Đón nhận bó hoa rừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên , cô giáo Đồng Thị Thúy , Hiệu trưởng và các thầy, cô giáo nhà trường nở nụ cười tươi hạnh phúc.
Bó hoa đầy tình cảm mà các học trò dành tặng thật trân quý, nhưng điều làm cô Thúy và các thầy, cô trong nhà trường vui mừng hơn tất thảy, đó là sự đoàn kết, chung tay. Đã có những thời điểm rất khó khăn khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nhưng bằng tình yêu thương, sự kiên trì, bám xã, bản của các thầy cô để động viên mà các gia đình đã đồng ý cho con em đến trường đầy đủ, học tập tốt…
Chúng tôi có mặt tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ vào một ngày nắng ít ỏi tháng 11. Cô giáo Đồng Thị Thúy, Hiệu trưởng nhà trường dẫn chúng tôi đi tham quan và giới thiệu về ngôi trường vùng cao với nhiều các em học sinh dân tộc khác nhau. Trường hiện có 805 em học sinh, một điểm trung tâm và 4 điểm trường lẻ. Điểm trường xa nhất cách trung hơn 12km.
Tại điểm trường chính, hiện có 341 em học sinh ở các điểm bản về đây học bán trú. Chiều chủ nhật, các em sẽ đi bộ 3, 4 tiếng đồng hồ từ nhà tới trường và sau buổi sáng thứ 6 hằng tuần, các em sẽ lại leo bộ, vượt núi rừng trở về với gia đình. Tuần nào cũng vậy.
Cô giáo vùng cao kiên trì tới từng nhà vận động các em học sinh đến lớp học.
Hôm chúng tôi có mặt ở đây trao quà, gặng hỏi thế nào gặp hai bạn học sinh lớp 2 nhà gần như xa nhất là Thào Thị Phương và Sùng Thị Chu. Khi nghe Phương và Chu kể về quãng đường dài 15 và 17km từ nhà tới trường, các em phải di chuyển từ khi mặt trời đứng đỉnh đầu, trong cái nắng chang chang mới kịp, bởi quãng đường mòn toàn đá, lại toàn phải lội suối, băng rừng khiến ai cũng chạnh lòng…
Theo cô Thúy, ở huyện vùng sâu, vùng xa Mường Nhé của tỉnh Điện Biên , mỗi giáo viên nói riêng và cả huyện nói chung, ngoài công tác chuyên môn, các thầy, cô còn phải làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp.
Như ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ, tuy là trường trung tâm, gần huyện nhưng tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ việc dân trí, nhận thức chưa cao khiến việc vận động học sinh ra lớp rất khó khăn. Mọi năm, thời điểm trước khi khai giảng năm học mới, các thầy, cô đều phải di chuyển tới các hộ gia đình ở các xã, bản cả tuần đề vận động.
Năm nay, các thầy cô “có thêm” thời gian để cuốc bộ lội suối băng rừng, ở lại xã, bản lâu hơn, bởi khi đại dịch COVID-19 “gõ cửa”, các em ở nhà lâu không muốn đến trường, cộng với hoàn cảnh khó khăn, mải nương rẫy nên gần như bố mẹ không quan tâm tới việc học của con em mình.
“Dưới cái nắng của mùa hè oi bức người ai cũng ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn còn hơn gặp hôm mưa, bởi đường trơn trượt đi bộ từ đầu bản tới cuối bản thực sự là một thử thách không nhỏ. Tới nhà các em thì thương lắm, toàn nhà bức vách bằng tre, mái lợp bằng bạt, trong nhà thì đơn sơ, tuềnh toàng, các em nhỏ không đủ quần áo để mặc, bữa ăn chỉ vỏn vẹn một xoong cơm, bát cánh, đĩa rau. Đôi khi, có những nhà, bọn mình phải đi đến ba, bốn lần vận động, gia đình mới cho con đến trường…” – cô giáo Cao Thị Nguyệt chia sẻ về những kỷ niệm khi tới vận động các em đến trường.
Có lẽ quãng đường trèo qua những quả đồi, lội qua những con suối khá dài, hơn 10km mới có thể tới được nhà các em học sinh nhưng điều đó chẳng thấm vào đâu so với một tương lai rất dài đang chờ các em phía trước. Vì lẽ đó, nên để đảm bảo sĩ số 98-100%, bất chấp khó khăn về khoảng cách và địa lý, các thầy, cô giáo luôn rất kiên trì.
“Từ ngày 27/4 trở lại học, sau mỗi buổi sáng lên lớp, các thầy, cô giáo lại nhanh chóng đến các xã, bản để vận động học sinh đến trường. Bằng tình yêu thương, sự kiên trì, cùng sự giúp đỡ từ các già làng, trưởng bản, các lớp học đông dần. Mỗi lớp học không ghế trống, lúc đó, chỉ đứng ngắm các em học sinh miệt mài với con chữ qua cửa sổ thôi cũng đã thấy hạnh phúc lắm rồi…” – cô giáo Đồng Thị Thúy chia sẻ trong ánh mắt long lanh.
Năm 1999, khi tuổi mới hơn đôi mươi, lúc đó vừa đặt chân lên địa bàn công tác, mọi thứ cô Thúy nhìn thấy về cơ sở vật chỉ vỏn vẹn những mái nhà tranh, vách đất, khó khăn vô cùng. Hơn 20 năm nhìn lại, giọt nước mắt cô lại ứa ra vì những em nhỏ sinh ra vốn chỉ biết ngô, khoai sắn thì nay đã biết đọc, biết viết… Dần người dân nghèo nơi đây đã hiểu, chỉ có học mới đem lại một tương lai tốt đẹp.
Theo cô Thúy, giờ tuy cơ sở vật chất mỗi năm đều nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành nhưng các phòng chức năng còn thiếu nhiều, chưa đủ điều kiện đáp ứng tốt nhất, vẫn còn lớp học nhà bằng mái tôn. Vào những ngày hè, thời tiết nắng nóng, cộng với thi thoảng ở đây hay lốc và gió cuốn, nơi ngủ nghỉ, nhà bán trú của các em luôn khiến thầy, cô lo lắng…
Cơn mưa rừng vùng cao Mường Nhé cuối chiều bỗng rơi nặng hạt như trút, nỗi lo lắng lại càng hiện rõ lên khuôn mặt các thầy, cô khi con đường đi bỗng chốc nhão nhoét, trơn trượt. Trong khu nhà ăn học sinh, tiếng vỗ tay, tiếng hát vẫn lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của các em học sinh, dường như chúng át đi những muộn phiền mà các thầy, cô nhà trường đang trăn trở, bỗng tạo một nguồn động lực lớn lao để các thầy, cô thêm vững tin cho chặng đường đầy gian nan, thắp sáng sự học nơi vùng cao…
Phát hiện đối tượng vào nhà nghỉ mang theo 4 kg thuốc phiện
Ngày 13-11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lai Châu cho biết vừa bắt quả tang Lầu A Nhè (SN 2002), trú tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Cơ quan chức năng bắt quả tang đối tượng Nhè vận chuyển trái phép ma túy
Trước đó, khoảng 15h45, ngày 12-11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Lai Châu bắt quả tang Nhè cùng số tang vật trên tại phòng nghỉ. Tang vật thu giữ 4,12 kg nhựa thuốc phiện.
Qua điều tra, bước đầu Lầu A Nhè khai nhận đã mua số thuốc phiện trên của một đối tượng quốc tịch Lào với giá 70 triệu.
Để vận chuyển đi tiêu thụ, Nhè giấu ma túy vào bao đựng thóc và gửi xe khách theo tuyến Điện Biên - Lai Châu. Còn Nhè đi xe máy từ huyện Mường Nhé, Điện Biên sang TP. Lai Châu trước để chờ đón hàng.
Tại đây, Nhè đem bao thóc có giấu thuốc phiện trên về phòng nghỉ, chờ mang đi tiêu thụ thì bị lực lượng Công an bắt giữ.
“Cô giáo xóa mù” ở bản Xà Thề Phìn Học xong chương trình THCS, Nguyễn Thị Huệ tình nguyện viết đơn xin đi dạy xóa mù. Do ít người nên học sinh tuổi nào cô cũng nhận. Cô còn vận động phụ huynh học sinh, những người chưa biết chữ tham gia học cùng. Trường Tiểu học Na Cô Sa nơi cô Huệ ngày đêm gắn bó. Hiện cô Huệ là giáo...
Tin mới nhất
Nữ sinh giành giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử: 'Không chỉ thi cho mình'
22:30:32 21/01/2021
Nguyễn Khánh Chi (lớp 12C2, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) đã chọn từ xứng đáng để nói về Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử vừa qua: Có lý do xứng đáng để nỗ lực và những nỗ lực đã được đền đáp xứng đáng.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Hà Tĩnh - bắt đầu từ đội ngũ giáo viên
22:27:15 21/01/2021
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Ước mong của người thầy nghèo cho học sinh dân tộc thiểu số
22:25:24 21/01/2021
27 năm gắn bó với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy A Phiên chỉ mong học trò của mình được ăn no, mặc ấm khi đến trường.
Quảng Nam vượt lên dịch bệnh, 2 lần tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT
22:19:29 21/01/2021
Quảng Nam là một trong số ít địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT làm 2 đợt. Các phương án tổ chức thi trong điều kiện dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp được địa phương xây để chủ động trong mọi tình huống.
Chương trình 'Vì mái trường xanh' mở rộng ra 30 trường học
22:14:50 21/01/2021
Chương trình Vì mái trường xanh được mở rộng quy mô lên 30 trường Tiểu học và THCS nhằm mục đích thu gom rác thải và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học.
Tuyển sinh 2021: Thí sinh không muốn “trượt oan” thì ghi nhớ ngay các lưu ý này
22:12:46 21/01/2021
Các trường ĐH đã tự chủ nên có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh phải đọc kỹ đề án tuyển sinh của các trường trước khi đăng kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH để tránh trượt oan.
An toàn trên hết!
22:09:21 21/01/2021
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết sở GD&ĐT tỉnh, thành phố yêu cầu các trường phải báo cáo kế hoạch tổ chức ngoại khóa, dã ngoại và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.
“Người trong cuộc” nói về đề xuất bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật
21:46:13 21/01/2021
Những ngày qua dư luận bàn tán nhiều về chất lượng các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh và đưa ra đề xuất nên bỏ cuộc thi này.
Những con số nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia 2020-2021
21:43:12 21/01/2021
Nét nổi bật của Kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm nay là tất cả các đơn vị dự thi đều có học sinh đoạt giải. Trong đó, 26 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhất, 53 đơn vị có học sinh đoạt giải Nhì, 64 đơn vị có học sinh đạt giải Ba.
Khi sinh viên không mặn mà cơ sở ngoại thành!
21:26:33 21/01/2021
Có thể nói việc các trường ĐH xây dựng cơ sở mới ở khu vực ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận là thực hiện đúng với chủ trương di dời hệ thống trường học ra xa khu vực trung tâm để giải quyết tình trạng quá tải về giao thông nội thành.
Nam sinh TP.HCM đạt thủ khoa môn toán thi HSG quốc gia: 'Học toán không nên học một mình'
21:20:14 21/01/2021
Kiệt nó ghiền môn toán nên nhiều hôm ngồi học mà nó quên cả giờ đi ngủ, tôi phải nhắc, bố Kiệt chia sẻ. Còn tân thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2020 cười: Học toán không nên học một mình.
'Ở trường các con có dùng ống hút nhựa không?'
21:15:49 21/01/2021
Lắng nghe câu hỏi, từ phía dưới sân trường, hầu hết các em nhỏ có mặt đều đồng thanh đáp: Có ạ. Có em nhỏ chia sẻ, mỗi ngày đều uống một chai nước lọc, đồng nghĩa với việc sẽ sử dụng thêm một chai nhựa.
ĐH Kinh tế - luật tuyển thẳng mỗi trường THPT 1 học sinh giỏi nhất
21:10:13 21/01/2021
Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 với 5 phương thức và đa dạng hình thức như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Làm thế nào để học từ vựng tiếng Anh?
21:00:17 21/01/2021
Cô giáo tiếng Anh Moon Nguyen chia sẻ bí quyết học từ vựng nhanh, nhớ lâu và thiết thực với mỗi người.
Giáo viên đánh giá trẻ lớp 1 năm nay 'học nhanh hơn'
20:56:52 21/01/2021
Nghe cả lớp đọc trơn một đoạn văn 4-5 dòng sau khi đọc thầm, cô Hoàng Quỳnh Anh, trường Tiểu học Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, mỉm cười ưng ý.
Bất ngờ vì con đọc thông, viết thạo sau một học kỳ
20:54:46 21/01/2021
Nhận tin con đạt điểm 10 Tiếng Việt, anh Quang Thạch, 37 tuổi, sửng sốt vì chỉ vài tháng trước đã nghĩ không biết bao giờ con biết đọc, biết viết.
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "đại học"
20:35:26 21/01/2021
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, đa số sẽ học tiếp lên THPT, số lượng thí sinh lựa chọn học nghề rất ít.
Đại học Kinh tế quốc dân sẽ thành lập thêm 3 trường thành viên
20:31:09 21/01/2021
Trong kế hoạch 5 năm tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có định hướng trở thành Đại học. Trong cơ cấu sẽ có ít nhất 3 trường thành viên là Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ.
Hàng nghìn học sinh tiểu học Thọ Sơn múa hát xoan, nhảy dân vũ giữa giờ
20:30:07 21/01/2021
Giữa giờ học, gần 1. 800 học sinh và giáo viên Trường tiểu học Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) múa, hát xoan nhịp nhàng.
Hội Khuyến học Nghệ An đẩy mạnh phong trào "Tiếng trống học bài"
20:24:00 21/01/2021
Hội Khuyến học Nghệ An đẩy mạnh phong trào Tiếng trống học bài trong khu dân cư nhằm quản lý tốt học sinh học bài, làm bài tập ở nhà, tránh xa, không vướng vào các tệ nạn xã hội.
Học trò chết đuối khi đi ngoại khóa: Xin đừng "đùa" với... nước!
20:21:03 21/01/2021
Một học trò lớp 4 tại TPHCM tử vong vì đuối nước trong chuyến ngoại khóa của trường. Trước đây, từng xảy ra không ít vụ đuối nước thương tâm xảy ra với học trò.
5 kỹ năng quan trọng nhất doanh nghiệp Nhật yêu cầu ở lao động Việt Nam
20:19:13 21/01/2021
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho biết những điểm nổi bật khi đầu tư vào Việt Nam là chi phí nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào, thêm vào đó là chất lượng nguồn lao động cao.
Quảng Bình có 41 học sinh đạt giải tại kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia
20:15:01 21/01/2021
Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT năm học 2020-2021, Quảng Bình có 62 em dự thi, trong đó có 41 thí sinh giành giải. Số thí sinh này đều đến từ Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Câu chuyện giáo dục: Nước mắt học trò
19:50:20 21/01/2021
Đã lâu lắm rồi tôi mới thấy nước mắt của một cậu học trò tại lớp học liên quan đến kết quả học tập.
Để có một đề văn hay
19:48:28 21/01/2021
Đề văn đầu tiên phải chuẩn, chính xác, bao hàm được kiến thức đã học. Tiếp theo sau đó phải có tính giáo dục, định hướng thẩm mỹ. Và cuối cùng mới xét đến tính hay, thú vị, gợi hứng thú cho thí sinh.
Nguyên tắc nào chi phối đề văn theo hướng mở?
19:41:57 21/01/2021
Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 ở Hà Nội gây xôn xao dư luận vì tính hàn lâm ở câu lý luận văn học thì lại thêm một đề văn ở Gia Lai gây ngỡ ngàng bởi dẫn ra ngữ liệu có phần nhạy cảm.
'Lên đời' đại học: Cần vì thực lực chứ không vì danh
19:39:34 21/01/2021
Cách đây khoảng hơn chục năm, hàng loạt trường cao đẳng lên đời thành trường đại học, thì xu hướng phát triển hiện nay là hàng loạt trường đại học đang chuẩn bị để trở thành đại học.
Chính thức bỏ bài thi SAT II
14:56:45 21/01/2021
Tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board (Mỹ) vừa đưa ra thông báo sẽ ngừng tổ chức các bài thi SAT Subject Tests (SAT II) và SAT Essay trong bối cảnh tuyển sinh đại học đang thay đổi. Thí sinh sẽ được hoàn lại lệ phí đã đóng.
Tuyển sinh đại học 2021: Cân nhắc khối ngành sức khỏe
14:43:58 21/01/2021
Chưa khi nào, cánh cửa vào đại học (ĐH) khối ngành sức khỏe lại rộng mở như như năm nay khi có thêm hàng nghìn chỉ tiêu đến từ các trường có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP HCM … Sự lấn...