm Thị Phương Loan – giảng viên Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Cô Hạnh và cô Loan đã từng về Mường Nhé xây trường, cũng vì nặng nợ với vùng đất và con người Mường Nhé mà lần này các cô quay trở lại tiếp tục khảo sát để xây một điểm trường cho trẻ vùng cao bằng chính những đồng lương chắt chiu của mình.

Xe ô tô không lên nổi các con dốc vào bản Huổi Cấu. Chúng tôi được các thầy giáo của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Vì đón ngoài trung tâm xã Nậm Vì.Từ đây, đi lên điểm trường Huổi Cấu có hai sự lựa chọn. Lối đi chính xa gần 20 cây số, lối tắt ngắn hơn một nửa nhưng độ khó thì gấp 10 lần. Hôm ấy nắng vàng, trời khô ráo, các thầy giáo quyết định chọn đường tắt để tiết kiệm thời gian. Cung đường xuyên qua nhiều khe suối, đỉnh cao, vực sâu. Tôi bám chặt thầy Toàn, luôn gồng mình để giữ thăng bằng trên yên xe. Lòng đường trơn nhầy nhụa, rất hẹp, một bên vách núi, bên kia vực sâu thăm thẳm.

Những người thầy cõng chữ lên ngàn - Hình 1

Thầy Sinh cùng các giáo viên cắm bản đội mưa đi gọi học sinh đến lớp.

Tôi hỏi thầy Toàn, sao vực sâu thế kia không làm thanh chắn, lỡ có sẩy chân ngã xuống còn có cái đỡ. Thầy Toàn cười, bảo rằng, chỗ nào cũng vậy thì sức đâu mà làm rào chắn.Thầy động viên tôi cứ yên tâm, không sao cả, đường này cô giáo mầm non còn chạy đi về đều đặn mà. Núi cao, rồi lại núi cao hơn nữa, con xe của thầy Toàn cứ rướn cổ, rồ ga hết cỡ mà vượt núi.

Một nóc nhà bé tẹo khuất sau tán rừng, thầy Toàn chỉ tay lên và bảo đó là điểm trường Huổi Cấu, còn bên quả đồi kia là bản Huổi Cấu. Lần đầu tiên trong đời tôi được đứng trên một ngôi trường chạm nóc trời như vậy. Cảm giác sợ hãi, mệt mỏi tan đi từ bao giờ khi nhìn thấy những đ.ứa t.rẻ ngây thơ trong sáng đứng ngơ ngẩn nhìn người lạ.

Điểm trường có tổng số 36 em học sinh chia làm 2 lớp. Trong đó thầy Thào A Dình phụ trách lớp 2 với 14 em, còn lại 22 em lớp 1 do thầy Cà Văn Sinh phụ trách.

Cạnh điểm trường có căn nhà gỗ xiêu vẹo, là chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt của hai thầy. Nơi này không điện, không nước và không có sóng điện thoại.Mọi thứ bình yên vắng lặng và hoang sơ đến thẫn thờ, thảng thốt. Thứ hiện đại nhất có lẽ là chiếc bình chứa nước, thầy Dình đã xin được từ dưới trung tâm mang lên rồi vào bản nhờ bà con giúp cho ống nước dẫn về. Bình chứa nước ngạo nghễ trước sân trường luôn khiến thầy trò Huổi Cấu vui thích nhất.

2. Thào A Dình sinh ra và lớn lên ở bản Nậm Là, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Điện Biên. Gia đình A Dình nằm trong tốp văn hóa cao của bản, trong 7 chị em thì một người làm nghề y, 2 người làm giáo viên.

Học xong cấp 3 trường bản, Dình xuống núi theo học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam rồi trở lại quê hương chờ đợi 4 năm để được làm thầy giáo gieo chữ vùng cao.

Những người thầy cõng chữ lên ngàn - Hình 2

Đường lên bản dạy học có nhiều khe suối nước chảy xiết.

Ngày đầu lên núi nhận lớp, A Dình không mấy bỡ ngỡ bởi đó là những cung đường quá quen thuộc với Dình từ thuở còn ôm cặp trèo bộ hàng chục cây số đi học.Nhưng, với chúng tôi, đó là một sự trải nghiệm đầy gian khó.

Những ngày chúng tôi ở lại Mường Nhé, dịch bệnh COVID-19 đã về tới tận Nậm Vì, học sinh trong xã ở nhà học trực tuyến. Riêng điểm trường Huổi Cấu thì được nghỉ luôn vì trên bản chưa có điện, cũng chưa có sóng điện thoại. Học sinh của thầy Dình đi lên nương cùng cha mẹ từ sáng đến chiều, chật vật với củ sắn và những bó củi cho mùa đông đỏ lửa bếp nhà sàn. Thầy Dình lo lắng, trăn trở mãi, các em nghỉ lâu thế này mai kia đi học lại chắc gì còn chữ trong đầu, khéo lại bỏ rơi hết trên nương rẫy.

Video đang HOT

Rồi nhiều em quên luôn đường đến trường, cha mẹ cũng quên luôn cái sự học của con.Như bao ngày đi học khác, thầy Dình vẫn phải làm cái việc bình thường của một người gieo chữ rẻo cao, đó là đi tìm học sinh đến trường. Thầy sẽ lại tới tận nhà, vận động cha mẹ, năn nỉ các em chịu khó đi học. Trên xe thầy có sẵn đôi dép sạch, sẵn chiếc áo ấm và một chiếc dù che sương, thầy phục vụ các em tận nơi.

Mùa đông rét mướt không ái ngại bằng mùa mưa sình lầy ngập ngụa. Có nhiều em nhà ở lẻ loi trên tận mỏm đồi, thầy Dình phải leo bộ mấy cây số tìm tới. Tới nơi thì học sinh đã vào rừng mưu sinh cùng cha mẹ, thầy lại xé núi, băng rừng hú gọi giữa mênh mông mịt mù mà tìm cho ra bóng dáng lon ton bé tẹo của học sinh lẩn khuất trong mù sương heo hút. “Chúng lên nương là lười trở về đi học, phụ huynh thì bảo thôi cho nó nghỉ một ngày đi làm, mai sẽ tới trường.Tư tưởng như thế là rơi rụng hết chữ, mình không sợ mất công sức đi tìm, chỉ sợ các em nghỉ một ngày, lại muốn nghỉ nữa rồi sẽ chán đến trường”, thầy Thào A Dình lo lắng.

14 học sinh trong lớp 2 của thầy Dình là từng ấy con đường đến lớp đầy rẫy gian truân, khổ ải. Để giữ được con chữ cho học sinh, thầy Dình đã làm mọi thứ, đã đóng đủ các loại vai. Sáng sớm, trên đường lên điểm trường, thầy Dình ghé qua điểm trường trung tâm nhận thực phẩm. Tới trường, công việc đầu tiên là đếm và ngóng chờ học sinh, đến giờ học mà chưa đủ sĩ số, thầy lại xách xe máy lao vào bản tìm cho ra em nào đang bỏ học. Giờ nghỉ giữa buổi, thầy đầu tắt mặt tối ở trong bếp thổi lửa nấu cơm canh để buổi trưa thầy trò cùng ăn. Mỗi em mang theo túi cơm trắng, đến trường ăn với thầy cơm có thịt, sau đó thì cùng ngủ trưa. Thầy Dình phải ngủ cùng học sinh để canh chừng, không cho em nào bỏ về nhà. Vì nếu về nhà chúng sẽ không quay lại trường nữa, như thế thầy Dình biết lấy ai mà dạy chữ.

Thầy Thào A Dình là dân tộc Mông, học sinh trong bản Huổi Cấu đều là người Mông, đây là một lợi thế với thầy Dình. Đi vào bản vận động phụ huynh cho con đi học, thầy dùng tiếng mẹ đẻ nói chuyện thuyết phục. Ở lớp, từ nào các em chưa hiểu bằng tiếng Kinh, thầy sẽ dùng tiếng Mông để chú thích. Thầy Dình tự hào cho biết, các em trong lớp đều đọc và tính toán cơ bản nhưng rồi giọng thầy chùng xuống, nỗi buồn thoảng qua, thầy suy nghĩ: “Kiến thức lớp 2 thì không thể nói được điều gì khi lên lớp 3, các em phải xuống điểm trường trung tâm học cách bản gần 20 cây số đường rừng. Nhiều em đã dừng sự học của mình ở chặng này, cái nghèo, cái khổ sẽ nhanh chóng lấp đầy con chữ của các em, rồi phai mờ theo thời gian, tỷ lệ mù chữ tái diễn”.

Những người thầy cõng chữ lên ngàn - Hình 3

Các em học sinh lớp 2 chuẩn bị ăn cơm trưa tại điểm trường Huổi Cấu.

3. Đồng hành cùng thầy Thào A Dình ở điểm trường Huổi Cấu là thầy giáo trẻ Cà Văn Sinh, dân tộc Thái. Thầy Sinh năm nay 25 t.uổi và có trên 3 năm cắm bản gieo chữ. Thầy Sinh quê ở TP. Điện Biên, về bản làm thầy giáo và cũng kịp bén duyên với cô gái Mường Nhé, vợ chồng trẻ vừa dựng được một mái nhà nhỏ tại bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé và chào đón cậu con trai đầu lòng.

Trước khi về Huổi Cấu, thầy Sinh đã có hơn một năm cắm bản ở điểm trường Nậm Vì, xã Chung Chải, giáp với tỉnh Lai Châu. Cũng như Huổi Cấu, bản Nậm Vì không có điện, không có sóng, thầy Sinh dạy Toán và Tiếng Việt lớp 1 và 2. Ở nhà không có việc gì quan trọng đột xuất, thầy Sinh sẽ ở lại điểm trường để tiện đi gọi học sinh đến trường. Ở Chung Chải vào mùa mưa, đường đến bản không thể đi xe máy được, thầy giáo phải đi bộ bấm từng đốt ngón chân, người đi trước kéo tay người đi sau, đến được nhà học sinh có khi mất vài tiếng đồng hồ. Miễn là đưa được các em đến lớp, mọi trở ngại không là gì với thầy Sinh. Ở đây, thầy giáo mong chờ học sinh như con trẻ ngóng mẹ đi chợ về, niềm vui rộn ràng trong lòng mỗi khi cả lớp đông đủ sĩ số.

Rời Chung Chải về Huổi Cấu, con đường lên bản của thầy Cà Văn Sinh gian nan, trắc trở hơn nhiều. Từ nhà thầy Sinh ở bản Cà Là Pá lên điểm trường Huổi Cấu dài gần 30 cây số đường núi, thầy Sinh đi hết gần 2 tiếng đồng hồ. Đấy là ngày khô ráo, vào mùa mưa thì không nói trước được thời gian, có khi phải bỏ xe máy đi bộ hết nửa ngày trời.

Lớp 1 do thầy phụ trách có 22 em đều là người Mông từ bản Huổi Cấu. Trước khi về đây, thầy Sinh đã phải đi học thêm tiếng Mông để có thể hiểu và chia sẻ nhiều hơn cùng các em người Mông.Thời gian học tiếng Việt trên lớp chỉ từ 6-8 tiếng nhưng khi trở về nhà các em lại nói tiếng bản địa nên vốn từ vững tiếng phổ thông rất hạn hẹp.Gặp “ca” nào khó, thầy Sinh nhờ thầy Dình giúp đỡ phiên dịch và đi cùng để vận động.Trước khi vào bản, thầy Sinh lúc nào cũng lận lưng ít t.iền riêng của mình, học sinh nào thiếu thứ gì thì thầy có sẵn mà giúp đỡ, cũng là tạo động lực cho các em đi học.

Những người thầy cõng chữ lên ngàn - Hình 4

Căn nhà gỗ là nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt của các thầy giáo cắm bản tại điểm trường Huổi Cấu.

Sự học của thầy trò bản Huổi Cấu năm 2022 này không mấy suôn sẻ do dịch bệnh COVID-19. Lớp học mới được ít ngày thì phải nghỉ để phòng tránh dịch bệnh.Thầy Sinh trở về nhà mà cứ lo lắng không yên, lúc nào cũng nhớ và nghĩ về đám học trò trên bản.Kiến thức lớp 1 quá mỏng, nghỉ lâu ngày chẳng biết chúng còn giữ được chữ nào trong đầu nữa không.

Thầy Sinh chỉ mong sớm được trở lại lớp, được nhìn thấy đám học trò lon ton đến trường, được nấu cho chúng bữa cơm có thịt, trao cho đôi dép mới, khoác cho cái áo ấm.Thầy Sinh tâm sự, ngày còn là sinh viên sư phạm đã mơ tưởng về những ngôi trường vùng cao có những đ.ứa t.rẻ nghèo khó. Sau này, giấc mơ thành hiện thực, dù gian khó hiện hữu nhưng tình yêu lại lớn hơn, sâu nặng hơn, bởi vì anh được hòa vào cuộc sống cùng các em, tận thấy và thấu hiểu hoàn cảnh của cha mẹ các em, thấy thương đám trẻ nhỏ vùng cao thật nhiều. Còn với thầy giáo Thào A Dình, nơi này như một phần m.áu thịt của anh, đám học trò như con của anh. Ở đây, không có ranh giới giữa thầy và trò, mà chỉ có bổn phận, trách nhiệm và tình yêu thương.

Tưởng nhớ người thầy mẫu mực, học giả uyên bác GS - Nhà giáo Ưu tú Phùng Văn Tửu

GS - NGƯT Phùng Văn Tửu, nguyên Phó trưởng Bộ môn Văn học Nước ngoài của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây, đã qua đời hồi 0 giờ 30 phút sáng ngày 9/3/2022.

Vẫn biết là thầy đã nằm viện không ít ngày, vẫn biết "sinh lão bệnh tử" là quy luật của đời người, nhưng GS - NGƯT Phùng Văn Tửu ra đi để lại sự ngỡ ngàng, bao niềm tiếc thương ngậm ngùi cho gia đình, cho đồng nghiệp và bao thế hệ học trò. Hình ảnh người thầy mẫu mực, học giả uyên bác vẫn in đậm dấu ấn trong lòng lớp lớp sinh viên và giáo viên của Khoa Văn, Trường Đại học Tổng Hợp, Trường Đại học Vinh và đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

GS. Phùng Văn Tửu sinh năm 1935 tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, trong một gia đình nhà giáo. Cụ thân sinh là nhà giáo Phùng Văn Trinh, một người thầy tôn kính. Quý danh của cụ đã được đặt tên cho một trường tiểu học ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Các anh chị em của thầy đều trưởng thành, trở thành những nhà giáo, kĩ sư, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. Anh trai cả của thầy là GS. Phùng Văn Tửu (1923 -1997) nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII - IX (1987 - 1997), Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (1993 - 1997). Chị gái lớn của thầy là Thẩm phán nổi tiếng Phùng Lê Trân (1921-2007), người được mệnh danh là "Bao Công Việt Nam".

Họ Phùng ở quê hương Bát Tràng của GS. Phùng Văn Tửu là một trong năm dòng họ chính (Trần, Lê, Phùng, Nguyễn, Phạm) đã dựng nên và làm vẻ vang làng gốm Bát Tràng.

Tưởng nhớ người thầy mẫu mực, học giả uyên bác GS - Nhà giáo Ưu tú Phùng Văn Tửu - Hình 1

GS. Phùng Văn Tửu, chuyên gia đầu ngành về văn học phương Tây.

GS. Phùng Văn Tửu tốt nghiệp đại học năm 1959, từng là cán bộ giảng dạy tại Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1959 - 1961, tại Trường Đại học Sư phạm Vinh từ năm 1961 - 1968, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1969 cho đến khi nghỉ hưu năm 2002.

GS. Phùng Văn Tửu được phong hàm Giáo sư từ năm 1991, được Nhà nước công nhận là Nhà giáo Ưu tú, được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Hữu nghị Campuchia, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, G.iải t.hưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ năm 2005, G.iải t.hưởng Hội Nhà văn năm 2017. Ông là tác giả của 11 cuốn sách chuyên khảo, 14 sách dịch và hơn 50 bài báo khoa học chuyên ngành Văn học phương Tây.

GS. Phùng Văn Tửu đã để lại trong lòng nhiều thế hệ học trò hình ảnh một người thầy mẫu mực. Sự mẫu mực của ông được thể hiện nhất quán từ tư tưởng đạo đức đến hành vi, lối sống, từ trong giảng đường đến ngoài xã hội.

Ông sống mực thước, vui vẻ, lịch lãm, không cần đua chen; rất khiêm nhường nhưng cũng chu đáo đến tỉ mỉ tinh tế; rất khắt khe về các tiêu chí khoa học nhưng cũng rất bao dung, độ lượng, luôn động viên học trò trong học hành, trong công việc; chan hòa với mọi người nhưng không hùa theo, sống chân chất mà không hư vinh... Có rất nhiều học trò đã kể lại những câu chuyện thật cảm động về người thầy giáo mẫu mực - GS. Phùng Văn Tửu.

Ở trên giảng đường, sự mẫu mực của GS được thể hiện ở từng lời nói, cử chỉ. Cách viết bảng của thầy rõ ràng sáng sủa mà khoa học, bắt đầu từ phía trên bên trái và kiến thức bên phải, phía dưới bảng. Một mặt bảng đủ những ý chính của bài, không hề xóa sửa; chữ viết nghiêng đều tăm tắp của lớp người được đào tạo thời thuộc Pháp. Trông chữ có thể biết phẩm chất con người nghiêm cẩn.

Lối dẫn dắt, gợi mở bài giảng vừa giản dị, dễ hiểu xen cả phần hóm hỉnh hài hước của thầy đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong từng tiết học. Cách ra đề của thầy vừa uyên bác vừa kích thích tinh thần phản biện của học trò...

Chắc rằng khó ai quên được hình ảnh một nhà sư phạm mẫu mực: chuông báo vào lớp đã thấy thầy đứng trước cửa phòng; khi thầy ngừng giảng, để viên phấn vào đúng vị trí, gấp giáo án lại, cũng là lúc chuông báo hết giờ. Buổi học nào cũng vậy, không sai dù nửa phút.

GS. Phùng Văn Tửu cũng là người đã khuyến khích học trò xưng "tôi" với giảng viên và giảng viên gọi sinh viên là các anh các chị. Lối xưng hô này vừa thể hiện sự tôn trọng, tạo sự bình đẳng trong đối thoại giữa thầy và trò, vừa là chuẩn mực của cách xưng hô ở trường đại học.

Đức khiêm tốn cũng là một mẫu mực của GS. Phùng Văn Tửu. Thầy làm việc thầm lặng hết mình, đóng góp nhiều cho nghề sư phạm và cả nghiên cứu khoa học, song thầy luôn vui vẻ chân tình, không hề đua tranh chạy theo hư vinh.

Có những lần góp ý kiến cho đề cương các luận án về văn học phương Đông, thầy thường nói: "Đây là vấn đề ngoại đạo đối với tôi". Nhưng những ý kiến đóng góp của thầy không hề "ngoại đạo", vẫn vô cùng xác đáng, đặt ra những câu hỏi khiến cả thầy hướng dẫn và NCS được sáng tỏ rất nhiều về đề tài, hoặc cách triển khai đề tài.

GS. Phùng Văn Tửu cũng là con người nhân ái, bao dung, cẩn thận và chu đáo đến tỉ mỉ. Rất nhiều học trò đã trưởng thành nhờ nhận được sự nâng đỡ bao dung của Thầy, từ việc soạn giáo án đến việc chuẩn bị trang phục lên lớp ngay tiết đầu tiên, như lời căn dặn của người cha đối với con. Nhiều học trò đã bày tỏ hạnh phúc và may mắn được thụ giáo với Thầy.

Nền tảng và sự thành công của việc giảng dạy trên lớp là kết quả của những nghiên cứu dày dặn, khúc chiết về lĩnh vực văn học phương Tây và nhiều lĩnh vực văn hóa khác. GS. Phùng Văn Tửu là một học giả uyên bác, chuyên gia đầu ngành về Văn học Pháp (về Rouseau, Hugo, Aragon...), văn học phương Tây ở Việt Nam.

Những năm nghiên cứu và giảng dạy của thầy chủ yếu trong giai đoạn chiến tranh và hậu chiến tranh, với những bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Nhưng những điều đó không cản được những say mê tiếp cận của thầy với nền văn học phương Tây và thế giới. GS. Phùng Văn Tửu tự mở đường nghiên cứu khoa học của mình.

GS nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của văn học phương Tây, để tạo nền tảng đi sâu vào những vấn đề hẹp với những "đổi mới", "cách tân": Cách tân của tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỉ XX, Cách tân nghệ thuật Văn học phương Tây. GS từng nói với học viên, không nên nghiên cứu quá rộng, cần nghiên cứu sâu vào lĩnh vực nào đó, mới mong có đóng góp thật sự cho khoa học.

GS. Phùng Văn Tửu không chỉ là người luôn cập nhật những vấn đề mới về tác giả, tác phẩm, cũng như các khuynh hướng văn học phương Tây, mà còn đi đầu trong những đổi mới nghiên cứu về phương Tây hiện đại, trong đó có văn học Pháp. Bởi lẽ những vấn đề mới luôn mang tính thời sự và tính khoa học của nó cũng được tiếp nhận không hoàn toàn giống nhau.

Một lần tặng sách cho chúng tôi, GS. Phùng Văn Tửu nói: "Sách của tôi chỉ dành cho ba loại người đọc: người cần nó, người thích nó, và người ghét nó. Hai loại trước thì đã đành, nhưng người ghét nó cũng sẽ đọc, để họ thấy tôi đáng ghét ở chỗ nào. Thí dụ, tôi quan niệm về Hậu hiện đại khác với một số người, nên họ có thể ghét, biết đâu". Việc tiếp nhận về một vấn đề văn học không hoàn toàn giống nhau cũng là chuyện bình thường trong khoa học.

GS. Phùng Văn Tửu nói "có thể ghét, biết đâu". Nhưng thật ra trong nhiều trang viết thầy đều nói đến cái hay cái đẹp của văn chương phương Tây, mang niềm say mê tuyệt vời ấy lan tỏa đến sinh viên và những người nghiên cứu văn học phương Tây thì làm sao "có thể ghét" cho được.

Các giáo trình Văn học phương Tây, cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài (NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002; 2008) của GS Phùng Văn Tửu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị định hướng đối với những người quan tâm nghiên cứu về văn học nước ngoài ở trong và ngoài nhà trường đại học.

Đối với GS. Phùng Văn Tửu, khái niệm "về hưu" chỉ là hình thức. Thời gian nghỉ hưu chính là lúc thầy có thể chuyên tâm dành cho những nghiên cứu chuyên sâu, mới mẻ của thầy. Chính vì vậy, cụm công trình Tiểu thuyết Pháp nửa sau thế kỉ XX của GS. Phùng Văn Tửu được G.iải t.hưởng Nhà nước về KHCN năm 2005, sau khi thầy nghỉ hưu 3 năm, và cuốn chuyên khảo Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây (NXB KHXH, HN, 2017) của thầy được G.iải t.hưởng Hội nhà văn năm 2017, sau khi thầy nghỉ hưu 15 năm.

Thành tựu về học thuật và dịch thuật của GS. Phùng Văn Tửu đã có nhiều đóng góp cho khoa học. Thầy là một dịch giả quen biết, nổi tiếng về truyện ngắn, tiểu thuyết và các chuyên luận; đồng thời còn là nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

Trong thời kì đổi mới văn học, GS. Phùng Văn Tửu có một số bài tham gia vào đời sống văn học Việt Nam được độc giả rất chú ý. Những nghiên cứu của thầy không chỉ là tri thức bổ ích đối với những người nghiên cứu văn học phương Tây, mà còn là tài liệu tham khảo có hiệu quả đối với văn học Việt Nam, khi những người viết văn muốn "đổi mới", "cách tân" tiểu thuyết.

Hội tụ trong con người GS. Phùng Văn Tửu có một nhà giáo mẫu mực, một học giả uyên bác, lại có cả một con người đời thường nhân ái, chu đáo, lịch lãm và tinh tế.

Có lần Khoa Ngữ văn tổ chức đi du lịch Trung Quốc, GS. Phùng Văn Tửu cùng đi với cô Bùi Thị Bích Ngọc, phu nhân của Thầy. Đến cửa hàng ngọc trai ở Thượng Hải, Thầy đã lựa chọn mua một chiếc nhẫn đính viên ngọc trai rất đẹp, đeo vào ngón tay cho cô, trước con mắt vừa ngưỡng mộ vừa kính nể của mọi người trong khoa. Một hành vi nhỏ, nhưng thể hiện tình yêu, sự quan tâm chu đáo của thầy đối với người bạn đời, vừa có cái ân tình phương Đông, lại vừa có màu sắc lãng mạn phương Tây.

Trong lúc xã hội có những biểu hiện tiêu cực, kể cả trong giáo dục, mặc dù t.uổi cao GS. Phùng Văn Tửu vẫn giữ nguyên tư thế người thầy nhân đức, cao khiết; vẫn nghiêm cẩn say mê nghiên cứu khoa học, vẫn một tấm lòng bao dung, chí tình với mọi người, đặc biệt đối với học trò.

GS. Phùng Văn Tửu đã rời cõi tạm đi về thế giới người hiền, để lại nỗi tiếc thương cho gia đình và biết bao thế hệ học trò; nhưng đạo đức của thầy, tấm gương về nhà giáo mẫu mực, về một học giả uyên bác, góp phần vào công cuộc đổi mới nghiên cứu, giảng dạy và sáng tạo văn học, vẫn còn sống mãi trong lòng nhiều thế hệ sinh viên, giảng viên Khoa Ngữ văn và mái Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Mong thầy hãy yên nghỉ, sẽ có những học trò giỏi noi theo tấm gương sáng của thầy, san lấp nơi trống vắng khoa học mà thầy để lại hôm nay, kế tục sự nghiệp cao cả của thầy!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Mới nhất
Quỳnh Alee bị "tóm" nhan sắc thật, ảnh tình tứ với bạn trai tuyển thủ gây sốt03:03Công an Trung Quốc tuyên bố Đàm Trúc bị oan, chị gái Mèo Béo dựng chuyện dắt mũi03:09Pam Yêu Ơi trổ tài họa sĩ vẽ chân dung mẹ Salim, tác phẩm khiến ba Long lo lắng02:50Sùng Bầu: "Bà trùm" miến dong khuynh đảo cõi mạng, đổi đời từ bàn tay trắng04:02Xôn xao cô giáo về hưu dạy trên TikTok bị nói lời khiếm nhã, bức xúc lối ứng xử02:52CEO HannahOlala quyên góp 1 triệu USD cho UNICEF nhân ngày sinh nhật lần thứ 4002:58Thơ Nguyễn tuyên bố yêu nhưng sẽ không cưới bạn trai, vì 1 lý do này!03:23Con trai Bảo Thy bộc lộ khả năng đặc biệt, vượt trội hơn hẳn bạn cùng lứa03:03Chú rể tặng áo choàng làm từ 440 triệu đồng t.iền mặt cho cô dâu vào ngày cưới03:14Mẹ bầu Chu Thanh Huyền được Quang Hải chăm tận giường, netizen tấm tắc "xin vía"02:52Quỳnh Bei tốt nghiệp trường ĐH top đầu Việt Nam, lắc hông nhưng không lười học03:09Tiktoker Viên Vibi bị nghi đang mang thai, CĐM soi ra loạt chi tiết khả nghi?03:01Đồng Văn Hùng: chàng công nhân lọt top 30 under 30 Asia do Forbes bình chọn04:09Diệp vừa dọn khỏi nhà Soanh đã có người đón, tưởng ngon ai dè bị "chơi khăm"?03:12Lôi Con được bạn hỏi từ đâu đến, đáp trả "cục súc" bằng tiếng Việt gây choáng02:57Cô gái 4 chân cưới chồng điển trai như tài tử, cái kết khiến cả thế giới rơi lệ04:10Người bán rau nhận nuôi con rơi của chủ tịch, 10 năm sau nhận cái kết không ngờ04:20Xuân Ca: Tư "hệ tư tưởng" đến bi kịch nhan sắc, bị loạt nữ tiktoker lấn át03:33Game thủ Việt bắt chước Mèo Béo chơi 59 trận game liên tiếp, cái kết không tưởng03:01Pam Yêu Ơi la hét, khóc ăn vạ, ba Long đành để con "rửa tay bằng nước mắt"02:47

Thông tin đang nóng

Con gái hở hàm ếch của Vương Phi và Lý Á Bằng ở t.uổi 18: Sang chảnh chuẩn tiểu thư nhà giàu, nhan sắc được cải thiện đáng kể
22:38:07 23/05/2024
Con gái diễn viên Mai Phương cố sức làm việc này để mang 200 nghìn về nhà, nghe lí do càng bất ngờ hơn
22:46:43 23/05/2024
Hồ Ngọc Hà nhận xét nhan sắc Thư Kỳ ngoài đời, tiết lộ tính cách thật của siêu sao hàng đầu Cbiz
22:52:35 23/05/2024
Nơi an nghỉ cho diễn viên Đức Tiến tại Mỹ: Vị trí dễ tìm trong nghĩa trang lớn
23:25:10 23/05/2024
Các nghệ sĩ viếng Đức Tiến ngày cuối ở TP.HCM
23:12:58 23/05/2024
Con trai NSND Trần Nhượng kè kè bên hai người mẫu b.ikini, Hà Hồ đọ sắc Thư Kỳ
23:22:29 23/05/2024
Rộ tin con trai Từ Hy Viên và chồng cũ thiếu gia bị đuổi học, người trong cuộc lên tiếng "cực căng"
22:23:26 23/05/2024
Diễn viên 'Max điên' mặc váy sexy không n.ội y hở bạo trên phố
23:56:13 23/05/2024
Trương Hồ Phương Nga sau 7 năm tại ngoại: Gác việc văn phòng để livestream bán hàng
21:27:24 23/05/2024
Hồ Liên Hinh tái xuất xinh đẹp sau bê bối tình ái, netizen "quay xe" khen nức nở
21:30:39 23/05/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh

07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới

07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...

Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên

07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...

Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera

10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non

Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô

07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?

Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh

07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh

Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc

07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'

07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật

Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực

07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: t.iền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm

07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều t.iền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông

Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo

07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy

Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học

06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến

06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến

TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ

06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018

N.ữ s.inh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu

06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện n.ữ s.inh đang theo học ...

Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ

06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập

Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật

05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Cháy nhà trọ 5 tầng ở Cầu Giấy trong đêm, nhiều người t.ử v.ong

Tin nổi bật

06:18:51 24/05/2024
Thông tin ban đầu, khoảng 0h30 ngày 24/5, ngôi nhà tại ngõ 119 Trung Kính (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy. Rất nhanh sau đó, ngọn lửa bùng lên dữ dội kèm tiếng nổ lớn.

Công an điều tra vụ vườn sầu riêng của nông dân bị kẻ gian phá hoại

Pháp luật

06:14:25 24/05/2024
Sau khi ra thăm vườn, bà Phạm Thị Lợi tá hỏa phát hiện hàng trăm trái sầu riêng non bị kẻ gian xịt thuốc, rụng đầy gốc nên đã trình báo cơ quan chức năng.

Nga tạm dừng hoạt động của sân bay Kazan vì lý do an ninh

Thế giới

06:04:05 24/05/2024
Ngày 23/5, Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsiya) thông báo sân bay Kazan tạm ngừng hoạt động vì lý do an ninh.

Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa NSND Thu Hà và vợ chồng NSND Thu Quế

Hậu trường phim

05:59:51 24/05/2024
Trên trang cá nhân, NSND Thu Quế chia sẻ hình ảnh và clip hậu trường trong quá trình đi quay phim cùng chồng và NSND Thu Hà, nhận sự quan tâm của khán giả.

Cách làm canh chua cá lóc thanh mát, giải nhiệt cho ngày hè

Ẩm thực

05:58:29 24/05/2024
Canh chua cá lóc là món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt. Vị chua thanh ngọt thơm hòa quyện tạo nên hương vị hài hòa, kích thích vị giác.

Lấy chủ đề về thế giới ngầm, đây là những bom tấn game thế giới mở đáng chơi nhất từ trước tới nay

Mọt game

05:24:23 24/05/2024
Khi nhắc tới các tựagamethế giới mở lấy chủ đề về thế giới ngầm, tội phạm, đa số người chơi đều sẽ có sự liên tưởng ngay tới cái tên đình đám nhất, series Grand Theft Auto.

Ngũ Cung thông báo thành viên mới, không còn hát chính Hoàng Hiệp

Nhạc việt

01:02:49 24/05/2024
Đỗ Hoàng Hiệp - ca sĩ được khán giả biết tới với vai trò hát chính không có trong danh sách của Ngũ Cung khiến người hâm mộ thắc mắc.

Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Lạ vui

23:33:13 23/05/2024
Báo cáo học chỉ ra một phiên bản mới của động cơ warp, không sử dụng những vật chất mà khoa học chưa thể chỉ mặt đặt tên .

Nam diễn viên đóng 'Trạm cứu hộ trái tim' từng thua lỗ, mất hàng tỷ đồng

Sao việt

23:08:51 23/05/2024
Charlie Win - diễn viên người Mỹ đóng Trạm cứu hộ trái tim tiết lộ từng lỗ hàng chục tỷ đồng trong dự án kinh doanh giáo dục, về tay trắng và bắt đầu lại từ năm 2018.

Mỹ nhân Hẹn Hò Chốn Công Sở hạ sinh con trai đầu lòng cho CEO sau 4 lần thụ tinh ống nghiệm

Sao châu á

23:02:58 23/05/2024
Tối 23/5, tờ Osen đưa tin nữ diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Hwang Bo Ra (Hẹn Hò Chốn Công Sở) vừa hạ sinh con trai đầu lòng cho nam diễn viên kiêm CEO Cha Hyun Woo sau gần 2 năm kết hôn.

Cử chỉ xuất sắc của Sir Alex Ferguson với Jurgen Klopp

Sao thể thao

22:52:14 23/05/2024
Cử chỉ xuất sắc của Sir Alex Ferguson trong buổi chia tay Liverpool của Jurgen Klopp đã tóm tắt mối quan hệ giữa hai chiến lược gia huyền thoại.

Trạm cứu hộ trái tim: Lộ lý do An Nhiên trả thù gia đình bà Lan - ông Trường?

Phim việt

22:49:21 23/05/2024
Ở tập 33 Trạm cứu hộ trái tim xuất hiện một tình tiết gây chú ý, khiến khán giả cho rằng đây chính là chi tiết cài cắm, dần làm rõ mối quan hệ của An Nhiên với bà Lan.