Tại sao da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió? 10 biện pháp giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
Tiếp xúc với giá, đặc biệt là gió lạnh có thể gây kích ứng da với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa rát da – đặc biệt là da mặt.
Vào những ngày tháng mùa hè, dưới tác động của ánh nắng mặt trời da bạn dễ bị đen sạm hoặc cháy nắng. Ngược lại, vào mùa đông, dưới sự tác động của gió làn da của bạn thường bị nổi mẩn, ngứa rát. Nguyên nhân là do gió khiến làn da của bạn mất đi độ ẩm, từ đó khiến da dễ bị kích ứng. Tình trạng này còn được gọi là “bỏng gió”.
1. Chứng bỏng gió là gì?
Bỏng gió là một loại kích ứng da, xảy ra khi nhiệt độ thấp, thiếu độ ẩm và sự tác động của gió làm mất đi lớp dầu tự nhiên khỏi lớp trên cùng của da. Điều này phá vỡ hàng rào bảo vệ da của bạn và để lộ lớp da thứ hai nhạy cảm, làm giảm khả năng giữ ẩm của da, tăng tương tác với các chất gây kích ứng có thể xảy ra và dẫn đến da đỏ, khô và bong vảy, cảm thấy ngứa, rát,… Qua đây cũng có thể lý giải cho việc: ” Tại sao da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió?”.
Những người mắc bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm thường có làn da dễ bị kích ứng. Vì vậy, những người này dễ bị bỏng gió hơn khi ra ngoài trong thời tiết lạnh.
Chứng bỏng gió cũng có thể xảy ra song song với cháy nắng. Theo Tổ chức Ung thư Da, gió tăng cường tác động của tia cực tím (UV) , làm bong lớp da bên ngoài, khiến các lớp bên trong lộ ra, dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác hại của ánh nắng mặt trời. Do vậy, kể cả vào những tháng ngày mùa đông, bạn vẫn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước cả hai tình trạng trên.
Hầu hết các trường hợp bị bỏng gió sẽ cải thiện sau vài ngày, nhưng những trường hợp nặng hơn có thể mất nhiều thời gian hơn để khắc phục.
Bỏng gió là tình trạng da bị mất đi lớp dầu tự nhiên do gió và dễ bị kích ứng (Ảnh: Internet)
2. 10 biện pháp giúp giảm triệu chứng khi bị bỏng gió
Để giảm triệu chứng bỏng gió và giúp da nhanh hồi phục, mọi người có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Sử dụng kem dưỡng ẩm. Khi da bị bỏng gió, lớp dầu tự nhiên trên da bị loại bỏ khiến cho da bị khô, thiếu nước và độ ẩm. Vì vậy, lúc này bạn nên sử dụng kem dưỡng để bổ sung lại độ ẩm cho da.
2. Chườm ấm để giảm mẩn đỏ và làm dịu vùng bị ảnh hưởng. Tránh sử dụng nước nóng trong khi bạn đang bị bỏng gió. Điều này sẽ lấy đi nhiều độ ẩm hơn từ da và kéo dài thời gian phục hồi của bạn.
3. Sử dụng gel lô hội vì lô hội có đặc tính làm dịu, giúp giảm chứng bỏng gió.
Video đang HOT
4. Tắm bằng bột yến mạch, biện pháp này có thể giảm viêm và ngứa.
5. Đắp mặt nạ mật ong để dưỡng ẩm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
6. Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong nhà và ngăn ngừa tình trạng khô da quá mức.
7. Bổ sung những thực phẩm giàu axit béo omega-3. Omega-3 có tác dụng dưỡng ẩm cho da và chống lại tình trạng da đỏ, khô hoặc ngứa do rối loạn da như viêm da dị ứng.
8. Tránh các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng tẩy rửa mạnh. Không nên lựa chọn những sản phẩm có chứa cồn, đặc tính tẩy tế bào chết hoặc nhiều hương thơm. Lựa chọn tốt nhất cho bạn là những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ và ít hương thơm, điều này sẽ ngăn ngừa da bị kích ứng thêm.
9. Bổ sung nước cho cơ thể, như vậy làn da sẽ nhanh chóng được cung cấp nước và tránh tình trạng khô da.
10. Thoa kem hydrocortisone không kê đơn
Đối với những người bị bỏng gió nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất hiện mụn nước lan rộng, cảm thấy đau dữ dội hoặc đỏ rát nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị thêm bằng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm đường uống để giảm bớt triệu chứng bỏng gió.
Thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp da bị bỏng gió nhanh phục hồi (Ảnh: Internet)
3. Cách phòng ngừa chứng bỏng gió
Vào mùa đông, da bạn không chỉ phải đối mặt với chứng bỏng gió mà còn chịu nhiều ảnh hưởng như da nứt nẻ, tăng sắc tố,… Để bảo vệ làn da trong những tháng ngày mùa đông, bạn nên thực hiện một số điều sau:
- Bảo hộ đầy đủ trước khi ra ngoài: Trước khi ra khỏi nhà, nhất là mùa đông lạnh giá bạn nên mặc nhiều lớp quần áo ấm như áo len, áo khoác, găng tay, tất và đặc biệt là đeo khẩu trang để giảm sự tác động của gió đến da mặt.
Lưu ý, bạn không nên mặc quần áo thô ráp vì ma sát có thể gây kích ứng da, dẫn đến mẩn đỏ và khó chịu.
- Thoa kem chống nắng đầy đủ: Nhiều người thường lầm tưởng rằng không cần thoa kem chống nắng vào mùa đông vì ít có ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, tia UV vẫn xuất hiện ngay cả khi trời không có nắng. Do vậy, bạn nên thoa kem chống nắng trong tất cả các mùa trong năm. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Lý do gió gây kích ứng tới da là do gió làm tăng tốc độ bốc hơi ẩm từ da, dẫn đến mất nước và khiến da bị khô. Do vậy, để giảm sự tác động của gió tới làn da, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cả ban ngày và ban đêm.
- Uống nước đầy đủ: Có vẻ uống nhiều nước vào mùa đông sẽ khó khăn hơn mùa hè nhưng bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài uống nước, mọi người có thể bổ sung thêm các món canh, nước ép,… để giúp da được giữ ẩm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để giảm thiểu tình trạng mất độ ẩm của da
- Hạn chế tiếp xúc: Dành thời gian dài ở ngoài trời trong điều kiện lạnh và nhiều gió sẽ làm tăng tác động của chứng bỏng gió. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng mất độ ẩm và kích ứng da càng lớn. Vì vậy, bạn nên giảm thiểu việc tiếp xúc kéo dài với điều kiện lạnh và gió bằng cách nghỉ giải lao và ở trong nhà.
Kết luận lại, da thường bị nổi mẩn ngứa khi gặp gió là do da bị mất đi độ ẩm do sự tác động của gió, nói cách khác đây là chứng bỏng gió. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng tới da nhưng có thể gây kích ứng và khó chịu. Vì vậy, trong những tháng ngày mùa đông, mọi người nên có chế độ chăm sóc da phù hợp, đặc biệt nên thoa kem dưỡng ẩm và chống nắng đầy đủ.
Da khô khi trời lạnh, hanh: Cách giúp da mềm mịn trở lại
Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, hạnh khô thì cũng là lúc da khô rát, nẻ, dễ nổi mẩn ngứa hơn.
Có cách nào giúp da mềm mịn?
Khi bước sang mùa đông, chúng ta sẽ thấy da khô hơn. Đó là do mùa đông thời tiết lạnh, độ ẩm không khí giảm đi rất nhiều.
Thời tiết lạnh khiến mạch máu co lại làm hoạt động trao đổi chất trong da giảm sẽ khiến da khô và kém nhuận sắc.
Ngoài ra, khi thời tiết lạnh, chúng ta thường dùng nước nóng để tắm, rửa mặt... khiến lớp màng bảo vệ da bị suy yếu, làm giảm tác động liên kết chặt trên bề mặt da và làm mất độ ẩm của da nhanh hơn. Từ đó khiến da khô hơn và dễ tái phát các bệnh lý ngoài da...
Thời tiết lạnh sẽ khiến da khô hơn.
Cách giữ cho da mềm mịn trong mùa lạnh
- Bảo vệ da: Trước hết, để tránh tình trạng da khô vào mùa đông, chúng ta cần thay đổi những thói quen khiến da dễ bị khô hơn:
Không dùng nước nóng mà chỉ tắm, rửa mặt với nước ấm. Thời gian thoa sữa rửa mặt chỉ trong vòng 1 phút; thời gian tắm chỉ khoảng 7 phút.
Dùng sữa rửa mặt, sữa tắm phù hợp với type da. Type da khô thường thiếu lớp lipid bảo vệ da, do đó các sản phẩm cần chọn là dòng dịu nhẹ, không xà phòng, pH trung tính 5.5 -6.5. Tốt nhất nên chọn loại không có hương liệu và chất bảo quản.
Nếu đã thực hiện tốt bước này rồi mà da vẫn khô kèm theo triệu chứng ngứa thì nên chọn sữa rửa mặt có chứa thành phần hỗ trợ độ ẩm như: glycerin, ceramide, niaciamide, lipid.
Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để bổ sung độ ẩm cho không khí.
Giữ ấm bằng quần áo chất liệu mềm như cotton, lót lụa bên dưới quần áo may từ các loại vải có tính cọ xát mạnh dễ gây kích ứng da như len, sợi polyester... Sử dụng các sản phẩm giặt quần áo, dầu xả không chứa hương liệu.
Không sưởi ấm không khí bằng lò sưởi hoặc nguồn nhiệt khác vì sẽ làm không khí khô hơn.
Bảo vệ da khỏi không khí lạnh, môi trường khói bụi. Khi ra ngoài cần đeo găng tay, không để da lộ trực tiếp với không khí lạnh.
Vẫn sử dụng kem chống nắng ngay cả khi không nhìn thấy mặt trời vào mùa đông. Sản phẩm chống nắng phù hợp cho da khô là dạng kem sẽ tốt hơn là gel hay lotion. Nên chọn sản phẩm có các thành phần cấp ẩm cho da như hyaluronic acid và ceramides. Tuyệt đối không dùng các dòng kem chống nắng chứa cồn hoặc paraben vì sẽ làm vấn đề khô da trầm trọng hơn.
- Chăm sóc da : Độ ẩm mọng của làn da là kết quả của hai hoạt động cấp ẩm và cấp nước. Trong đó cấp nước là hoạt động của các chất hút ẩm, hút nước từ môi trường bên ngoài cũng như nước ở lớp bên dưới da vào trong da. Từ đó tạo nên thể ngậm nước giúp tạo thể tích nước dự trữ cũng như môi trường trong da.
Khi da được chăm sóc đúng cách sẽ mềm mịn ngay cả khi thời tiết lạnh, hanh khô.
Cấp ẩm là hoạt động các chất trong lớp thượng bì của da được lên kết chặt làm cho nước cũng như độ ẩm bên dưới da được giữ lại không bay hơi.
Sau bước làm sạch da (tẩy trang - rửa mặt) bôi ngay kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn độ ẩm. Kem dưỡng ẩm dùng trong mùa đông nên chọn sản phẩm có kết cấu đặc như dạng cream, ointment sẽ giúp dưỡng ẩm tốt hơn.
Thành phần cấp ẩm cho da gồm:
Hút ẩm: Glycerin, hyaluronic acid, panthenol, urea, AHA...
Làm mềm: Propylene glycol, jojoba oil, dimethicone...
Khóa ẩm: Dầu khoáng, dầu squalene, stearic acid...
Nếu đã thoa kem dưỡng ẩm mà da vẫn khô, nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ khác như đắp mặt nạ, xịt khoáng và serum cấp ẩm với các thành phần thuộc các nhóm trên.
Mùa thu, tóc rụng nhiều gấp 4 lần: Đây là cách để chị em khắc phục vấn đề Đây chắc chắn là khoảng thời gian mà nhiều chị em đều than thở về tình trạng 'tóc rụng như lá mùa thu'. Mùa thu bắt đầu, nhiệt độ thay đổi khiến độ ẩm giảm, sức đề kháng của cơ thể và làn da cũng suy giảm. Lúc này da đầu cũng bước vào thời kỳ nhạy cảm và yếu hơn bình thường,...