Cách dùng kem chống nắng đúng cách, không bị vón cục
Kem chống nắng không được dàn đều, khó tán sẽ tạo thành những vệt trắng trên da gây cảm giác khó chịu, bí bách.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bôi kem chống nắng vón cục và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết này nhé.
Tại sao bôi kem chống nắng bị vón cục?
Do thành phần của kem chống nắng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Đa số các loại kem chống nắng thường chứa chất tạo màng (film forming agent) hoặc silicone trong thành phần, nhằm mục đích là tạo lớp phủ bảo vệ da và làm căng mướt bề mặt da. Thế nhưng, những chất đó sẽ không thể nào thẩm thấu vào da nên mới gây ra tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục.
Bên cạnh đó, khi dùng một số mỹ phẩm khác cùng với kem chống nắng cũng có thể là nguyên do cho hiện tượng dính lớp, vón cục. Từ đó, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến da đổ dầu thừa và lên mụn.
Do sự kết hợp của các thành phần gốc dầu và nước
Đa số các sản phẩm gốc dầu sẽ không hòa tan được với các sản phẩm gốc nước, vì thế mà hiện tượng bị tách lớp và vón cục trên da diễn ra. Một ví dụ thực tế, bạn sử dụng dầu dưỡng ẩm trước và sau đó thoa kem chống nắng. Khi đó, tình trạng kem chống nắng bị vón cục có nguy cơ xảy ra cao.
Do sử dụng quá nhiều
Khi sử dụng quá nhiều các sản phẩm lên da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, serum dưỡng da,… sẽ khiến da không thể thẩm thấu và hấp thụ được hết các dưỡng chất. Từ đó, phần dưỡng chất bị thừa lại sẽ khiến cho kem chống nắng bị bết dính, vón cục.
Do tình trạng da mỗi người
Tình trạng kem chống nắng bị vón cục có nguy cơ xảy ra cao hơn với người có làn da khô, bong tróc, làn da không được tẩy tế bào chết thường xuyên hay không được dưỡng ẩm. Lý do là vì sự kết hợp của dầu thừa và tế bào chết tạo nên hiện tượng kết tủa, vì thế mà xuất hiện tình trạng bị vón cục, da không đều màu, khô mốc.
Video đang HOT
Cách dùng kem chống nắng đúng cách, không bị vón cục
Dưỡng ẩm đầy đủ trước khi thoa kem hạn chế tình trạng vón cục
Đảm bảo dưỡng ẩm cho da trước khi sử dụng kem chống nắng nhằm giúp kem chống nắng thẩm thấu vào da cách tốt nhất. Từ đó, hạn chế được tình trạng kem chống nắng vón cục, xuất hiện những hạt li ti dẫn đến mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, việc kem thẩm thấu vào da cách hiệu quả còn giúp da được bảo vệ cách tối ưu.
Nếu da của bạn khô và thiếu ẩm, kem chống nắng có thể không thẩm thấu vào da một cách tốt nhất, dẫn đến tình trạng vón cục hoặc lớp kem chống nắng không đều trên da. Ngoài ra, da khô và thiếu ẩm cũng có thể dễ dàng bị tổn thương bởi tác động của ánh nắng, khiến cho kem chống nắng không thể bảo vệ da tốt nhất.
Vì vậy, trước khi sử dụng kem chống nắng, hãy đảm bảo rằng bạn đã dưỡng ẩm cho da một cách đầy đủ bằng cách sử dụng kem dưỡng da hoặc serum dưỡng ẩm. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu, hãy chọn các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn và thực hiện dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày.
Bôi kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 15 – 20 phút
Da có thể bị tổn thương ngay khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, vì vậy sử dụng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài từ 15 – 20 phút sẽ đảm bảo kem thẩm thấu vào da, tạo nên lớp màng chắn bảo vệ tối ưu, gia tăng khả năng chống nắng hiệu quả.
Thoa kem chống nắng với liều lượng phù hợp, vừa đủ
Liều lượng sử dụng kem chống nắng trên da phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ nhạy cảm của da và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi bôi kem chống nắng bạn không nên bôi một lượng kem quá nhiều, bạn chỉ nên thoa một lượng nhỏ, sau khi đã tán đều hãy thoa tiếp lượng kem còn lại. Bạn có thể áp dụng công thức sau:
Khoảng 2g kem chống nắng khi bôi trên da mặt (khoảng bằng 1 đồng xu)
Khoảng 4g kem chông nắng khi thoa da body (khoảng 3 – 4 đồng xu)
Bôi kem chống nắng đúng cách
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology đã chỉ ra rằng việc sử dụng đúng lượng kem chống nắng và thoa đều lên da có thể giảm nguy cơ bị vón cục của kem chống nắng. Để tránh tình trạng kem chống nắng bị vón khi bôi lên da, bạn cần lưu ý các bước sau:
Chấm kem chống nắng thành từng điểm trên mặt: Để hạn chế sử dụng lượng kem quá nhiều dẫn đến tình trạng vón, bạn nên chia nhỏ liều lượng kem. Việc chấm kem chống nắng thành từng điểm trên mặt giúp bạn kiểm soát được lượng kem sử dụng. Từ đó, hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều kem chống nắng dẫn đến hiện tượng vón cục.
Vỗ và tán nhẹ để kem thẩm thấu vào da: Thành phần kem chống nắng không thẩm thấu vào da dẫn đến tình trạng vón cục, gây mất thẩm mỹ. Vì thế, sau khi thoa kem chống nắng, bạn nên vỗ và tán nhẹ nhằm giúp tinh chất kem thẩm thấu hết vào da.
Dựa vào loại da của bản thân để lựa chọn kem chống nắng phù hợp
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp, giúp da dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng vón cục. Dưới đây là một số gợi ý giúp chị em lựa chọn kem chống nắng phù hợp:
Lựa chọn kem chống nắng có chứa thành phần lành tính và không gây kích ứng cho da. Các thành phần gây kích ứng cho da như: Oxit kẽm, titan dioxit hoặc tinh chất từ thực vật.
Kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) phù hợp với loại da của bạn. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy chọn kem chống nắng với SPF thấp, khoảng 15-30. Nếu bạn có làn da dầu hoặc hỗn hợp, bạn có thể chọn kem chống nắng với SPF 30-50. Nếu bạn có làn da khô hoặc trung bình, bạn có thể chọn kem chống nắng với SPF 50 hoặc hơn.
Chọn sản phẩm kem chống nắng dạng kem hoặc sữa, thay vì dạng xịt nếu sử dụng trên mặt. Sản phẩm dạng kem hoặc sữa thường có độ bám dính cao, có thể thẩm thấu vào da cách tốt nhất, giúp hạn chế tình trạng vón cục.
Lựa chọn kem chống nắng không chứa dầu hoặc dạng “oil-free” nếu có làn da dầu hoặc mụn.
Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng kem chống nắng vón cục
Kem chống nắng lợn cợn vệt trắng trên da không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn gây lãng phí sản phẩm, khiến nhiều người tự hỏi: là do dưỡng da sai cách hay do sản phẩm tôi dùng không phù hợp?
Một trong những cơn ác mộng mà không ít cô gái gặp phải trong con đường skincare của mình đó là kem chống nắng lợn cợn vệt trắng trên da.
Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà còn gây lãng phí sản phẩm, khiến nhiều người tự hỏi: là do tôi dưỡng da sai cách hay do sản phẩm tôi dùng không phù hợp?
Trên thực tế, câu trả lời có thể bao gồm cả hai nguyên nhân trên.
Tẩy da chết quá nhiều hoặc quá ít
Các sản phẩm làm đẹp đều sẽ phát huy tối đa tác dụng trên một nền da sạch sẽ và thông thoáng. Tẩy da chết thường xuyên giúp loại bỏ các tế bào da chết và lớp sừng già trên bề mặt để đảm bảo sự hấp thụ tối đa của các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là lớp lem chống nắng.
Tuy nhiên, sự cân bằng cho làn da mới chính là chìa khóa hóa giải tình trạng kem vón cục. Tẩy tế bào chết quá nhiều hoặc quá ít đều có thể khiến da bạn trở nên quá khô hoặc quá nhờn - một trong những yếu tố gây ra hiện tượng tạo ghét chống nắng.
Bạn nên tẩy tế bào chết 1-2 lần mỗi tuần và sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học thay vì vật lý để loại bỏ da chết bị tắc sâu trong lỗ chân lông và dưới bề mặt da hiệu quả hơn.
Làn da bội thực
Để sở hữu vẻ ngoài hoàn hảo, nhiều cô gái không ngại vun đắp cho làn da bằng tầng tầng lớp lớp sản phẩm trang điểm và dưỡng da.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều sản phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kích ứng do hệ vi sinh vật trên da bị tổn thương.
Thoa đắp quá nhiều sản phẩm cùng một lúc, đặc biệt là các loại kem có kết cấu đặc sánh và các sản phẩm gốc dầu sẽ tạo lên một lớp màng ngăn chặn sự hấp thụ của da và khiến lớp kem chống nắng của bạn bị vón cục.
Bằng cách sử dụng luân phiên các sản phẩm vào các ngày khác nhau cũng như lên lịch nên dùng sản phẩm nào vào buổi sáng và buổi tối, bạn sẽ có thể trải rộng tần suất sử dụng các món mỹ phẩm yêu thích mà không sợ làn da quá tải.
Áp dụng sản phẩm sai thứ tự
Thứ tự xếp lớp các sản phẩm chăm sóc da đóng một vai trò rất lớn trong cách chúng phản ứng với nhau. Các sản phẩm mỏng hơn, nhẹ hơn như serum chứa các hoạt chất có cấu trúc phân tử nhỏ, trong khi các sản phẩm đậm đặc như kem chứa các phân tử lớn hơn.
Khi áp dụng không đúng cách, các phân tử lớn hơn sẽ ngăn không cho các phân tử nhỏ hơn hấp thụ vào da, từ đó sản phẩm tạo lên lớp màng thừa bám trên da ngăn chặn kem chống nắng tan ra và thẩm thấu sâu vào da.
Hãy bắt đầu với các sản phẩm có kết cấu lỏng nhẹ như xịt khoáng, nước hoa hồng và huyết thanh), sau đó lần lượt đắp lên kem dưỡng ẩm và thoa kem chống nắng như bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da. Ngoài ra, sau mỗi lớp dưỡng, hãy đợi tối thiểu 30-60 giây để chúng bớt ẩm ướt và hấp thụ hoàn toàn.
Thành phần dễ gây vón cục
Có một số thành phần khó hấp thụ vào da hơn so với những thành phần khác. Các loại silicon như dimethicone, amodimethicone và cyclomethicone,... là những cái tên thường góp mặt trong bảng thành phần kem chống nắng vật lý để tạo ra một lớp rào cản trên tầng biểu bì trên cùng, từ đó bảo vệ chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường như gió và nước. Tuy nhiên, đi kèm với công dụng trên là khả năng kết tụ lại và tạo thành các mảng của những thành phần này.
Xanthan Gum là chất làm đặc, đóng vai trò là chất ổn định và kết dính trong các sản phẩm làm đẹp, ở nồng độ quá cao, nó có thể dẫn đến hiện tượng vón cục.
Để cải thiện được kem chống nắng thành ghét trắng, bạn hãy vỗ nhẹ kem lên da thay vì chà xát khi tho hay kem chống nắng, đặc biệt là những công thức vật lý có công thức có hàm lượng khoáng chất và silicone cao./.
8 mẹo để bảo vệ làn da trong thời tiết nắng nóng Bảo vệ làn da trong thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều hết sức quan trọng, các mẹo bạn có thể tham khảo là thoa kem chống nắng, đội mũ, đeo kính râm... Thoa kem chống nắng: Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ làn da trong mùa hè là thoa kem chống nắng thường xuyên. Kem...