“Giải cứu” stress, trầm cảm học đường

Theo dõi VGT trên

Sinh viên, học sinh đang đối diện với rất nhiều áp lực. Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác

ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM, cho biết nhà trường hiện có 2 trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý miễn phí cho sinh viên (SV), đặt ở 2 cơ sở.

Không ít sinh viên có ý định t.ự t.ử

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát vừa qua, do không thể hỗ trợ trực tiếp, nhà trường đã mở các đường dây tư vấn trực tuyến cho SV, không những SV của trường mà ở khắp thành phố. Theo ông Trần Nam, trong quá trình hỗ trợ tư vấn cho SV, vấn đề các em gặp nhiều nhất là stress, trầm cảm, không ít trường hợp còn có ý định t.ự t.ử. “Đối với các trường hợp này, nhà trường sẽ chuyển sang tư vấn chuyên sâu kết hợp trị liệu, vì không đơn thuần là stress bình thường” – ông Nam nói.

Ông Nam cũng cho rằng SV đang đối diện với rất nhiều áp lực, dễ bị stress. Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác. Những điều này trong giai đoạn phải học trực tuyến càng khó khăn hơn, vì các em bị mất kết nối, cả ngày ngồi trong phòng đối diện với máy tính, cộng thêm những lo lắng về dịch bệnh, điểm kém…

Giải cứu stress, trầm cảm học đường - Hình 1

Sinh viên hiện nay gặp rất nhiều áp lực từ học tập, tài chính và các mối quan hệ… Ảnh: TẤN THẠNH

“Không phải chỉ trong giai đoạn dịch bệnh, việc trang bị các kỹ năng cho SV ở mọi thời điểm là điều cần thiết. Hiện nay ở các trường, các khoa đều có cố vấn học tập; bên cạnh đó, các tổ chức Đoàn, hội thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo nhằm ngăn ngừa, xử lý những khủng hoảng mà SV thường gặp phải.

Trong đợt giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng qua, ngoài việc tổ chức các buổi tư vấn, chia sẻ về nghề nghiệp, kỹ năng, trường còn tổ chức những chương trình văn nghệ trực tuyến, thử thách trồng cây… nhằm tạo ra nhiều hoạt động để giúp SV có nhiều tương tác, không mất kết nối với mọi người xung quanh” – ông Trần Nam thông tin thêm.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), kể lại ở năm học trước, một học sinh (HS) xin chuyển về trường vì gặp áp lực lớn trong học tập ở một trường khác, đến nỗi em cả ngày thất thần, nghe tiếng thầy cô là sợ. “Có một thực tế, hiện nay nhiều HS mỗi ngày đến trường nhưng không vui. Đó là vì các em gặp áp lực từ nhà trường, giáo viên (GV), áp lực học hành và cả cách hành xử của bạn bè với nhau. Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, HS phải học online càng làm cho trẻ trở nên dễ stress, trầm cảm” – ông Phú nói.

Nhận diện được nguyên nhân

Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy – giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên tham vấn tâm lý tại Nhà Văn hóa phụ nữ TP HCM – cho biết hiện nay có thực trạng là rất ít người quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần. “Nhà trường và phụ huynh thậm chí chỉ quan tâm kết quả học tập, nhắc nhở con mình về điểm số…không quan tâm vấn đề tâm lý, điều này làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt là người trẻ. Bệnh trầm cảm đã ở mức báo động đỏ” – bà Thúy nhấn mạnh.

Video đang HOT

Chuyên gia Phạm Thị Thúy kể lại một SV đang học năm thứ 3 ở một trường đại học bị trầm cảm nặng đang phải trị liệu tâm lý và y khoa, đã được chẩn đoán rối loạn lo âu, rối loạn hành vi nhưng gia đình vẫn chỉ nghĩ là con mình “hỗn hào”. Làm công tác tham vấn nhiều năm, bà Thúy cho rằng hiện nay, có những trường phổ thông rất quan tâm vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho HS nhưng đó chỉ là số ít. Ở đa số trường công lập, sức ép cho bản thân cả thầy và trò khá lớn, không phải ai cũng quan tâm đến người khác. Số GV quan tâm đến đời sống tâm lý của HS cũng rất ít, HS trở nên cô đơn, lạc lõng trong trường học.

Chuyên gia tâm lý này cũng cho rằng để giảm thiểu các nguy cơ gia tăng bệnh trầm cảm thì cần phải xác định bệnh này không của riêng ai. Tất cả mọi người đều có thể bị trầm cảm, nhất là những người trẻ, vì các em là những đối tượng yếu thế, chưa đủ sức để vượt qua. Để làm được điều này, cần gia tăng tình yêu thương của con người với con người và sự quan tâm lẫn nhau trong xã hội.

Theo bà Thúy, nên đặt yêu thương lên hàng đầu trong mọi mối quan hệ. Gia đình, nhà trường cần dạy trẻ yêu thương chính bản thân mình, dạy trẻ trân trọng, chăm sóc bản thân thì mới có khả năng đề phòng và xử trí trước các biến cố. Gia đình, thầy cô cần quan tâm đến các em nhiều hơn. Một ngày có thể không biết nhưng vài ba ngày các em có biểu hiện khác thường thì chỉ cần quan sát là nhận ra ngay. Lứa t.uổi còn nhỏ, các em dễ bị stress, đôi khi chỉ là yêu đương không thành, với người trưởng thành là chuyện nhỏ nhưng với trẻ là chuyện lớn.

“Đừng thay đổi quá nhiều thứ trong một thời gian ngắn, vì cơ thể, tinh thần mỗi người cũng cần giai đoạn để thích nghi. Mỗi ngày phải có một niềm vui cho mình để cân bằng, thư giãn” – bà Thúy khuyên.

Theo ông Huỳnh Thanh Phú, nếu nhận diện được nguyên nhân của áp lực thì mới giải quyết tận gốc, để HS đến trường an tâm và vui vẻ. Ông Phú kể rằng có người thầy dạy không hay nhưng tính áp đặt rất lớn, tạo “bức tường lửa” để khiến HS sợ, thậm chí đe dọa HS. Người đi học luôn cần điểm số tốt nhưng đôi lúc có thầy cô lại dùng điều đó để tạo sức ép nặng nề lên HS, làm như thế là không nên…

Đưa môn kỹ năng vào chính khóa

Theo ông Huỳnh Thanh Phú, ngày nay, cuộc sống ảo rất nhiều, trong lớp chia nhiều nhóm, không đồng quan điểm nên tạo xung đột trong nhà trường, xung đột nhiều quá thì thành bạo lực học đường, một số em trầm cảm. “Nhà trường phải thành lập trung tâm tư vấn học đường chuyên nghiệp chứ không thể “à ơi” như hiện nay, GV tư vấn đa số là kiêm nhiệm, người làm công tác tư vấn nhưng không tạo cho các em sự tin tưởng để bộc bạch, tin yêu. Nhà trường phải có đối thoại dân chủ, đối thoại toàn trường, lắng nghe tâm tư, bức xúc, phản biện học đường, chấn chỉnh những hành vi thiếu chuẩn mực của nhà giáo. Lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên đối thoại với HS. Đưa môn kỹ năng vào chính khóa chứ không phải ngoại khóa, không phải ai thích thì đăng ký, có như vậy mới giải phóng tâm lý cho HS được” – ông Phú đề xuất.

PGS -TS PHẠM HUYỀN, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

Giảm áp lực tài chính

Áp lực từ việc học là nguyên nhân hàng đầu gây stress ở SV. Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng tạo ra sức ép lớn. Phần lớn SV đều sống xa gia đình và phải tự quản lý chi tiêu. Đối với những gia đình không có điều kiện, chi phí học tập và sinh hoạt tại các thành phố lớn thật sự gây khó khăn. Đó là chưa kể đến không ít SV chi tiêu không hợp lý, không biết cách cân đối, dẫn đến phải đối mặt với khoản nợ lớn.

Việc lên một kế hoạch học tập khoa học sẽ giúp ích rất nhiều cho SV, nhất là SV ở các trường có chương trình học nặng. Bên cạnh việc học, chi tiêu hợp lý để hạn chế những vấn đề liên quan đến tài chính như nhà trọ, t.iền ăn, xăng xe, sách vở cũng rất quan trọng. Những SV chủ động về tài chính thường có cuộc sống tương đối thoải mái; không bị áp lực về t.iền sẽ giúp các bạn trẻ hạn chế stress một cách tương đối. Còn khi đã bị “sốc” tâm lý, các SV nên có khoảng thời gian để nghỉ ngơi, làm những điều mình thích, học thêm nhiều kỹ năng khác.

TS VŨ TRỌNG NGHĨA, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội:

Cần các mối quan hệ tin cậy

Việc chọn ngành học, trường học không như mong muốn cũng khiến SV buồn chán, không tìm được niềm vui trong học tập, thậm chí là bỏ học. Ngoài ra, những mâu thuẫn trong các mối quan hệ, tình cảm cũng dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Chưa ổn định về tài chính, cũng chưa có đủ kinh nghiệm sống, gia đình lại không ở bên cạnh nên SV phải đối mặt với stress mà không có người để chia sẻ khi phát sinh mâu thuẫn.

Giải tỏa stress để giữ cho thể chất và tinh thần tốt nhất, các bạn trẻ nên có thêm những mối quan hệ tin cậy để có thể trải lòng mỗi khi có những cảm xúc tiêu cực. Việc có nhiều mối quan hệ sẽ hỗ trợ các SV rất nhiều trong học tập cũng như cuộc sống. Còn nếu khi không thể kiểm soát stress, hãy đến các phòng tư vấn tâm lý. Nhiều trường đại học hiện nay đã có các phòng tư vấn tâm lý để hỗ trợ SV vượt qua khó khăn trước khi phải đến các bệnh viện hay phòng khám.

Yến Anh ghi

Điểm tựa sau những kỳ thi

Sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT bên cạnh niềm vui đỗ đạt, không ít thí sinh có kết quả thi không đúng mong muốn, biểu hiện "sốc" tâm lý, suy nghĩ thiếu tích cực...

Điểm tựa sau những kỳ thi - Hình 1

Gọi thí sinh vào phòng thi tại Điểm thi Trường THPT Bác Ái (Bác Ái - Ninh Thuận). Ảnh: Đức Trí

Đây là khoảng thời gian gia đình, nhà trường, thầy cô cần tăng cường vai trò, trách nhiệm như "điểm tựa", đồng hành giúp các em vượt qua thất bại.

Khó lường từ tác động tiêu cực

TS chuyên ngành Tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh (Giám đốc Học viện Thành công) cho biết: Theo thống kê của Khoa Khám bệnh t.rẻ e.m, Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây lượt bệnh nhân là t.rẻ e.m đến khám tăng. Mỗi em đến khám có biểu hiện bệnh lý tâm thần khác nhau song điều đáng nói nhiều em trầm cảm nghiêm trọng dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân.

Do đó, TS Vũ Việt Anh lưu ý, nếu gia đình và HS tạo quá nhiều áp lực cho HS sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH,các em khó tránh khỏi stress, căng thẳng thậm chí trầm cảm.

Mặt khác, sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu bố mẹ thấy biểu hiện bất thường của con em mình như thường xuyên trong tình trạng lơ mơ, cáu gắt, lo âu... Nghiêm trọng hơn có biểu hiện loạn thần nói năng lung tung, dễ khóc, dễ cười, hoảng sợ, ngại tiếp xúc với mọi người... nên động viên, quan tâm, khích lệ con thay vì chỉ trích, trách mắng. Hơn lúc nào hết, "hậu" kỳ thi là giai đoạn để cha mẹ gần gũi, chia sẻ, đồng hành.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng (Khoa Tâm lý giáo dục - Học viện Quản lý Giáo dục) cũng khẳng định: Nhiều hậu quả thương tâm đến với HS và gia đình sau các kỳ thi quan trọng được ghi nhận trong xã hội. Nguyên nhân do gia đình, cha mẹ chì chiết, so sánh, mắng mỏ vì kết quả thi chưa tốt. Điều đó sẽ đẩy trẻ vào suy nghĩ tiêu cực.

Khi trẻ đang sốc về mặt tâm lý nếu tiếp tục bị tác động bên ngoài sẽ chuyển trạng thái tổn thương tâm lý, tâm lý tiêu cực khó cứu vãn. Khi trẻ tiêu cực sẽ cảm thấy chấp chới về tương lai, người thân bỏ rơi, bạn bè coi thường, xã hội không công nhận, bản thân bất tài không làm được điều mong muốn...dẫn tới phá phách, chống đối, bỏ nhà ra đi hay nặng hơn là hành động tiêu cực.

"Trong mọi trường hợp, hãy động viên, chia sẻ, giúp trẻ biết chấp nhận và làm lại tốt hơn thay vì mắng mỏ, so sánh... Tất cả tác từ người lớn không thay đổi được kết quả thi cử mà chỉ dẫn tới hành động tiêu cực ở lứa t.uổi rất nhạy cảm..."- PGS. TS Trần Thị Minh Hằng khuyến cáo.

Điểm tựa sau những kỳ thi - Hình 2

Sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần động viên HS với kết quả đạt được.

Giải quyết tâm lý từ "gốc"

Cô Nguyễn Thị Hồng Hải - Giáo viên Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình - Hà Nội) cho rằng: Đạt được kết quả cao thấp trong các kỳ thi nói chung, Kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng không phải là điều bất thường bởi HS có năng lực, ôn tập, rèn luyện khác nhau. Điều quan trọng hãy giúp HS hiểu năng lực bản thân tới đâu để chọn trường, nghề... phù hợp; biết chấp nhận thực tế về mình để không bị "sốc" khi kết quả không theo mong muốn.

Theo cô Nguyễn Thị Hồng Hải, để giải quyết những cú sốc tâm lý sau các kỳ thi, nhà trường, GV phải tiến hành sớm. Trước khi diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường luôn tổ chức họp phụ huynh. GV sẽ tư vấn cho gia đình hiểu về tính cách, đặc điểm, sức học... mỗi HS ra sao? nên đăng ký trường; ngành nghề, khoa... phù hợp năng lực; có hình thức xét tuyển nào...

Khi phụ huynh hiểu con em mình thì kết quả dù không theo mong muốn cũng biết chấp nhận, không trở thành cú "sốc" đối với bố mẹ để rồi về nhà lại dồn lên con trẻ bằng lời lẽ thái độ thiếu tích cực.

Mặt khác, trong quá trình ôn tập, thầy cô cũng cần giúp HS hiểu đúng khả năng của mình rơi vào "khoảng" nào. Như vậy, không chỉ tốt cho việc chọn trường, chọn nghề mà kết quả thi cũng nằm trong tầm kiểm soát của các em. Từ đó không bất ngờ và biết chấp nhận kết quả.

Thi xong GV chủ nhiệm cần nắm thông tin để có thể tư vấn thêm cho HS có cần thiết thay đổi nguyện vọng phù hợp với năng lực, sở trường bản thân hay không? Động viên HS dù kết quả đạt được ra sao... "Giải tỏa tâm lý HS sau các kỳ thi phải tiến hành từ "gốc". Đó chính là sự tư vấn chọn trường, nghề phù hợp khả năng. Đây cũng là cách giải tỏa tốt tâm lý của HS khi kết quả thi cử đã phản ánh đúng năng lực..." - cô Nguyễn Hồng Hải khẳng định.

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng chỉ ra: Khi HS không đạt kết quả như mong muốn, bố mẹ phải chỗ dựa về mặt tinh thần, phân tích giúp con hiểu thành công với mỗi người là việc biết đứng dậy tại chỗ mình ngã, làm lại để đạt kết quả mà mình chưa đạt được.

Bố mẹ, cần giúp con thấy được kết quả thi cử đã phải phán đúng năng lực của con. Hãy tìm một hướng đi khác, ngành nghề phù hợp với mức điểm thực tế. Gia đình sẽ luôn bên cạnh, tạo điều kiện ủng hộ để trẻ làm lại từ đầu. Hãy nêu những tấm gương của những người thành đạt trong cuộc sống dù trước đó kết quả học tập không giỏi. Nhưng họ đã xuất sắc trong việc chấp nhận sự thật và đứng dậy sau vấp ngã đầu đời.

Đối với những HS, TS Vũ Việt Anh lưu ý: Không có thất bại, chỉ có thêm bài học kinh nghiệm. Mỗi thử thách là dịp để nhìn nhận lại bản thân, thay đổi thói quen, lối sống phù hợp với thực tế. Cần điều chỉnh phương pháp học tập, đặt lại mục tiêu phù hợp, có kế hoach hành động chi tiết, cam kết với bản thân, kiên trì hành động, nhất định các em sẽ chạm tới thành công.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Mới nhất
Quỳnh Alee bị "tóm" nhan sắc thật, ảnh tình tứ với bạn trai tuyển thủ gây sốt03:03Bà Nhân Vlog 1 mình chăm ái nữ, quay vlog, nửa đêm ôm con khóc vì ấm ức 1 điều03:09Quỳnh Bei lộ năm sinh thật chưa từng công bố, CĐM vỡ lẽ bởi sự thật giấu kín03:00Võ Hà Linh livestream bất ổn, quát nhân viên xối xả, "đá xéo" Quyền Leo Daily02:56Cụ bà ở Trung Quốc 67 t.uổi có thai ngoài ý muốn, quyết sinh con, hiện ra sao?03:45Xuân Ca bị đàn chị Linh Ngọc Đàm "liếc", nhan sắc hậu "dao kéo" gây thất vọng02:50Diệp chính thức dọn đồ khỏi nhà Soanh, tuyên bố từ nay sẽ "sống thật"03:11Lan Hương FapTV: Phú bà U30, nhan sắc "trẻ mãi không già" sau 10 năm04:27Trà Đặng lộ vóc dáng sau 1 tháng sinh con, CĐM khen nức nở nhưng nhắc nhở 1 điều03:26Lôi Con được Quang Linh thông báo sắp học ở Việt Nam, tiếp tục ở thêm vài tháng03:01Pam Yêu Ơi trổ tài họa sĩ vẽ chân dung mẹ Salim, tác phẩm khiến ba Long lo lắng02:50Sùng Bầu: "Bà trùm" miến dong khuynh đảo cõi mạng, đổi đời từ bàn tay trắng04:02Xôn xao cô giáo về hưu dạy trên TikTok bị nói lời khiếm nhã, bức xúc lối ứng xử02:52CEO HannahOlala quyên góp 1 triệu USD cho UNICEF nhân ngày sinh nhật lần thứ 4002:58Thơ Nguyễn tuyên bố yêu nhưng sẽ không cưới bạn trai, vì 1 lý do này!03:23Con trai Bảo Thy bộc lộ khả năng đặc biệt, vượt trội hơn hẳn bạn cùng lứa03:03Chú rể tặng áo choàng làm từ 440 triệu đồng t.iền mặt cho cô dâu vào ngày cưới03:14Mẹ bầu Chu Thanh Huyền được Quang Hải chăm tận giường, netizen tấm tắc "xin vía"02:52Quỳnh Bei tốt nghiệp trường ĐH top đầu Việt Nam, lắc hông nhưng không lười học03:09Tiktoker Viên Vibi bị nghi đang mang thai, CĐM soi ra loạt chi tiết khả nghi?03:01

Thông tin đang nóng

Thiệt hại 'khủng' của Tuấn Hưng khi gỡ MV 'Quả táo vàng' sau vài ngày ra mắt
07:30:12 23/05/2024
Tình trẻ kém 14 t.uổi của Trương Ngọc Ánh đăng đàn ẩn ý: "Ân tình bạc bẽo..."
06:30:32 23/05/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ U40 vẫn trẻ đến ngỡ ngàng, càng có t.uổi càng xinh
05:44:31 23/05/2024
Mỹ nhân "độc nhất vô nhị của showbiz" trẻ đẹp bất ngờ sau 30 năm, U55 sống cô độc với 3500 tỷ
06:26:41 23/05/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 33: An Nhiên giở thủ đoạn chia cắt Nghĩa và mẹ ruột, quá nham hiểm khiến ai nấy đều khiếp sợ
06:04:49 23/05/2024
Nghẹn lòng khoảnh khắc Đức Tiến đi chơi vui vẻ cùng con gái 4 t.uổi trước khi qua đời
07:38:10 23/05/2024
Cơ hội để Selena Gomez xóa sạch cái tiếng dựa hơi Justin Bieber
06:12:29 23/05/2024
Hậu sinh đôi, Phương Oanh lần đầu tiết lộ 1 chi tiết đặc biệt liên quan chuyện yêu Shark Bình
08:45:37 23/05/2024
Bạn trai vừa công khai của Nam vương Ngọc Tình là ai?
06:34:46 23/05/2024
Son Ye Jin được vinh danh tại Liên hoan phim Giả tưởng Quốc tế
07:34:45 23/05/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh

07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới

07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...

Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên

07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...

Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera

10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non

Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô

07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?

Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh

07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh

Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc

07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'

07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật

Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực

07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: t.iền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm

07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều t.iền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông

Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo

07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy

Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học

06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến

06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến

TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ

06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018

N.ữ s.inh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu

06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện n.ữ s.inh đang theo học ...

Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ

06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập

Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật

05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Du lịch cộng đồng gặp khó tại huyện miền núi Khánh Hòa

Du lịch

09:52:21 23/05/2024
Khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế về sinh thái, văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Đáng tiếc, tiềm năng này chưa được phát huy đúng mức.

Vòi rồng cao hơn 1.000 m đ.ánh lật nhiều ghe, xuồng trên vùng biển Khánh Hòa

Tin nổi bật

09:51:28 23/05/2024
Theo một số ngư dân, sau khi vòi rồng đi qua, nhiều tàu thuyền bị lật úp, nước tràn vào buồng máy, hư hỏng nặng. Một số thuyền thúng bị đ.ánh bay khá xa.

Nga giải thể ngân hàng Mỹ, đáp trả một động thái liên quan của EU

Thế giới

09:46:42 23/05/2024
Động thái đáp trả việc Liên minh châu Âu đồng thuận sử dụng số t.iền thu được từ tài sản đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine.

Người bệnh mắc ký sinh trùng từ thú cưng tăng mạnh

Sức khỏe

09:42:19 23/05/2024
Bác sĩ nhận định, đây là nguồn chính lây bệnh giun đũa chó mèo cho hai bệnh nhân. Đáng nói, đây chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh nhân đã phải đến viện thăm khám vì nguyên nhân tương tự.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 58: Hậu ký đơn ly hôn, Đức Anh và Hân vật vã trong hoài niệm

Phim việt

09:04:39 23/05/2024
Đức Anh thức dậy một mình trong căn phòng trước đây là phòng của anh và Hân. Những hình ảnh yêu thương xưa cũ của cả hai như thước phim quay chậm chạy qua trước mắt Đức Anh.

Những điều cần nhớ khi thi công nhà mái Thái

Sáng tạo

08:59:32 23/05/2024
Khung mái: Nên sử dụng gỗ tự nhiên như lim, sến, táu,... có khả năng chịu lực tốt, chống mối mọt và cong vênh. Hoặc có thể sử dụng thép mạ kẽm hoặc thép hộp để giảm chi phí nhưng cần đảm bảo chất lượng và được xử lý chống gỉ sét.

Tranh cãi nảy lửa vị trí của Ronaldo trong bức ảnh kỷ niệm: "Chưa có World Cup mà được ở chính giữa cạnh Messi"

Sao thể thao

08:55:35 23/05/2024
Hôm 21/5, FIFA đã gây chú ý khi chia sẻ trên trang cá nhân tấm hình kỷ niệm 120 năm thành lập của cơ quan này. Tại đây, hình ảnh các danh thủ từ các thời đại khác nhau đã xuất hiện, từ Pele, Maradona cho đến Zidane hay Mbappe.

Game IP Đấu La - Đấu La Bang Bang đến rồi!

Mọt game

08:28:40 23/05/2024
Game rảnh tay di động tiên phong trong năm 2024 đến từ IP chính thức của Đấu La Đại Lục, Đấu La Bang Bang, đã phát hành tại Google Play và AppStore.

Trang phục chất liệu tencel mát mẻ cho ngày hè

Thời trang

07:31:10 23/05/2024
Thời tiết nóng ẩm của mùa hè sẽ khiến chúng ta khó chịu. Do đó, nếu muốn có cảm giác mát mẻ, dễ chịu, chúng ta nên lựa chọn những trang phục được làm từ các chất liệu mỏng, nhẹ như đũi, lanh, tencel...

Tuấn Hưng gỡ bỏ MV Quả táo vàng trên YouTube, tránh tiêu cực

Nhạc việt

07:29:40 23/05/2024
Dự án Quả táo vàng được Tuấn Hưng và rapper Phúc Bồ ấp ủ hơn 3 năm và ra mắt ngày 15/5. Đây là sản phẩm đ.ánh dấu sự thay đổi phong cách âm nhạc của chính Hưng.

Trang điểm khi đi biển, đây là 4 lưu ý các chuyên gia dành cho bạn nếu muốn không "toang" làn da

Làm đẹp

07:29:22 23/05/2024
Mùa hè đang đến gần, và những người yêu thích làm đẹp đang lo lắng tìm kiếm câu trả lời: Nên hay không nên trang điểm khi đi biển? Và quan trọng hơn, nếu có trang điểm thì liệu da có bị ảnh hưởng không?

Vẻ đẹp nam tính của diễn viên chuyên trị vai giang hồ Duy Hưng

Hậu trường phim

07:22:13 23/05/2024
Loạt ảnh mới của Duy Hưng khiến nhiều fan nữ rung rinh bởi vẻ đẹp nam tính, lịch lãm, hoàn toàn khác với hình ảnh anh trên màn ảnh nhỏ.

Thảm đỏ Cannes ngày 9: Hoa hậu Pia Wurtzbach hóa Cinderella, nữ ca sĩ hạng A tái xuất sau phốt quát tháo nhân viên

Sao âu mỹ

06:40:09 23/05/2024
Pia Wurtzbach, Izabel Goulart, Kelly Rowland, Elsa Hosk, Isabeli Fontana, Nicky Hilton, Poppy Delevingne... là những ngôi sao nổi bật nhất trên thảm đỏ Cannes 2024 ngày 9.