Bài học nhập môn của tiến sĩ ngôn ngữ từ vị giáo sư già

Theo dõi VGT trên

Với TS ngôn ngữ Phạm Văn Tình, GS Lê Khả Kế là một người thầy thực sự đáng kính mà ông có vinh dự được học một cách tình cờ.

Cuối năm 1987, sau rất nhiều lần trục trặc, NXB Khoa học Xã hội mới tiến hành xuất bản cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (do GS Hoàng Phê chủ biên).

Và để việc xuất bản được tốt, NXB quyết định đưa toàn bộ công việc chế bản và in vào miền Nam, vì công nghệ in ở Hà Nội lúc đó chưa mạnh lắm (đã sắp chữ theo công nghệ linotif ở Nhà máy in Tiến Bộ mất 6 tháng rồi đành để lại). Trong khi đó, có một đối tác ở TP.HCM sẵn sàng lo toàn bộ kinh phí cho việc in ấn phát hành cuốn từ điển này (chi phí dự kiến rất lớn, nhất là so với điều kiện bấy giờ).

TS ngôn ngữ Phạm Văn Tình, với tư cách biên tập viên chính, được điều khẩn cấp vào TP.HCM để đọc morasse. Ông được bố trí ăn ở ngay tại phòng làm việc của Chi nhánh NXB tại TP.HCM. Trước đó, GS Lê Khả Kế cũng đã vào đây để sửa bản in cuốn Từ điển Anh – Việt tái bản do chính ông là tác giả.

Dưới đây là chia sẻ của TS Phạm Văn Tình về “ bài học nhập môn” mà ông nhận được từ GS Lê Khả Kế trong quãng thời gian này.

Bài học nhập môn của tiến sĩ ngôn ngữ từ vị giáo sư già - Hình 1

GS Lê Khả Kế (1918-2000)

Những ai làm công việc sửa bản in, mà lại là bản thảo từ điển mới thấy hết sự cực nhọc của nghề này. Thực tình, lúc mới vào, còn chủ quan tưởng bở, lại lần đầu tiên bước chân vào một thành phố xa lạ và hấp dẫn như Sài Gòn (có bao điều từ thời chiến tranh chỉ biết trên báo chí) nên tôi dành khá nhiều thời gian cho việc đi chơi và thăm thú bạn bè…

Có hôm đi về khuya, mệt quá tôi lăn ra ngủ vùi. Nửa đêm thức giấc, tôi giật mình thấy phòng bên của “cụ” Kế vẫn sáng đèn. Thì ra ông vẫn đang miệt mài đọc.

Ban đêm, ông đeo đúp cả hai kính vào để nhìn cho rõ (cổ lúc nào cùng lòng thòng mấy cái dây). Tôi có cảm giác ông làm không ngưng nghỉ, vì ban ngày cũng không một phút nào ông rời bàn làm việc. Cũng đôi lúc, ông vươn vai đứng lên ra ngoài thư giãn một chút cho đỡ mỏi.

Càng về sau, với thời gian một tháng rưỡi ở đây, tôi càng kinh ngạc về sức làm việc bền bỉ của GS Lê Khả Kế. Năm đó, ông đã sang t.uổi xấp xỉ bảy mươi. Vậy mà đầu óc ông vẫn rất minh mẫn, xử lí bản thảo tinh tế, đâu ra đấy. Cứ thế, hết ngày này đến ngày khác, mọi việc cứ tuần tự mà tiến. Quả là phi thường.

Theo thường lệ, sáng sáng, cứ tầm 8 giờ là lại có một cô gái ở nhà in đến giao tiếp bản bông mới và nhận lại bản đưa hôm trước. Hôm nào cô ấy cũng mang về một xấp dày bản đã sửa, với những dòng chữ chi chít bằng mực đỏ ở ngoài lề.

GS Lê Khả Kế chữa rất chi li, chỉ dẫn rõ ràng, chính xác và nét chữ của ông mới đẹp làm sao. Nét chữ kiểu Pháp, rắn rỏi, không bay bướm, chững chạc, đều tăm tắp, nom rất thích mắt và điều quan trọng là rất dễ kiểm tra.

Ông am hiểu và sử dụng các kí hiệu quy ước của ngành in để đưa ra các yêu cầu sửa chứ không chỉ dẫn tuỳ tiện.

Lúc đó, tôi rất ngượng về sự thiếu tập trung của mình. Sau này khi bắt tay vào công việc, tôi mới thấm thía hết bài học về sự chểnh mảng cũng như cách hiểu chưa đúng mức về nghiệp vụ của việc sửa morasse, một công việc lâu nay ta cứ nghĩ là đơn giản, chỉ cần chịu khó tỉ mỉ, không cần nhiều lắm đến tri thức chuyên môn (ai làm chả được!). Hoàn toàn không phải thế.

GS Lê Khả Kế có lần nói với tôi là ông bao giờ cũng muốn trực tiếp sửa bản thảo của mình. Người khác sửa là ông không yên tâm.

“Tôi không ngại và rất tự hào nếu ghi tên tôi là người sửa bản in. Chả thế mà tôi sang tận Pháp năm 1980 để sửa lỗi cuốn Từ điển Pháp – Việt do Tổ chức ACCT in tặng…” – Ông nói với nụ cười hóm hỉnh.

Video đang HOT

Khi bắt tay vào việc sửa Từ điển Tiếng Việt, tôi càng thấy giá trị của kho kinh nghiệm làm từ điển của GS Lê Khả Kế đắc dụng như thế nào. Cứ tưởng đọc dò đơn giản, ai ngờ khi chuyển sang một bản in thử có bao nhiêu chuyện phải xử lí. Tôi liên tục phải chạy sang hỏi ông và nhờ ông chỉ dẫn.

Mặc dù đang mải mê như vậy, chẳng khi nào ông từ chối hay tỏ ra khó chịu cả.

Thú thật, có nhiều lần vì ngại và cũng vì sĩ diện, tôi tự quyết định một mình, có chỗ hơi nghi ngờ cũng mặc. Có bận, mấy ngày tôi không hỏi ông cái gì. Thấy lạ, GS Lê Khả Kế có lần bỏ bút và hỏi sang phía phòng tôi với nụ cười đôn hậu pha vẻ hài hước: “Thế nào, anh bạn trẻ, không có gì cần anh bạn già này giúp à? Cứ bình tĩnh mà làm, đừng vội. Anh nên nhớ là nếu in sai lần này thì có khi sang thế kỉ sau anh mới có cơ hội sửa chữa đấy…”. Thế là bác cháu lại vui vẻ và tôi lại chẳng còn e ngại gì nữa.

GS Lê Khả Kế rất vui tính, dí dỏm và sống thật giản dị, xuề xoà. Điều duy nhất đặc biệt tôi thấy là phòng ông lúc nào cũng có sẵn một ấm nước chè tươi hãm thật ngon.

Bài học nhập môn của tiến sĩ ngôn ngữ từ vị giáo sư già - Hình 2

Thủ tướng Phạm Văn Đồng chụp chung với các tác giả Từ điển Tiếng Việt năm 1987.

Sau đó đúng một năm (1988), cuốn Từ điển này chính thức được công bố (tại NXB Khoa học Xã hội) và trở thành cuốn Từ điển Tường giải tiếng Việt tốt nhất hiện nay (sau hàng chục lần tái bản, có sửa chữa, bổ sung). Ảnh: NVCC

Phải nói là độc giả TP.HCM rất quan tâm tới sách vở, nhất là cuốn Từ điển tiếng Việt (do một tập thể các nhà ngôn ngữ học phía Bắc biên soạn) lần đầu tiên ra mắt công chúng.

Trước tôi, đã có khoảng ba bốn vị được nhà in nhờ đọc bông lần 1. Đó là những người có trình độ học vấn khá cao, quen tiếp xúc với các loại từ điển xuất bản trước đây. Vì vậy khi đọc, có rất nhiều chỗ họ cảm thấy chưa thoả đáng, ít nhất là theo cách đ.ánh giá của họ. Thế là, khi biết tôi là biên tập viên của cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản cuốn từ điển này, họ liền đến gặp gỡ trao đổi, và thậm chí đề nghị sửa lại bản thảo. Chẳng hạn như định nghĩa các từ của phương ngữ Nam Bộ, như xà lỏn, quá giang, nhậu nhẹt..., hay các từ nhập ngoại, như almanach, catalog, quota… mà theo họ là chưa chính xác. Hoặc họ góp ý khá nhiều về kĩ thuật như in đứng, in nghiêng, chữ đậm nhạt đầu mục từ (đã được chỉ dẫn chi tiết và thống nhất của tập thể tác giả khi biên soạn).

Lúc đó, do trình độ còn hạn chế, lại thiếu kinh nghiệm xử lí những tình huống như vậy, tôi rất lúng túng. Lại sẵn tâm lí muốn “ra oai”, mấy lần tôi đã định chiều theo ý họ.

Ngoài Hà Nội, đã nhiều lần tôi thấy biên tập viên “ngứa mắt” sửa “thẳng cánh” cả đoạn bản thảo của tác giả mà chẳng hỏi ý kiến gì. Nếu biết, thì các tác giả chắc cũng thể tất cho qua thôi. Cùng lắm thì cũng nhắc nhở với nhau vài lời (tâm lí người viết nói chung là ngại góp ý với NXB. “Nó” giúp mình in sách, mình làm găng quá là nó bỏ không in nữa thì c.hết).

Thấy vậy, GS Lê Khả Kế nói ngay với tôi là cần phải hết sức thận trọng, tỉnh táo.

Ông nói: “Nguyên tắc sửa morasse là không được tuỳ tiện thêm bớt bất cứ cái gì, kể cả một dấu phẩy”.

Tôi nói: “Nhưng bác ạ, có nhiều chỗ sai rõ ràng, như chính tả hoặc do đ.ánh máy sai chưa soát hết mình cũng cứ để thế ạ?”.

Ông ngập ngừng một lát rồi quả quyết: “Ừ, sai chắc chắn như vậy thì sửa cũng được. Nhưng đúng ra, phải trung thành tuyệt đối với bản thảo. Các vị trên ta có thẩm quyền chưa có ý kiến, ta không nên can dự vào. Đây, ông có thấy chữ kí kèm lời phê duyệt Chuyển đưa in của ông Hựu (lúc đó là Giám đốc – Tổng biên tập NXB Khoa học Xã hội) ở đầu sách kia sao? Chữ kí ấy là “pháp lệnh” với ta đấy!”.

Kể ra, với tình trạng bản thảo chưa hẳn là chuẩn như bấy giờ, thì những nguyên tắc như vậy khó áp dụng, nếu không nói là máy móc. Nhưng trong tình huống của tôi khi đó, thì ý kiến của GS Lê Khả Kế không khác gì “bảo bối”, giúp tôi tỉnh đầu óc, thoát khỏi tình trạng sa lầy, tiến thoái lưỡng nan và dễ dãi tuỳ tiện… Tôi có lí để từ chối mọi lời đề nghị sửa tuỳ hứng.

Sau này, trong quá trình tiếp tục làm biên tập, bài học này giúp ích cho tôi rất nhiều.

Năm nay (2022), bác Lê Khả Kế mà tôi kính yêu, trân trọng đã ra đi 22 năm rồi, nhưng kí ức tôi vẫn không quên được bài học “nhập môn” rất ý nghĩa về một công việc liên quan tới nghề biên tập, xuất bản, do một vị giáo sư già truyền dạy.

Nghề nào rồi cũng thế, không thầy đố mầy làm nên. GS Lê Khả Kế bỗng trở thành một người thầy thực sự đáng kính mà tôi có vinh dự được học lúc nào không hay.

Trong suốt gần 30 năm (từ 1968 đến 1997), với tư cách là tác giả, đồng tác giả, chủ biên hoặc tổng biên tập, GS Lê Khả Kế đã lần lượt cho ra đời 24 cuốn từ điển, vừa là từ điển song ngữ Anh – Việt, Việt – Anh, Pháp – Việt, Việt – Pháp, Hán – Việt, Nga – Việt, vừa là từ điển thuật ngữ chuyên môn các ngành.

Trong số đó, nhiều cuốn từ điển có khối lượng từ ngữ đồ sộ do một mình ông biên soạn trong nhiều năm mà điển hình là cuốn Từ điển Anh – Việt với 65.000 mục từ.

Các công trình từ điển của GS Lê Khả Kế được xã hội đ.ánh giá rất cao về chất lượng nội dung, khoa học, nghiêm túc, được người dùng trong cả nước tín nhiệm.

Ngoài ra, GS Lê Khả Kế còn tham gia các đề tài nghiên cứu lí luận từ điển học với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân vì chồng không chịu rửa bát: Phụ nữ không bao giờ RẢNH nên đừng nghĩ họ là "thánh"!

Dù có lấy chồng Việt kiều hay bản thân chẳng đủ mỹ miều giỏi giang thì cũng đừng vác mang cam chịu!

MXH hôm nay lại tràn lan thông tin cô Hoa hậu Trúc Diễm ly hôn chồng Việt kiều. Lý do là bất đồng quan điểm và cả 2 chọn chia tay văn minh sau 6 năm gắn bó. Bình thường sẽ có những cảm thán tiếc nuối, xót xa cho nhà người ta nhưng hôm nay các anh lại được dịp: Tưởng thế nào, hóa ra người nổi tiếng cũng khác gì chúng ta đâu!

Đó là bởi cô Hoa hậu ấy có những chia sẻ rất chân thực như nói hộ nỗi lòng của biết bao phụ nữ.

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân vì chồng không chịu rửa bát: Phụ nữ không bao giờ RẢNH nên đừng nghĩ họ là thánh! - Hình 1

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân

Nói về cuộc sống hôn nhân với doanh nhân Việt kiều Mỹ, Trúc Diễm từng tâm sự: "Cuộc sống của tôi có lúc bình yên, có lúc biến động".

Cô kể trước khi cưới, theo quan sát của cô, chồng tương lai là một người rất ngăn nắp. Nhưng sau khi chung sống, mọi thứ hoàn toàn khác xa với những lời hứa hẹn của chồng trong lễ cưới được nói trước mặt rất nhiều quan khách: "Từ nay về sau anh sẽ luôn rửa bát cho em".

"Tôi có thể nấu nhiều món nhưng rửa dọn thì ngại vô cùng nên nghe câu đó tôi thực sự xúc động. Nhưng cuối cùng khi chung sống, tôi là người... rửa hết", Trúc Diễm bộc bạch trong chương trình "Là phụ nữ phải thế".

Trúc Diễm cho biết cô luôn muốn được chia sẻ việc nhà nhưng chồng không thấu hiểu. Nhiều khi cuộc sống bộn bề với công việc, về tới nhà Trúc Diễm còn chưa kịp thay đồ thì chồng đã hỏi sao chưa nấu cơm.

Hai vợ chồng đi làm về ai cũng mệt mỏi, nhưng nếu Trúc Diễm phải lao vào bếp nấu cơm thì chồng lại ngồi chơi game, vợ nhờ cũng chần chừ không giúp.

Thậm chí, có những khi anh buông ra những lời nói vô tâm khiến cô bị tổn thương: "Thời gian đó sáng dậy, tôi làm đồ ăn sáng cho chồng. Sau đó đi đến công ty làm việc và luôn luôn phải về sớm hơn chồng tôi 2 tiếng.

Tôi bắc nồi cơm lên trước, nấu bữa cơm gia đình 2-3 món, hay hôm nào mệt thì nấu 1 món nhưng tôi chắc chắn là sẽ nấu. 2 năm đầu của hôn nhân, gần như tôi đều làm việc đó. Đổi lại, khi tôi bắt đầu xong xuôi hết rồi, tôi nằm xuống, chồng tôi nói: Em rảnh quá à?".

Không những vậy, tính cách và quan điểm sống của đôi vợ chồng cũng có nhiều khác biệt. Trúc Diễm than thở, cô làm gì cũng nhanh lẹ ngăn nắp còn chồng chậm chạp bừa bãi. Hai người thường cãi nhau vì chính lý do đó.

Ồ, hóa ra chuẩn 10 như Hoa hậu, có người chồng đáng mơ ước nhưng rồi vẫn vỡ mộng hôn nhân. Các bà vợ bắt đầu nhìn lại mình, soi xét người đàn ông của mình rồi tặc lưỡi: Những cái bấy lâu mình khó chịu so với thiên hạ chắc nó cũng bình thường thôi!

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân vì chồng không chịu rửa bát: Phụ nữ không bao giờ RẢNH nên đừng nghĩ họ là thánh! - Hình 2

Những cô vợ phi thường trong những cuộc hôn nhân bất thường

1 cảnh tượng rất quen thuộc vào khoảng giờ tan sở khi các quán xá thường khá đông đàn ông ngồi tụ tập, chè chén. Hay anh nào ngoan hơn, về thẳng nhà luôn thì cũng là điểm danh cho có mặt, rồi lại nằm ườn ra sofa ôm điện thoại. Vào những khoảnh khắc đó, các anh không thuộc về gia đình, không thuộc về trách nhiệm của người chồng, người cha mà chỉ thuộc về chính mình.

Nhưng phụ nữ thì sao, sau giờ tan ca, họ hòa vào dòng người hối hả, đối mặt với bức màn "lông gà vỏ tỏi". Vừa mở ra là giày cao gót rơi xuống, hành trình từ quý cô công sở trở thành bà nội trợ tầm thường, là chốn lui về của đôi môi đỏ rực với những lớp đồ đạc đầy bụi và sự quở trách "Em làm gì mà lâu thế, đói lắm rồi".

Sẽ có lúc cả thế giới này đều không vừa mắt phụ nữ, con cái mè nheo, cha mẹ cằn nhằn, chồng thì tồn tại như 1 kẻ đi ở trọ và họ cứ phải đóng vai phi thường trong những cuộc hôn nhân bất thường đó. Hoặc đôi khi, người đàn ông từng thề non hẹn biển đủ thứ sẽ nhặt giúp vài cọng rau, rửa hộ cốc cafe anh ta uống và coi đó như 1 hành động giúp vợ, ban ơn cho vợ.

Phụ nữ cũng muốn có một chút thời gian cho riêng mình chứ. Thậm chí họ từng khao khát trong chốc lát không phải là mẹ, không phải là con dâu, không phải là vợ của ai, mà chỉ là chính họ. Nhưng ai cho?

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân vì chồng không chịu rửa bát: Phụ nữ không bao giờ RẢNH nên đừng nghĩ họ là thánh! - Hình 3

Dù có lấy chồng Việt kiều hay bản thân chẳng đủ mỹ miều giỏi giang thì cũng đừng vác mang cam chịu

1 cô vợ tâm sự: "Tôi thỉnh thoảng nghĩ lại cách mình đã sống với những nỗi bất bình trong những năm qua: Đó thực sự là những mất mát mà tôi chưa bao giờ thấy anh ấy nấu bữa cơm nào trong suốt 9 tháng tôi mang thai. Đó là cơn đau ruột thừa lúc nửa đêm nhưng gọi thì chồng vẫn để sáng mai anh đưa đi viện. Đó là nỗi cô độc cùng cực khi 1 mình xoay vần với 2 đứa con ốm. Đó là sự tuyệt vọng khi nghe quá nhiều những câu để đấy tí làm...

Những khó khăn khi chăm con, những hối tiếc về cuộc hôn nhân không như ý, những nỗi uất hận sâu sắc và cụ thể, những thất vọng từ hy vọng sự kỳ vọng vụn vỡ đan xen biến thành sự căm ghét sâu sắc của tôi về cuộc hôn nhân.

Một mình tôi lang thang trên thế giới này nghĩ đến sự toàn năng. Tôi đã mơ thấy mình độc thân vào lúc nửa đêm không biết bao nhiêu lần".

Khi Hoa hậu cũng vỡ mộng hôn nhân vì chồng không chịu rửa bát: Phụ nữ không bao giờ RẢNH nên đừng nghĩ họ là thánh! - Hình 4

Vậy đấy, tình yêu giống như 1 tấm áo choàng lộng lẫy nhưng bước vào hôn nhân mọi thứ lại được phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật. Mất mát hay hạnh phúc không phải là sự trừng phạt hoặc p.hần t.hưởng thiết yếu. Khó khăn lớn nhất của 1 người là đối mặt với sự thất bại của những mong muốn cá nhân.

Trên đời này không có phép màu, chỉ có những khoảnh khắc khiến bạn tự mình thức tỉnh và suy ngẫm - Đó là sự thanh thản và nhẹ nhõm đến bất ngờ khi bạn quyết định giải phóng cho nhau. Có những thứ chẳng phải cứ học cách chấp nhận và bao dung thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết. Đừng để 1 ngày lòng bạn phải thét lên cuồng loạn vì nhìn gương mặt gớm ghiếc của chính mình trong gương do stress và u uất quá dài.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis
20:41:14 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Chồng nói có 1,5 tỷ làm nhà, nhưng vừa xây xong phần móng thì đã nợ đầm đìa, khi chủ nợ đến đòi, anh liền lộ âm mưu đê hèn
17:09:35 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 43: An Nhiên bị vợ Việt đ.ánh g.hen?
20:36:46 16/06/2024
Bị mẹ chồng dọa đuổi khỏi nhà, con dâu nhẫn nhịn làm một việc khiến cả nhà chồng cầu xin ở lại
17:02:53 16/06/2024
Nữ ca sĩ Việt t.uổi 50 viên mãn bên chồng con trong biệt thự hơn 70 tỷ đồng ở Mỹ
21:32:47 16/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè nóng nực đãi gia đình món này đảm bảo ai cũng mê

Ẩm thực

22:47:17 16/06/2024
Cá hấp cuốn bánh tráng là món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, thanh mát và cách chế biến đơn giản.

Bắt và triệu tập 13 cán bộ của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa

Pháp luật

22:25:13 16/06/2024
Tại văn bản này, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Viện trưởng Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa đã báo cáo diễn biến mới nhất về việc Cở quan CSĐT khám xét và triệu tập một số viên chức của đơn vị.

Sốc với bữa ăn "thời thượng" 4.000 năm t.uổi ở Syria

Lạ vui

22:18:10 16/06/2024
Dấu vết thực phẩm cổ đại từ một phế tích ở Syria giống đến kinh ngạc chế độ ăn đang được giới y học lẫn người dân từ khắp thế giới theo đuổi.

Vùng đất rực rỡ trong lành nhất châu Phi

Du lịch

21:55:46 16/06/2024
Năm 2022, Namaqualand lọt vào danh sách những khu vực có không khí trong lành nhất châu Phi. Thác nước Nieuwoudtville chỉ xuất hiện khi có mưa lớn.

NSƯT Anh Thái phim "Chị Dậu" qua đời ở t.uổi 86

Sao việt

21:53:51 16/06/2024
NSƯT Anh Thái - người nổi tiếng với vai anh Dậu trong phim Chị Dậu - qua đời ở t.uổi 86 vì tai nạn giao thông khi đi nhận lương hưu.

Đã tìm thấy n.ữ s.inh mất tích sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở An Giang

Tin nổi bật

21:51:41 16/06/2024
Tối 16/6, Công an TP Châu Đốc (An Giang) thông tin, sau thời gian tích cực xác minh và truy tìm, cơ quan Công an đã tìm thấy n.ữ s.inh mất tích sau kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn TP Châu Đốc.

Dàn diễn viên chính của 'Móng vuốt' tung bộ ảnh tặng khán giả, 'diễn sâu' từ trong phim đến hình

Hậu trường phim

21:50:44 16/06/2024
Vừa qua, làng phim Việt mùa hè này đã có một màu sắc mới về đề tài sinh tồn, kinh dị hài mang tên Móng vuốt. Bộ phim được công chiếu đã gây ấn tượng về kỹ xảo phim được đầu tư và nội dung sinh tồn ly kỳ.

Lạ lùng Mbappe chưa biết ghi bàn ở Euro

Sao thể thao

21:24:07 16/06/2024
Đội tuyển Pháp sẽ khởi động tham vọng vô địch châu Âu 2024 vào rạng sáng 18-6 gặp đối thủ chiếu dưới Áo (2 giờ Việt Nam) với chi tiết ngôi sao Mbappe chưa biết ghi bàn ở Euro và nhiều khả năng ngồi ngoài do cảm cúm.

Những điều kiêng kị trong phong thủy nhà ở mà bạn cần phải biết trước khi trang trí

Trắc nghiệm

21:13:22 16/06/2024
Nếu sắp xếp không gian hợp lý sẽ giúp cuộc sống và tài lộc của gia đình tốt hơn.Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về phong thủy nhà ở, thì lời khuyên là bạn nên tham khảo ngay những điều cấm kỵ

Tập 1 'Anh trai say hi' hấp dẫn với luật chơi 'không thể đoán trước'

Tv show

21:04:44 16/06/2024
Sau nhiều chờ đợi, tập 1 của chương trình Anh trai say hi đã chính thức lên sóng, bùng nổ với loạt khoảnh khắc hài hước, bất ngờ.

Joe Alwyn trải lòng về mối tình với Taylor Swift

Sao âu mỹ

20:43:13 16/06/2024
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sunday Times Style xuất bản hôm 15.6, nam diễn viên phim Kinds of Kindness (33 t.uổi) nói thời gian bên ngôi sao nhạc pop Taylor Swift (34 t.uổi) là dài lâu, đầy yêu thương .