3 tuyệt chiêu ứng phó với mẹ chồng tính toán chi li khiến cả nhà đều vui
Bước chân vào nhà chồng, nhiều nàng dâu trẻ cảm thấy sốc bởi những quy tắc, đau đầu nhất là việc mẹ chồng ’ siêu tiết kiệm’, chi li tính toán.
Mẹ chồng tính toán chi li
Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh, trước tình huống bố mẹ chồng sống “siêu tiết kiệm”, tính toán chi li, bạn nên thông cảm bởi thế hệ của họ phải sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Nhiều gia đình chạy ăn từng bữa, phải chắt bóp từng chút, không khéo gia đình sẽ rơi vào cảnh ‘màn trời chiếu đất’.
Hơn nữa, khi nhà có thêm người, nếu cô con dâu không có tiềm lực kinh tế để nuôi sống bản thân, có thể bạn sẽ trở thành gánh nặng của gia đình. Chưa kể đến việc vợ chồng bạn sinh con, nếu không chi li tính toán, tiết kiệm thì có khả năng kinh tế gia đình thực sự sẽ đi vào khó khăn.
Tuy vậy, cuộc sống hiện đại, lớp người trẻ tuổi như con dâu dĩ nhiên chạy theo xu hướng thời đại, sẽ khó có thể chi li tính toán từng đồng như mẹ chồng. Thật ra, để bắt kịp với xu hướng xã hội, điều này là không hề sai trái, xã hội phát triển vượt bậc, con người không thể tụt hậu so với sự phát triển đó.
Đứng trên quan điểm của mẹ chồng hay nàng dâu, việc chi li tính toán hay tiêu pha mua sắm phục vụ gia đình đều đúng. Sẽ thật khó cho nàng dâu xử lý tình huống này để trọn vẹn cả đôi đường nếu không biết cách khéo léo.
Nàng dâu khôn ngoan nên làm gì?
Video đang HOT
Vậy nàng dâu nên làm gì khi mẹ chồng chi li tính toán? Những gợi ý sau đây có lẽ sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ khi về nhà chồng, cho dù gặp mẹ chồng rộng rãi hay tính toán đều rất hữu ích:
Tự lập về kinh tế
Phụ nữ thời hiện đại ngày nay được tôn trọng hơn, có được sự bình đẳng giới tính, do đó bình đẳng về kinh tế. Khi lấy chồng, nếu bạn có tự lập về kinh tế, bạn mới có thể có đủ sự tự tin khi sử dụng đồng tiền mình làm ra để chi tiêu trong nhà.
Khi bạn đã tự chủ về kinh tế thì cho dù có không may gặp phải mẹ chồng tính toán chi li, bạn cũng hoàn toàn thoải mái chi tiêu mà không vấp phải sự phản đối của mẹ chồng.
Phụ nữ có thể tự tiêu xài đồng tiền mà bản thân làm ra, nhưng không có nghĩa là bạn tiêu xài phung phí, không lập kế hoạch chi tiêu. Việc mẹ chồng chắt bóp chi tiêu là hoàn toàn hợp lý, tiết kiệm là một đức tính tốt, bạn nên học hỏi từ mẹ chồng.
Dù bạn làm nhiều hay ít đều nên biết cách tiết kiệm tiền. Có thể lập một thẻ tiết kiệm ở ngân hàng để tiền tiết kiệm của bạn sinh lãi, như vậy bạn vừa đỡ phải tiêu tiền vào những việc vô bổ lại vừa có được lợi nhuận mà không cần phải tốn công lao động.
Nên nhớ rằng, có rất nhiều chuyện phát sinh cần đến khoản tiền lớn như lúc sinh con, lúc ốm bệnh,… ta sẽ có không phải chật vật vay mượn xung quanh.
Phân tích cho mẹ chồng hiểu nên tiết kiệm những khoản nào
Khi sống chung với mẹ chồng, đôi khi bạn rơi vào trường hợp rõ ràng là cần thiết chi tiêu vào công việc nào đó, nhưng bị mẹ chồng ngăn cản.
Không phải vì bà không ưa mình mà có thể do bà không hiểu bạn chi tiêu như thế có lợi ích gì. Lúc này bạn hãy kiên nhẫn phân tích cho bà hiểu lý do vì sao bạn phải chi tiêu khoản tiền đó. Một khi chi tiêu có lợi, không mẹ chồng không ủng hộ bạn.
Ông bà ta có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, là người phụ nữ của gia đình, muốn hiểu được nên làm gì khi mẹ chồng chi li tính toán, hãy hiểu tại sao mẹ chồng lại như vậy. Cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng hòa thuận, hãy cố gắng hiểu nhau và yêu thương nhau nhiều hơn.
Bẽ bàng khi đi cùng đồng nghiệp thì gặp mẹ chồng nhặt ve chai ngoài quán ăn
Việc làm của mẹ chồng khiến tôi mất mặt với đồng nghiệp. Tôi muốn mẹ dừng việc đó lại nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của chồng.
2 năm trước, bố chồng tôi qua đời. Mình mẹ chồng ở quê đơn độc. Đầu năm vừa rồi, vợ chồng tôi mời mẹ ra phố sống với con cháu cho bớt hiu quạnh. Nhưng tính mẹ hay làm, mẹ bảo ra phố suốt ngày ăn không ngồi rồi, buồn lắm.
Nói nhẹ mẹ không nghe, cuối cùng chồng tôi phải đánh vào tình mẫu tử bà mới chịu thay đổi suy nghĩ. Anh nói bao nhiêu năm mải mê kiếm tiền, bận rộn công việc với cuộc sống nên xa cách mẹ rồi, giờ muốn ở bên để tận hiếu, anh chỉ sợ mẹ qua đời đột ngột thì phận làm con sẽ ân hận khôn nguôi vì đã không báo đáp được ân tình của mẹ. Chồng tôi nói da diết thương cảm nên mẹ chồng mềm lòng, đồng ý ra phố sống cùng.
Vì muốn mẹ được sống thoải mái, chồng tôi bảo để bà muốn làm gì thì làm vợ con không được cản mẹ. Mọi người phải luôn hiếu lễ với mẹ, tạo không khí gia đình ấm cúng, không được để bà buồn phiền nhớ quê.
Từ ngày bà đến sống, gia đình tôi thay đổi rất nhiều. Cơm không được khô, thức ăn phải mềm, nếu hầm càng tốt, rau không được dai, mà ngày 2 bữa canh thì càng tốt. Chiều mẹ chồng, tôi đành từ bỏ hết sở thích của mình và ăn uống theo thói quen của bà.
Thứ 6 tuần trước, đi làm về, tôi thấy có rất nhiều đồng nát ở trong sân. Hỏi ra mới biết thứ đó của mẹ chồng. Mẹ bảo ở nhà ít việc, ngồi chơi chịu không nổi nên ra đường đi dạo. Thấy người ta vứt đồ bừa bãi, mẹ lượm về bán, vừa có tiền vừa sạch đường phố.
Đúng lúc tôi định ngăn cản thì chồng tôi lại ủng hộ việc làm của mẹ. Anh còn khuyến khích mẹ nhặt nhiều hơn để bán kiếm tiền, khi nào nhiều tiền, gia đình làm bữa liên hoan. Nhìn 2 mẹ con vui vẻ nói kế hoạch trong tương lai mà tôi cạn lời.
Hôm qua, tôi và đồng nghiệp đang ăn trưa ở quán. 1 chị đồng nghiệp chỉ ra phía ngoài cửa và hỏi đó có phải mẹ chồng của tôi không. Chị ấy thường xuyên đến nhà tôi chơi nên biết mặt bà. Mấy người đồng nghiệp thắc mắc lương tôi 30 triệu 1 tháng, còn chồng là trưởng phòng, thế mà để cho mẹ chồng phải đi lượm ve chai kiếm sống là sao? Tôi giải thích là mẹ chồng thích công việc đó, ai ép bà đi kiếm tiền đâu.
Đồng nghiệp gật đầu nhưng có vẻ không tin lời tôi nói. Có lẽ họ cho rằng chúng tôi sống 2 mặt, tốt với người ngoài còn bên trong thì đối xử tệ với mẹ chồng.
Trở về nhà, tôi đem nỗi buồn phiền ra đổ lên đầu chồng. Anh bảo mặc kệ mọi người muốn nói gì thì nói không quan tâm. Điều cần lúc này nhất là để cho mẹ được sống vui vẻ và làm những việc bà thích.
Tính tôi hay cả nghĩ, tôi không thể bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của mọi người được. Tôi phải nói sao để mẹ chồng dừng việc đi lượm ve chai về bán đây?
Chị gái mất tôi cưu mang cháu ruột thì bị chồng bỏ, 5 năm sau anh phải quỳ gối van xin Anh ta còn nói thẳng tôi không xin tiền chồng nuôi cháu nhưng tiền tôi làm ra thì cũng là tiền của chung, phải dành lo cho chồng con và gia đình chồng... Tôi còn nhớ như in khoảng thời gian này 5 năm trước, gia đình tôi lâm vào bi thương khi chị gái chẳng may gặp tai nạn qua đời. Lúc...