Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của ‘bà giáo’

Theo dõi VGT trên

Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 ( Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật.

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của bà giáo - Hình 1

Trẻ theo học ở lớp xóa mù chữ sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập.

Xóa mù chữ cho hơn 1.000 trẻ nghèo

Vào cuối giờ chiều các ngày thứ 3, 4, 5 hàng tuần, lớp học chữ miễn phí tại Trường Tiểu học Bình Tiên (Quận 6) do cô Nguyễn Thị Anh phụ trách bắt đầu sáng đèn. Dù hoạt động vào thời gian từ 18 đến 20 giờ nhưng 14 đ.ứa t.rẻ đang theo học tại đây luôn có mặt đông đủ.

Các em học tập ở lớp này đa phần hoàn cảnh rất khó khăn, một số em còn chậm phát triển. Suốt những năm qua, sự cảm thông, thấu hiểu khó khăn của những học sinh nghèo là động lực để cô Anh miệt mài dạy chữ miễn phí tại lớp học đặc biệt này.

Cô Anh cho biết, cuối năm 2013, khi biết chuyện những t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật ở các khu phố không biết chữ, đoàn viên, thanh niên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phường 5 đã vận động các em tham gia lớp học miễn phí vào các buổi chiều tối hàng tuần tại Trường Tiểu học Bình Tiên.

Sống tại địa bàn phường 5, cô Anh được chứng kiến cảnh các em nhỏ khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn theo cha mẹ đến đây mưu sinh mặc dù đã đủ t.uổi đến trường nhưng vẫn chưa biết đọc, biết viết. Vì vậy khi được phía địa phương mời đứng lớp, cô Anh đã đồng ý tham gia dạy học miễn phí cho các em.

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của bà giáo - Hình 2

Lớp học xóa mù chữ hoạt động đều đặn từ 18 đến 20 giờ các ngày thứ 3, 4, 5 hàng tuần.

“Bản thân tôi không phải là giáo viên chuyên nghiệp. Hơn 15 năm trước, tôi thường xuyên tham gia trợ giảng tại lớp dạy thêm bậc tiểu học do chị họ tổ chức. Lâu dần tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.

Vì vậy, khi phường trao đổi về dạy lớp xóa mù chữ, tôi đã nhanh chóng bắt nhịp với việc truyền thụ kiến thức cho các con. Mặc dù t.uổi cao nhưng tôi không bỏ sót buổi dạy nào. Hàng ngày, thấy các con đọc, viết được chữ và làm thông thạo các phép tính cơ bản trong lòng tôi cảm thấy vui lắm”, cô Anh vui vẻ nói.

Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí này đã giúp hơn 1.000 em hoàn thành chương trình tiểu học và xóa mù chữ. Đến với lớp học này, ngoài học các môn văn hóa như: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân, trẻ còn được cô Anh tổ chức sinh hoạt văn nghệ, hướng dẫn kỹ năng sinh hoạt đội, nhóm, rèn luyện cho các em khả năng tự tin trước đám đông. Cô Anh vừa là cô giáo, vừa là người bạn tâm tình chia sẻ cùng các em những điều hay, lẽ phải.

Cô Anh cho biết: “Học sinh tại lớp học đặc biệt này dù nghèo vật chất nhưng lại giàu tinh thần. Trong quá trình học tập các con luôn siêng năng cố gắng, biết chia sẻ với người khác. Đây chính là hành trang mang theo trong cuộc sống của các con mai này. Bên cạnh đó, cha mẹ các con cũng luôn ý thức được tầm quan trọng của việc học, nên luôn cố gắng đưa các con đến lớp mỗi ngày”.

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của bà giáo - Hình 3

Học sinh trong lớp học xóa mù chữ phường 5 chúc mừng cô Anh dịp 20/11.

Video đang HOT

Còn sức lực còn cống hiến cho lớp học

Gắn bó với trẻ nghèo ở lớp học xóa mù chữ phường 5, cô Anh đã thấu hiểu được cái khó, cái khổ của từng em. Trong quá trình giảng dạy, đối với những em chậm phát triển, tiếp thu bài chậm, học hôm nay, ngày mai lại quên hết bài, cô Anh vẫn kiên nhẫn dạy lại từ đầu. Có những trường hợp ròng rã 2 năm mới viết được chữ. Còn đối với các em phát triển bình thường thì cô dạy bổ túc thêm kiến thức. Cô luôn hướng dẫn các em học khá hơn sẽ kèm lại cho em học yếu để cùng nhau tiến bộ.

“Các con khi vào đây học hầu hết hoàn cảnh khó khăn, thua thiệt so với nhiều bạn bè cùng trang lứa, vì vậy trong lòng tôi luôn muốn rèn cái chữ, phép tính. Bản thân luôn tâm niệm, mọi đ.ứa t.rẻ sinh ra trên đời đều xứng đáng được học hành. Chỉ có con đường học mới giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn. Đó cũng chính là động lực để tôi bám lớp cho đến bây giờ. Tôi vẫn luôn khuyên các em nỗ lực học tập từ đó có thể tự tin, hòa đồng cùng các bạn đồng trang lứa”, cô Anh tâm sự.

Nhiều học trò tại lớp học đặc biệt này đã ra lớp nhưng vẫn thường xuyên liên lạc với cô Anh và xem cô như một người mẹ, người bà đáng kính với tất cả tấm lòng biết ơn và ngưỡng mộ. Bà giáo U70 tâm sự: “Hiện tại bản thân chỉ mong làm saosức khỏe để tiếp tục cống hiến cho lớp học, mang con chữ đến với trẻ nghèo. Tôi luôn mong muốn các con sau khi học tập ở lớp tình thương đều biết đọc, biết viết thông thạo, sau này kiếm được một công việc ổn định để có thể tự lo cho bản thân và gia đình”.

Bà Trương Tuyết Lan, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết, từ khi phường thành lập lớp học đến nay may mắn nhờ cô Anh tình nguyện đứng lớp giảng dạy nên lớp học đã được duy trì liên tục và thực sự mang lại hiệu quả. Cô Anh đã góp phần chung tay cùng chính quyền địa phương trong phong trào xây dựng xã hội học tập và công tác khuyến học, khuyến tài tại địa phương. Việc làm bình dị của cô Nguyễn Thị Anh mang tính nhân văn sâu sắc, hiệu quả xã hội lan tỏa.

Vì những cống hiến không mệt mỏi cho học sinh nghèo trong những năm qua, cô Nguyễn Thị Anh được vinh danh “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” trong phong trào thi đua yêu nước TPHCM lần 5, năm 2022.

N.am s.inh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo

Sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát có một lớp học tình thương vẫn đều đặn gieo ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh nghèo suốt 40 năm nay.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 1

Một buổi học tại lớp học tình thương rất thoải mái.

Hơn 6 năm qua, Phan Trung Hải, hiện là sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đã thay mẹ đứng lớp, mang đến cơ hội học tập cho các em học sinh khó khăn tại phường Phú Mỹ (Quận 7, TPHCM). Với tình thương và sự nhiệt huyết của Hải, lớp học đặc biệt này luôn đầy ắp niềm vui và tinh thần hiếu học.

Mẹ truyền con nối

Sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát có một lớp học tình thương vẫn đều đặn gieo ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh nghèo suốt 40 năm nay. Lớp học do UBND phường Phú Mỹ thành lập từ năm 1982 do cô Ngô Thị Mạnh Hòa phụ trách cho tới khi chuyển giao cho người con trai là Phan Trung Hải (24 t.uổi).

Cô Hòa chia sẻ, khi mới thành lập, lớp học gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là bước vào năm học mới. Một phần vì cơ sở vật chất còn hạn chế, một phần nữa là việc vận động các em đến lớp rất vất vả. Bởi nhiều phụ huynh không đồng ý cho con đến lớp vì sợ sẽ không còn thời gian để đi làm, phụ giúp việc nhà.

"Tuy nhiên, khi các em theo học tại lớp một thời gian, ba mẹ đã thấy được lợi ích và ý nghĩa của lớp học, con em họ chăm ngoan hơn, siêng năng và nghe lời hơn. Vì vậy, nhiều gia đình đã ủng hộ và đồng ý cho các em theo học. Từ vài em theo học ban đầu, sĩ số tăng dần theo các năm. Nhiều em lúc đầu đến theo học rất bướng, nhưng sau một thời gian đã chăm ngoan, tiến bộ rõ rệt", cô Hòa chia sẻ.

Cũng theo cô Hòa, khi còn học cấp 3, Phan Trung Hải từng có thời gian không chuyên tâm học hành. Vì vậy, ngoài thời gian học trên lớp, cô Hòa thường đưa Hải đến lớp học tình thương để giúp hiểu rõ hơn những số phận nghèo khó nhưng vẫn rất ham học tập.

Nhờ được tiếp xúc với lớp học tình thương và thấy được việc làm ý nghĩa của mẹ mình suốt mấy chục năm qua, nên khoảng 6 năm trước, khi Hải đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường thủy II, đã ngỏ lời muốn hỗ trợ cùng mẹ dạy tại lớp học mỗi tối. Khi được mẹ đồng ý, Hải đã bắt đầu đến làm quen và phụ mẹ, dạy tại lớp tình thương.

Nhắc đến khoảng thời gian khi còn là học sinh cấp 3, Hải tâm sự: "Thời còn học sinh, mình ham chơi khiến gia đình buồn phiền rất nhiều. Nhiều hôm thấy mẹ buồn vì mình, rồi nghĩ đến cảnh mẹ t.uổi đã cao mà vẫn hằng ngày đứng lớp dạy miễn phí cho t.rẻ e.m nghèo, mình thấy day dứt và quyết tâm tu chí để tập trung vào việc học và hỗ trợ mẹ dạy lớp học tình thương".

Tiếp lời con trai mình, cô Hòa cho biết: "Thời điểm đầu, Hải chỉ phụ tôi trong công tác giảng dạy vì còn nhiều bỡ ngỡ, do chuyên ngành khác xa với kiến thức sư phạm. Thế nhưng, chỉ gần 1 tháng, nhờ sự quyết tâm và kiên trì cùng với tình yêu trẻ, Hải dần lấy được niềm tin không chỉ từ mẹ, mà còn từ chính các học trò của mình. Năm 2016 tôi đã giao lại lớp cho cháu phụ trách để tập trung vào công việc tại phường Phú Mỹ".

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 2

Lực lượng Biên phòng cùng Đoàn Thanh niên phường Phú Mỹ tặng quà cho học sinh tại lớp học tình thương.

Hướng đến nghề sư phạm

Phan Trung Hải chia sẻ: Niềm vui bây giờ của tôi không còn là những cuộc tụ tập bạn bè, được đi đến nơi này nơi kia cho thỏa ước mơ t.uổi trẻ, mà đơn giản là nhìn thấy các em nhỏ không có điều kiện đến trường vẫn được học con chữ. Và càng hạnh phúc hơn khi giúp các em có được cuộc sống, tương lai ổn định hơn.

Trong quá trình dạy tại lớp học tình thương, Hải nhận ra ngành học yêu thích là sư phạm. Vì vậy năm 2019, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Đường thủy II và đi làm với mức lương khởi điểm từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, nhưng Hải đã nộp đơn xin nghỉ việc.

Hải chia sẻ: "Vì tính chất công việc của tôi là thủy thủ, làm việc trên các tàu cao tốc, tàu du lịch nên không phải đi một ngày rồi về mà cả tuần mới trở về, như thế thì ai lo cho lớp học, rồi tụi nhỏ sẽ thế nào. Vì thế mà tôi đã xin nghỉ việc. Với tôi công việc dạy học tuy không làm ra t.iền nhưng bản thân thấy vui và hạnh phúc khi được đồng hành cùng trẻ nghèo".

Suốt những năm qua, Hải xem dạy học ở lớp học tình thương là công việc chính. Từ những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay Hải đã quen thuộc với công việc. Hải cho biết: "Dù đã quen với việc giảng dạy ở lớp học tình thương, nhưng bản thân vẫn mình còn thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng của một giáo viên đứng lớp.

Vì vậy, tháng 8/2020, tôi đã quyết tâm thi vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Nhiều người biết tin thì tỏ ra rất bất ngờ. Nhưng rồi được sự ủng hộ của ba mẹ, suốt 4 tháng liền tự mày mò ôn tập tôi đã đậu vào ngành học Giáo dục chính trị của trường".

Trong những năm qua, ngoài việc học tập, Hải phụ trách toàn bộ hoạt động của lớp học từ chương trình giảng dạy đến các hoạt động ngoài giờ. Lớp học tình thương phường Phú Mỹ mà Hải đang giảng dạy có khoảng 40 em từ 6 - 17 t.uổi.

Đến nay, lớp dạy 8 môn học gồm: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Đạo đức, Tiếng Anh, Mỹ thuật, Tin học và Nhạc cụ. Đặc biệt, ngoài sự hỗ trợ của các đoàn thể trong địa phương, lớp học của Hải phụ trách còn có sự đồng hành giúp đỡ về vật chất và động viên về tinh thần từ Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Phú Mỹ và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 thuộc địa bàn Quận 7.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, hàng tuần cứ đến đúng 16 giờ 30 phút, từ thứ 2 đến thứ 7, các học trò nhỏ lại tập trung đến lớp để học cùng thầy Hải. Mỗi em có một hoàn cảnh riêng, nhưng đa số đều thuộc gia đình khó khăn, không có khả năng đến trường.

Nhiều em sáng đi nhặt ve chai, phụ giúp cha mẹ, chiều cắp sách đi học rồi tối lại đi làm tiếp. Có em bị bệnh từ nhỏ nên tiếp thu bài vở chậm, phải giảng riêng, dạy thêm ngoài giờ. Nhưng tất cả đều có chung tinh thần hiếu học, lễ phép và quý mến lẫn nhau.

Hải tâm sự: "Suốt những năm qua, điều mà tôi luôn trăn trở là sĩ số học sinh của lớp biến động liên tục. Bởi một số gia đình vì tính chất công việc phải thay đổi nên không sống cố định một chỗ. Các em vì thế mà cũng phải theo ba mẹ đi đến nơi mới và buộc phải nghỉ học giữa chừng".

Dương Hải Lộc (sinh năm 2011), quê ở Đồng Tháp theo học tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ từ năm 2018 đến nay chia sẻ: "Con rất muốn được đến trường như các bạn cùng trang lứa, nhưng gia đình không có điều kiện. Từ khi được học tại lớp học tình thương của thầy Hải, con cảm thấy rất vui vì được đến lớp vui đùa cùng bạn bè, được học chữ, làm toán và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Học ở đây thầy Hải đã giúp đỡ con rất nhiều, con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy!".

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 3

Lớp học tình thương kiểm tra thực hành trên máy tính.

Làm thêm hỗ trợ trẻ nghèo

Suốt 6 năm qua, ban ngày Hải đi học, đến tối lại đứng lớp làm nghề "gõ đầu trẻ". Mặc dù vậy, Hải vẫn sắp xếp thời gian đi làm gia sư, dành dụm t.iền để lo cho học sinh của mình, từ quần áo đến bánh kẹo, đồ dùng học tập.

Hải cho biết mỗi tháng thu nhập từ gia sư khoảng hơn 2 triệu đồng. Số t.iền này, ngoài mua các món quà hỗ trợ học sinh trong lớp, Hải dùng để hỗ trợ việc đi lại và chi phí học tập cho học sinh trong lớp đủ 17 - 18 t.uổi học nghề.

Năm 2019, trong quá trình giảng dạy tại lớp, Hải nhận thấy nhiều em có niềm đam mê với thể thao. Chính vì vậy, Hải tách những bé có đam mê với thể thao, mời thầy dạy võ về dạy với mục tiêu giúp các em phát triển, tiến xa hơn, từ đó có thể phát triển thành nghề nghiệp sau này.

Hải cho biết: "Sân chơi võ thuật được duy trì gần 4 năm trước. Đến hiện tại có 4 em nằm trong đội tuyển boxing TPHCM. Mỗi tháng các em được nhận trợ cấp, tương lai cũng có nhiều cơ hội hơn".

Nguyễn Thị Kim Tuyến (sinh năm 2006) không được đến trường như các bạn cùng trang lứa. Năm 2015 Tuyến đến học tại lớp học tình thương phường Phú Mỹ. Sau quá trình học văn hóa, năm 2019 thấy được năng khiếu võ thuật của Tuyến, Hải đã hướng cô học trò nghèo này sang lớp võ thuật.

Tuyến cho biết: "Thầy Hải là một người ấm áp và có tình yêu trẻ đặc biệt. Bản thân em may mắn hơn khi được học võ thuật. Trong quá trình học tập, thầy Hải là người đã hỗ trợ t.iền xe đi lại, luôn động viên em và các bạn đến khi trở thành vận động viên của TPHCM.

Nam sinh thay mẹ xóa mù chữ cho trẻ nghèo - Hình 4

Nhiều học sinh tại lớp học tình thương đã trở thành vận động viên Boxing của TPHCM.

Nhờ có thầy Hải mà cuộc sống em ổn định hơn, không còn khó khăn như trước đây nữa. Từ năm 2020 đến nay trong quá trình thi đấu em đã giành 2 Huy chương Vàng giải Boxing trẻ TPHCM, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Vàng giải Boxing trẻ toàn quốc".

Tương tự, Thạch Thanh Thảo (sinh năm 2006) quê ở Vĩnh Long, người Khmer, hiện là vận động viên đội tuyển Boxing TPHCM. Hơn 10 năm về trước, mẹ Thảo làm công nhân và ở tại công ty ở Quận 7 nên thuê trọ sống bên đó để tiện đi lại, gửi Thảo cho người cậu ở Quận 4 chăm sóc.

Trước đây, Thảo đã từng có 3 năm học tại một lớp học tình thương ở Quận 4, nhưng vì điều kiện đi lại khó khăn không có người đưa đón nên Thảo nghỉ học giữa chừng.

Đến năm 2017, mẹ Thảo biết đến lớp học tình thương phường Phú Mỹ nên đưa em về đây sinh sống và đăng ký cho học lớp 4 và 5 tại đây. Cũng tại lớp học tình thương, nhận thấy Thảo có khả năng võ thuật nên thầy Hải đã đưa em vào lớp học võ.

Thảo cho hay: "Thầy Hải luôn hỗ trợ và bên cạnh nên em mới có được như ngày hôm nay. Trong quá trình thi đấu em cũng đã giành được những thành tích như Huy chương Đồng giải vô địch Boxing trẻ toàn quốc và Huy chương Vàng giải vô địch Boxing trẻ TPHCM. Hiện tại, cuộc sống của em khá ổn, tương lai phía trước của em cũng tươi sáng hơn".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thúy Vinh nói về vụ kiện 13 năm với Thanh Thảo: "Đó là học phí đắt nhất"
07:02:53 27/07/2024
Á hậu bị tung tin hẹn hò Shark Bình tiết lộ quan hệ yêu đương, ai nghe cũng sốc
07:37:21 27/07/2024
Tiểu Yêu của 'Trường Tương Tư' là nhân vật gây tranh cãi nhất màn ảnh Hoa ngữ hiện giờ?
06:02:05 27/07/2024
Cường Đôla bị yêu cầu giải trình sau hơn 3 ngày thay thế mẹ ruột làm CEO
06:39:06 27/07/2024
Thực hư thông tin cô gái làm ở Samsung lây truyền HIV cho 16 người ở Thái Nguyên
07:19:15 27/07/2024
Call me Duy lợi dụng Quốc tang bán hàng bất chấp, bị mắng té tát phải xin lỗi
09:05:27 27/07/2024
Hòa Minzy và con trai lặng lẽ bên đường tiễn đưa Bác Trọng, cõi mạng xúc động
10:24:58 27/07/2024
Vợ Đức Tiến lên tiếng trước tin đồn chồng bị hãm hại: "Đã có kết quả điều tra chính thức"
07:05:41 27/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Check-in hoa dã quỳ bạt ngàn, trải nghiệm dù lượn độc đáo ở Gia Lai

Du lịch

11:51:56 27/07/2024
Những ngày giữa tháng 11 ,khắp ngọn núi Chư Đang Ya nhuộm vàng sắc hoa dã quỳ. Dịp này, du khách đến với điểm du lịch nổi tiếng phố núi Gia Lai còn thưởng thức những màn trình diễn dù lượn đặc sắc.

Cứu sống cụ bà 92 t.uổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Sức khỏe

11:44:54 27/07/2024
Mổ nội soi cho người cao t.uổi ekip gây mê cũng gặp nhiều thử thách, phải chọn được thuốc gây mê, thuốc giãn cơ phù hợp với thể trạng người bệnh, phối hợp chặt chẽ với ekip phẫu thuật.

Lady Gaga gây thất vọng ở khai mạc Olympic Paris, Celine Dion trở lại chấn động

Sao âu mỹ

11:34:56 27/07/2024
Người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới đều đang hướng về Thế vận hội Paris 2024 (Olympic Paris). Đêm khai mạc vừa diễn ra, đã để lại nhiều dấu ấn khó phai, đáng chú ý khi có sự xuất hiện của Lady Gaga và Celine Dion.

Trải qua nhiều biến cố, đôi bạn thân đã cùng nhau về quê mua một căn nhà rộng 110m2 để kỷ niệm t.uổi 30

Sáng tạo

11:32:03 27/07/2024
Tình bạn khác với gia đình và tình yêu. Nhiều khi, người hiểu bạn nhất không phải là gia đình hay người yêu của bạn mà là người bạn thân nhất của bạn.

Lôi Con hát hit triệu view khiến Sơn Tùng "mê mệt", vui sướng nhún nhảy khắp nhà

Netizen

11:31:12 27/07/2024
Lôi Con luôn là nhóc tỳ có sức hút nhất nhì cộng đồng mạng Việt Nam với vẻ ngoài đáng yêu cùng những khoảnh khắc vui nhộn. Lôi Con không ít lần thể hiện sự yêu thích với nhạc Việt khi trổ tài cover các bài hát đình đám khiến chủ hit thí...

Từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch, 3 con giáp sau phát tài cực nhanh, giàu sang phú quý không ngờ

Trắc nghiệm

11:01:17 27/07/2024
Theo tử vi từ ngày 27/6 đến 27/7 âm lịch cho biết, 3 con giáp sau được dự đoán phát tài cực nhanh, đổi đời nghèo khó, giàu sang phú quý không ngờ.

Phối đồ gam màu xám giúp bạn nâng tầm phong cách như thế nào?

Thời trang

11:01:17 27/07/2024
Trong thế giới thời trang, gam màu xám luôn chiếm một vị trí đặc biệt nhờ vào sự linh hoạt và tính thời thượng của nó.

Long Nhật miễn phí toàn bộ vé vào cổng liveshow kỉ niệm 35 năm ca hát

Nhạc việt

10:57:22 27/07/2024
Live show Người con xứ Huế kỉ niệm 35 năm ca hát của ca sĩ Long Nhật sẽ được tổ chức vào ngày 3/8/2024 tại Sân khấu Bia Quốc Học, Thành phố Huế và sẽ được miễn phí toàn bộ vé vào xem cho khán giả.

Erling Haaland đã sẵn sàng cho 'mùa giải khắc nghiệt nhất'

Sao thể thao

10:53:52 27/07/2024
Haaland đã ghi 90 bàn thắng trong 98 lần ra sân trong 2 năm cho Man.City. Tuy nhiên, hiệu suất ghi bàn có thể còn cao hơn nếu chấn thương không ảnh hưởng quá nhiều đối với siêu t.iền đạo người Na Uy ở mùa qua

Phong cách tiểu thư nhí nhà "hoa hậu giàu nhất Việt Nam", sang không kém mẹ, diện cả đồ hiệu ngàn đô

Phong cách sao

10:52:17 27/07/2024
Hoa hậu Hà Kiều Anh và ông xã Huỳnh Trung Nam có với nhau 3 nhóc tì, hai con trai Vương Khang, Vương Khôi và con gái út Viann.

Review Sweet Home 3: Kết phim vụng về gây thất vọng, Song Kang, Lee Do Hyun có cứu được nội dung?

Phim châu á

10:52:02 27/07/2024
Từng là dự án phim rất thành công trong mùa 1, Sweet Home lại khiến nhiều khán giả thất vọng khi mùa 3 lên sóng với nội dung lộn xộn và cái kết vụng về.