Lo mai một kỹ năng dạy học trực tuyến

Theo dõi VGT trên

Năm học 2022 – 2023, việc dạy học đã trở lại với lớp học truyền thống.

Lo mai một kỹ năng dạy học trực tuyến - Hình 1

Năm học 2022 – 2023, việc dạy, học của thầy – trò trên cả nước đã trở lại bình thường với lớp học truyền thống. Ảnh: TG

Nhiều người lo ngại, những kỹ năng, năng lực về dạy học trực tuyến của thầy trò trong hơn 2 năm qua sẽ bị mai một nếu không được duy trì.

Phụ huynh… thờ ơ

Hiện, nhiều phụ huynh không còn mặn mà với hình thức dạy – học trực tuyến, thậm chí còn phản đối nếu nhà trường, giáo viên áp dụng hình thức này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, mọi hoạt động đã trở lại bình thường, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Chị Dương Thị Ngọc – tổ 13, phường Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) nêu quan điểm, bắt đắc dĩ mới phải dạy – học trực tuyến nên không muốn lặp lại hình thức này như năm học trước. “Tôi không biết và không quan tâm đến chuyển đổi số. Quan trọng là các con được đến trường, lớp để học tập trực tiếp. Còn kỹ năng hay năng lực học trực tuyến, chuyển đổi số, khi cần các con sẽ phải thích ứng và đã có giáo viên, nhà trường hỗ trợ”, chị Ngọc nói.

“Hơn 2 năm qua, các con tôi phải học trực tuyến trong hoàn cảnh bất đắc dĩ. Vì thế, trong điều kiện bình thường như hiện nay, tôi ủng hộ dạy học trực tiếp. Tôi cũng không tán thành việc nhà trường dạy học trực tuyến kết hợp với trực tiếp” – anh Thuần bày tỏ, đồng thời không quan tâm đến việc các con có bị mai một những kỹ năng học trực tuyến hay không?

Có ba con đang t.uổi ăn học (cháu đầu là sinh viên đại học, cháu thứ 2 lớp 11 và cháu thứ 3 lớp 7), anh Nguyễn Văn Thuần ở Sóc Sơn (Hà Nội) thể hiện rõ thái độ không quan tâm đến hình thức dạy – học trực tuyến. Với anh, dạy – học theo lớp học truyền thống vẫn hiệu quả nhất.

Theo thầy Nguyễn Trung Kiên – giáo viên Trường THPT Thái Hòa (Hàm Yên, Tuyên Quang), hiện nhà trường và giáo viên chưa có kế hoạch dạy – học trực tuyến. Thứ nữa, qua thăm dò cho thấy, phụ huynh và học sinh không mấy quan tâm đến hình thức này, nhất là trong bối cảnh mọi hoạt động đã trở lại trạng thái bình thường mới. “Trước mắt, tôi sẽ tập trung giảng dạy trên lớp thật tốt để bù đắp những thiệt thòi mà các em phải học trực tuyến trong năm học trước”, thầy Kiên chia sẻ.

Tại Trường THCS & THPT Phenikaa (Hà Nội), cô Hồ Thị Huyền Trang cho hay, kế hoạch dạy học trực tuyến của năm học 2021 – 2022 vẫn được lưu trữ. Nếu năm học này có tình huống phát sinh, buộc phải học online sẽ kế thừa và chỉnh sửa nhằm phù hợp với bối cảnh thực tiễn.

Lo mai một kỹ năng dạy học trực tuyến - Hình 2

Một lớp học của Trường THPT số 1 Lào Cai. Ảnh: TG

N guy cơ “bỏ bẵng”

63 tỉnh, thành phố đã ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022 – 2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trên cơ sở đó, các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn. Trong kế hoạch đó, rất khó nhận ra yêu cầu về duy trì hình thức dạy – học trực tuyến. Điều này khiến nhiều người lo ngại những năng lực, kỹ năng dạy – học online của giáo viên và học sinh bị mai một, thậm chí mục tiêu chuyển đổi trong ngành có nguy cơ đứt gãy.

Điển hình tại Hải Dương, trước thềm năm học mới, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023. Trong Chỉ thị có nêu: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 – 2023 chủ động, thích ứng linh hoạt với thiên tai, dịch bệnh; tổ chức dạy và học vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Lê Tuấn Tứ – đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Khánh Hòa – nhấn mạnh, chuyển đổi số giáo dục không chỉ là có thể tổ chức giảng dạy và học tập từ bất kỳ đâu, mà quan trọng hơn là cá nhân hóa trải nghiệm và tạo ra các phương pháp tương tác mới có khả năng tiếp cận, truyền cảm hứng cho mọi người. Tuy nhiên, hiện có một bộ phận không nhỏ học sinh, phụ huynh không mặn mà, tha thiết với hình thức dạy học trực tuyến. Và nếu các cơ sở giáo dục và giáo viên chủ quan, không xây dựng kế hoạch dạy – học trực tuyến trong năm học, thì nguy cơ bị gián đoạn, thậm chí là đứt gãy kỹ năng, năng lực dạy – học trực tuyến, rộng hơn là chuyển đổi số có thể xảy ra.

Từ hình thức dạy – học trực tuyến trong hai năm học vừa qua, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định, ngành Giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch, mà còn là phương thức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học. Qua đó giải phóng năng lượng lớn cho giáo viên, giảm tải các thủ tục hành chính; đặc biệt, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên.

Video đang HOT

Điều đáng nói là, cả giáo viên và học sinh đã có được những năng lực và kỹ năng nhất định để thích ứng với công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục. Ngoài ra, thông qua hình thức dạy – học trực tuyến, học sinh phát triển kỹ năng tự học. Đây là cơ hội để chúng ta quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo.

Song, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, những năng lực, kỹ năng trên cần được rèn luyện, bồi dưỡng thường xuyên, nếu “bỏ bẵng” không sớm thì muộn cũng bị mai một, nhất là với học sinh tiểu học. Do đó, cần coi dạy học trực tuyến không phải là phương thức tình thế trong mùa dịch. Hình thức này cần tiếp tục được triển khai, cộng hưởng với dạy học trực tiếp. “Nếu làm tốt được việc này, không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tiếp cận được với nhiều kiến thức, kỹ năng hiện đại trong và ngoài nước, mà còn có thể rút ngắn thời gian học trên lớp mà chất lượng vẫn đảm bảo” – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Lo mai một kỹ năng dạy học trực tuyến - Hình 3

Lớp học trực tuyến của cô Hồ Thị Huyền Trang trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: NVCC

Vẫn nên duy trì

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ viện dẫn, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT đều công nhận phương pháp giáo dục, đào tạo trực tuyến. Vì thế, trong năm học 2022 – 2023, dù các hoạt động đã trở lại bình thường, kể cả lĩnh vực giáo dục đào tạo, các cơ sở giáo dục vẫn nên duy trì hình thức dạy – học trực tuyến hoặc hội nghị, hội thảo kết hợp trực tuyến với trực tiếp.

“Có thể không thường xuyên, nhưng nhà trường nên xây dựng kế hoạch giáo dục ít nhất mỗi môn có 1 tiết dạy học trực tuyến/tuần. Qua đó nhằm củng cố, rèn luyện và phát triển năng lực dạy – học online của thầy – trò. Đây cũng là giải pháp nhằm thích ứng linh hoạt khi có tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra, tránh tình trạng bị động, lúng túng khi phải chuyển đổi từ dạy học tiếp sang trực tuyến (nếu cần); đồng thời tránh nguy cơ đứt gãy chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo” – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh, đồng thời viện dẫn: Singapore vẫn duy trì tồn tại song song hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến. Chúng ta có thể tham khảo để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương, cơ sở giáo dục.

“Tôi không quan ngại giáo viên và học sinh thiếu kỹ năng dạy – học trực tuyến, điều tôi quan tâm là làm thế nào để có đủ điều kiện và phương tiện tổ chức dạy học trực tuyến hay không? Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, giáo viên vẫn nên tương tác với học sinh qua hình thức online dựa trên các nền tảng công nghệ nêu trên. Đó cũng là cách để những kỹ năng, năng lực dạy – học trực tuyến của thầy – trò không bị mai một, đứt gãy” – bà Tăng Thị Ngọc Mai trao đổi.

Ở góc nhìn khác, bà Tăng Thị Ngọc Mai – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trà Vinh – cho rằng, công nghệ phát triển giúp thầy cô có thể sử dụng nhiều phần mềm để dạy học trực tuyến, phổ biến nhất là Zoom, hoặc trên một số nền tảng phần mềm công nghệ khác.

Bên cạnh đó, bà Mai nhấn mạnh: Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục. Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các giải pháp số mới trở thành hướng đi bắt buộc. Giờ đây, dạy – học trực tuyến là hình thức không thể thiếu trong giáo dục hiện nay. Do đó, sở khuyến khích các cơ sở giáo dục duy trì hình thức dạy – học trực tuyến trong năm học 2022 – 2023.

Trà Vinh vẫn duy trì kênh truyền hình để phát sóng các tiết học trực tuyến của bậc phổ thông. Ngoài ra, cơ sở giáo dục có thể duy trì hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến, kết hợp trực tiếp. Giáo viên học sinh có thể duy trì hình thức ôn tập trực tuyến để những kỹ năng liên tục được củng cố và bổ sung. Bên cạnh đó, các trường có thể triển khai kiểm tra, đ.ánh giá trực tuyến, tiếp tục ứng công nghệ trong quản trị…

Trong giai đoạn bình thường mới, khi các trường học mở cửa trở lại, nhiều trường học có xu hướng quay về giảng, dạy theo các phương thức truyền thống như trước đại dịch. Đây là hệ quả tất yếu nếu những nỗ lực trong đại dịch chỉ đơn thuần là thay đổi phương thức liên lạc từ trực tiếp sang trực tuyến, mà thiếu đi những điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng cũng như sự chuyển dịch trong tư duy sư phạm và quản lý.

Trong vòng 4 tháng Bộ có 2 công văn chỉ đạo, giáo viên bối rối

Trong 4 tháng, Bộ Giáo dục đã có Công văn 1469 và Công văn 4020/BGDĐT-GDTrH chỉ đạo về soạn kế hoạch bài dạy chương trình năm học 2022-2023.

Đầu năm học 2022-2023 ngành giáo dục đang "đau đầu" với thực tế thiếu nhiều giáo viên trên cả nước.

Để cân đối, không ít cơ sở giáo dục đã có kế hoạch phân công chuyên môn sớm, giúp giáo viên chuẩn bị tâm thế thực hiện nhiệm vụ năm học mới tốt hơn.

Để có thời gian tập trung cho công tác giảng dạy, nhiều giáo viên đã chuẩn bị hồ sơ, kế hoạch bài dạy ngay từ đầu tháng 8, chính vì vậy, nhiều giáo viên băn khoăn, trong vòng 4 tháng có 02 công văn chỉ đạo, có phải Bộ đang bối rối trong chỉ đạo?

Cô Hồ Minh, giáo viên cấp trung học cơ sở tại một tỉnh phía Nam chia sẻ:

"Nhà trường đã triển khai công văn 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022, hướng dẫn về việc triển khai thực hiện chương trình năm học 2022-2023 trong buổi họp hội đồng cuối năm 2021-2022 để chuẩn bị năm học mới.

Công văn 1496/BGDĐT-GDTrHhướng dẫn giáo viên soạn kế hoạch bài dạy theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017.

Do tình hình thiếu giáo viên nên trường cũng đã phân công chuyên môn năm học 2022-2023, để nghỉ hè giáo viên có thời gian chuẩn bị.

Năm nay, tôi được phân công dạy khối 8 và khối 9. Thời gian qua, tôi đã trau chuốt kế hoạch bài dạy theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017.

Mới đây, nhà trường triển khai công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH quy định khối 8 và khối 9, 11, 12, thực hiện soạn kế hoạch bài dạy theo theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020.

Trong vòng 4 tháng có 2 công văn chỉ đạo khiến giáo viên chúng tôi bối rối. Nếu thầy cô nào đã chuẩn bị công việc trước giờ lại thay đổi sẽ cảm thấy như đang bị "hành"".

Giáo viên bối rối với các công văn của Bộ

Ngày 19/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về việc triển khai thực hiện chương trình năm học 2022-2023.

Theo đó, đối với lớp 6, lớp 7, lớp 10:

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường (Công văn 5512); các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy (giáo án).

Đối với các lớp còn lại (8, 9, 11, 12): Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy của giáo viên (hoàn thiện kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy đã được xây dựng và thực hiện từ các năm học trước).

Ngày 22/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023.

Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH ghi rõ: Đối với việc thực hiện các chương trình môn học

Kế hoạch dạy học các môn học thực hiện trong năm học 2022-2023 cần lưu ý việc củng cố, bổ sung những nội dung có liên quan ở lớp học dưới; những kiến thức, kĩ năng còn hạn chế do phải học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc các hình thức học tập khác trong các năm học trước vì Covid-19 và tinh giảm nội dung dạy học theo Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.

- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006:

Thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, lưu ý tăng cường bổ trợ các nội dung theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để chuẩn bị cho học sinh lớp 9 học lên lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong vòng 4 tháng Bộ có 2 công văn chỉ đạo, giáo viên bối rối - Hình 1

Ảnh minh họa - Sơn Quang Huyến

Đối với các trường thực hiện mô hình trường học mới, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn số 3459/BGDĐT-GDTrH ngày 08/8/2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.

- Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018:

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2022-2023 và quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT.

Đối với môn Lịch sử, thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022; sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Đối với các môn chuyên cấp trung học phổ thông thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (có văn bản hướng dẫn riêng).

Với lớp 6,7,10, chỉ đạo của Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH và Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH hoàn toàn tương đồng.

Thế nhưng với các lớp 8, 9, 11, 12 lại có sự trái ngược nhau rõ ràng.

Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 chỉ đạo: Đối với lớp các lớp còn lại (8, 9, 11, 12): Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017.

Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH chỉ đạo: Thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020.

Chương trình quy định trong Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH không có tinh giản vì khi đó chưa có dịch Covid-19, ngược lại chương trình trong Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH đã được tinh giản để phù hợp với tình hình chống dịch Covid-19.

Trong thời gian 04 tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có 02 công văn chỉ đạo giáo viên soạn kế hoạch bài dạy trái ngược nhau ở khối 8,9,11,12.

Với những giáo viên không yêu nghề, việc trong 04 tháng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có 02 công văn chỉ đạo giáo viên soạn kế hoạch bài dạy trái ngược nhau, họ chẳng quan tâm, không mấy bức xúc.

Với giáo viên tâm huyết, yêu nghề, có trách nhiệm với nghề nghiệp sẽ rất buồn lòng, vì đã đầu tư tâm sức chuẩn bị nay phải cắt bỏ.

Vì vậy, người viết mong Bộ Giáo dục và Đào tạo khi ra văn bản hướng dẫn chuyên môn cần bám sát thực tế cuộc sống, tránh gây bức xúc cho những giáo viên tâm huyết với nghề.

Tài liệu tham khảo:

Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH , Công văn số 4020/BGDĐT-GDTrH

Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Mới nhất
Quỳnh Alee bị "tóm" nhan sắc thật, ảnh tình tứ với bạn trai tuyển thủ gây sốt03:03Công an Trung Quốc tuyên bố Đàm Trúc bị oan, chị gái Mèo Béo dựng chuyện dắt mũi03:09Quỳnh Bei lộ năm sinh thật chưa từng công bố, CĐM vỡ lẽ bởi sự thật giấu kín03:00Võ Hà Linh livestream bất ổn, quát nhân viên xối xả, "đá xéo" Quyền Leo Daily02:56Cụ bà ở Trung Quốc 67 t.uổi có thai ngoài ý muốn, quyết sinh con, hiện ra sao?03:45Xuân Ca bị đàn chị Linh Ngọc Đàm "liếc", nhan sắc hậu "dao kéo" gây thất vọng02:50Diệp chính thức dọn đồ khỏi nhà Soanh, tuyên bố từ nay sẽ "sống thật"03:11Lan Hương FapTV: Phú bà U30, nhan sắc "trẻ mãi không già" sau 10 năm04:27Trà Đặng lộ vóc dáng sau 1 tháng sinh con, CĐM khen nức nở nhưng nhắc nhở 1 điều03:26Lôi Con được Quang Linh thông báo sắp học ở Việt Nam, tiếp tục ở thêm vài tháng03:01Pam Yêu Ơi trổ tài họa sĩ vẽ chân dung mẹ Salim, tác phẩm khiến ba Long lo lắng02:50Sùng Bầu: "Bà trùm" miến dong khuynh đảo cõi mạng, đổi đời từ bàn tay trắng04:02Xôn xao cô giáo về hưu dạy trên TikTok bị nói lời khiếm nhã, bức xúc lối ứng xử02:52CEO HannahOlala quyên góp 1 triệu USD cho UNICEF nhân ngày sinh nhật lần thứ 4002:58Thơ Nguyễn tuyên bố yêu nhưng sẽ không cưới bạn trai, vì 1 lý do này!03:23Con trai Bảo Thy bộc lộ khả năng đặc biệt, vượt trội hơn hẳn bạn cùng lứa03:03Chú rể tặng áo choàng làm từ 440 triệu đồng t.iền mặt cho cô dâu vào ngày cưới03:14Mẹ bầu Chu Thanh Huyền được Quang Hải chăm tận giường, netizen tấm tắc "xin vía"02:52Quỳnh Bei tốt nghiệp trường ĐH top đầu Việt Nam, lắc hông nhưng không lười học03:09Tiktoker Viên Vibi bị nghi đang mang thai, CĐM soi ra loạt chi tiết khả nghi?03:01

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực
07:29:40 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Bạn trai vừa công khai của Nam vương Ngọc Tình là ai?
06:34:46 23/05/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh

07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới

07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...

Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên

07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...

Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera

10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non

Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô

07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?

Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh

07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh

Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc

07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'

07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật

Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực

07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: t.iền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm

07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều t.iền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông

Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo

07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy

Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học

06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến

06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến

TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ

06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018

N.ữ s.inh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu

06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện n.ữ s.inh đang theo học ...

Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ

06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập

Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật

05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế

Có thể bạn quan tâm

NewJeans vướng nghi vấn đạo nhái, có phải bản độc nhất như lời Min Hee Jin?

Nhạc quốc tế

11:45:20 23/05/2024
Giữa lùm xùm tập đoàn HYBE và công ty ADOR, nhóm nhạc nữ NewJeans tiếp tục trở thành tâm điểm bàn tán vì bị tố đạo nhái.

Đ.âm n.gười rồi bỏ trốn 13 năm vẫn không thoát

Pháp luật

11:41:02 23/05/2024
Ngày 23/5, Công an huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết đã bắt giữ h.ung t.hủ gây ra vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại thị trấn Hữu Lũng hồi tháng 4 năm 2011.

Cho em chồng mượn xe cả ngày, tối nhìn bình xăng tôi tức sôi m.áu

Góc tâm tình

11:37:41 23/05/2024
Tốt với em chồng nhưng thứ tôi nhận về chỉ là sự uất ức, khó chịu. Tôi thực sự cảm thấy mình đã phí hoài công sức.

Tuấn Hưng gỡ MV t.iền tỷ, tuyên bố không sử dụng ca khúc Quả táo vàng, tạm ngừng sử dụng MXH

Nhạc việt

11:29:18 23/05/2024
Theo chia sẻ của Tuấn Hưng, sau những chỉ trích nặng nề dành cho MV Quả táo vàng (được phát hành tối 15/5), anh quyết định gỡ bỏ MV này đồng thời quyết định sẽ không sử dụng ca khúc này sau này.

Các bước skincare cho da khô đúng chuẩn theo chuyên gia da liễu

Làm đẹp

11:28:53 23/05/2024
Và chìa khóa để có một làn da khỏe mạnh là tìm ra sự kết hợp phù hợp của các sản phẩm phù hợp với loại da và chế độ chăm sóc da hàng ngày của bạn.

3 sai lầm phong thuỷ phòng tắm gây hại cho sức khoẻ và tài lộc cần tránh

Sáng tạo

11:26:46 23/05/2024
Phòng tắm vi phạm phong thủy có thể dẫn đến sự gia tăng của các năng lượng xấu và giảm thiểu nguồn năng lượng tích cực trong ngôi nhà của bạn.

Phim Việt giờ vàng mới chiếu liền nhận mưa lời khen, nam chính là tân binh nhưng diễn quá đỉnh

Phim việt

11:22:46 23/05/2024
Sự duyên dáng, hài hước, những biểu cảm hơi... lố nhưng không hề gây khó chịu của nam diễn viên trẻ chính là điểm sáng của tập mở đầu Những Nẻo Đường Gần Xa.

"Cam thường" bắt cận visual nét căng Hồ Ngọc Hà bên Thư Kỳ, hành động với Mai Davika gây bàn tán

Sao việt

11:19:50 23/05/2024
Qua cam thường , Hồ Ngọc Hà còn gây ấn tượng bởi thần thái quyền lực, tạo dáng nào cũng toát ra khí chất cực slay .

5 mẫu áo sáng màu trẻ trung và nhẹ mát nên có trong mùa hè

Thời trang

11:19:41 23/05/2024
Thời trang mùa hè thường xoay quanh bảng màu tươi sáng và rạng rỡ. Trang phục sáng màu không chỉ giúp vẻ ngoài của chị em thêm trẻ trung, nổi bật mà còn tạo cảm giác mát mẻ, chứ không hấp thụ nhiệt như các outfit tối màu.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 23/5/2024: Ma Kết nên cởi mở hơn

Trắc nghiệm

11:07:36 23/05/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hàng ngày nói rằng, Ma Kết nên cởi mở hơn với những điều mới mẻ. Trong ngày thứ 5 này, đừng mãi đi theo những lối mòn.

Nữ chính thừa thãi nhất màn ảnh hiện tại: Diễn như "vô hình" còn quá già so với nam chính

Phim châu á

11:05:52 23/05/2024
Mỹ nhân này diễn cảnh nhí nhảnh thì bị chê gượng gạo, diễn cảnh tình cảm thì rất kịch, thiếu sự hài hòa ăn nhập với bạn diễn.

Nhìn lại các mốc thời gian trong câu chuyện của chàng trai Mèo Béo, đâu mới là sự thật?

Netizen

10:30:51 23/05/2024
Liên quan đến sự việc chàng trai Mèo Béo, những thông tin mới được cập nhật đã khiến nhiều người không khỏi xôn xao. Liệu rằng sự thật nào ẩn chứa phía sau câu chuyện này.

Hai tướng được ban / pick trong mọi trận đấu MSI 2024

Mọt game

10:29:06 23/05/2024
Giải đấu quốc tế MSI 2024 đã kết thúc vào ngày 19/05 vừa qua với chức vô địch thuộc về GEN. Xuyên suốt giải đấu, đã có tổng cộng 88 vị tướng được sử dụng trong tổng số 168 vị tướng của tựa game Liên Minh Huyền Thoại.