Chuyện của những “lớp học trên mây” ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối “bắt” trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con “tương lai”

Theo dõi VGT trên

Ở những “lớp học trên mây” vùng cao Mường Tè, ngoài công tác giảng dạy, một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của các giáo viên là vận động lũ trẻ đến trường đầy đủ.

Mỗi tuần, hành trình vượt suối, băng rừng hàng chục km của họ như trò chơi cút bắt, thầy cô đến, lũ trẻ lại chạy ù đi trốn, hoặc khóc hết nước mắt. Nhưng thiếu một học sinh, họ nhất quyết không về…

Sáng thứ hai đầu tuần, với đa phần giáo viên ở dưới xuôi là thời gian của những lễ chào cờ trang nghiêm, những giờ hoạt động đầu tuần, giao ban tổ bộ môn, là những giờ dạy khởi đầu của một tuần mới, trò và thầy đều háo hức. Thứ hai đầu tuần của các giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu) lại là lúc bắt đầu trò “cút bắt” giữa họ và các học sinh bé nhỏ của mình.

Chiều thứ sáu, sau khi ăn trưa, lũ trẻ nhấp nhổm thu xếp đồ đạc, đi bộ hàng chục km về nhà với bố mẹ. Sau hai ngày cuối tuần ở bên gia đình, chúng bện hơi, nhớ nhà, nhớ bố mẹ, nhiều đứa chẳng chịu quay lại trường học mà “cúp cua” luôn. Nhưng đương nhiên, các thầy cô của chúng đâu có chịu!

Cách trung tâm thị trấn Mường Tè gần 100km và cách thành phố Lai Châu gần 300km, ngôi trường ở xã vùng cao biên giới Thu Lũm này có 578 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Trường có 2 điểm trường chính với 400 học sinh, 10 điểm trường lẻ ở bản xa (chủ yếu dạy học sinh lớp 1, 2 với hơn 100 học sinh, trong đó 6/10 điểm được mở vào năm nay), và chỉ khi mỗi lớp được lấp đầy sĩ số, các giáo viên mới bắt đầu dạy học.

Tuần nào cũng thế, sau khi học sinh quay trở lại trường, các giáo viên sẽ điểm danh học sinh, và dành cả ngày thứ hai để băng rừng, vượt suối đến tận nhà mấy nhóc trốn học vận động chúng trở lại trường. Nếu thứ hai chưa gom đủ, thứ ba họ sẽ quay lại thuyết phục thêm. Không có ngoại lệ. Không vì một lý do nào mà một em bé bị “bỏ lại” ở nhà.

Do đường vào các bản gập ghềnh, hiểm trở, học sinh phần lớn là người thiểu số, chưa rành rẽ tiếng Kinh, thường thì một số giáo viên người địa phương, những người thạo địa hình, hiểu rõ văn hóa, có sức khỏe tốt sẽ nhận lãnh nhiệm vụ này. Nhưng đôi lúc, chính cô Hiệu phó Phạm Thị Thái phải đích thân cùng đi vận động thì mới êm xuôi.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 1

Cô Thái cùng một thầy giáo băng quãng đường rừng 20km từ trường tiểu học Pa Ủ vào bản Hà Xi để vận động 4 em học sinh, 2 em lớp 1, 2 em lớp 2 quay trở lại trường.

Ra trường năm 1999, cô Thái có 7 năm làm giáo viên ở quê nhà Tuyên Quang trước khi đến Lai Châu. Cô đã gắn bó với những rẻo cao, những học sinh ở Mường Tè suốt 14 năm nay, từ cái ngày con gái mới 10 tháng t.uổi. ” Hồi ấy, viết thư xung phong lên đây, mình cũng chưa ngờ là khó khăn vất vả đến thế. Ngày nhận trường, mình đi xe ôm từ thị trấn vào, nước ngập gần rốn, anh xe ôm còn bị trôi xe trong lũ. Đi được một đoạn nữa thì đường sụp, cây đổ ngổn ngang, mình và 3 anh đồng nghiệp nữa đi bộ. Anh xách hộ bao gạo, anh xách hộ cái chậu…, 4 anh em đi đoạn đường chưa đến chục km mà từ 10 giờ trưa đến 3 giờ chiều mới đến nơi. Trên người lúc ấy có mỗi gói xôi con con mình mua ngoài thị trấn, 4 anh em bẻ chia nhau ăn… ” – cô Thái hồi tưởng.

Từ buổi đầu là giáo viên dạy lớp 3, vừa phải xoay con nhỏ, vừa lo việc trường lớp, ở cái nhà lắp ghép bằng tôn xanh cho đến giờ là hiệu phó Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ, cô Thái đã quen thuộc với cảnh “dụ dỗ” học sinh về trường mỗi đầu tuần.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 2

Đường cực kỳ khó đi, nhiều đoạn dốc cua khó khăn, băng qua suối, cô Thái không dắt được xe, phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ.

Suốt 14 năm ở ngôi trường trên mây, dày dạn kinh nghiệm, nhiều “chiêu” đối phó, cô Thái vừa tự chân đi, vừa chia sẻ bí quyết của mình với các đồng nghiệp. Nhưng cũng nhiều khi giáo viên đi rồi lại về tay không, chính cô Hiệu phó phải đích thân đến tận nhà lũ trẻ thuyết phục chúng và gia đình.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 3

Cô Thái nhớ mãi, năm đầu dạy ở Mường Tè, cô được phân công đứng dạy lớp 3. Hồi ấy cô mới ở xuôi lên, cô trò chưa hiểu rõ tiếng nhau, chưa thân thuộc nhau đâu. Lần đầu gặp cảnh cô dạy trên bảng, trò đang học bỗng đứng phắt dậy đi về, cả lớp mấy đứa lũn chũn theo sau, dỗ thế nào cũng không được, cô bật khóc…

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 4

Còn cảnh thấy cô giáo đến, bọn trẻ chạy vụt lên rẫy trốn, lẻn sang nhà khác, đi luồn cửa trước rồi lại vòng cửa sau, hoặc cả nhà hùa nhau… giấu con đi cũng là chuyện thường gặp. Cô Thái bảo, đa phần những gia đình ở đây rất yêu chiều con, không mấy khi ép buộc chúng đi học. Phụ huynh nhiều người cũng không rành tiếng phổ thông, chưa hiểu tầm quan trọng của cái chữ, nên ngoài việc vận động trẻ, còn phải thuyết phục, động viên phụ huynh để họ hiểu và hợp tác.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 5

Những buổi sáng đầu tuần “cút bắt” như thế này của cô Thái và đám trò nhỏ diễn ra suốt 14 năm nay. Cô bảo, với trẻ tiểu học, lý do nghỉ học để trông em, phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy, buôn bán… ít hơn so với trẻ cấp hai. Chủ yếu chúng trốn học là vì nhớ bố mẹ quá, vì còn mải chơi.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 6

Một cuộc vận động như thế này thường kéo dài khoảng 3 tiếng, có khi còn hết cả buổi. Cô Thái bảo, giáo viên vùng cao ai cũng phải thủ sẵn vài “chiêu” để dỗ trẻ đến trường. Mà quan trọng hơn là hành trình thay đổi ý thức, lối sống của gia đình các em, để họ hiểu cái chữ quan trọng thế nào.

Video đang HOT

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 7

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 8

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 9

Một trong những chiêu cô thi thoảng dùng, ấy là… xui phụ huynh dỗ con lên trường để được ăn no, ngủ ấm, học vui, xui họ nếu trẻ bất hợp tác thì dọa không cho trẻ ăn. Có đứa ma lanh sang nhà hàng xóm ăn chực, cô vận động cả nhà hàng xóm không cho trẻ ăn, trừ khi con chịu đi học.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 10

Bị đói là một nỗi ám ảnh của trẻ con nơi đây, nên dọa thì dọa vậy, các thầy cô vẫn dỗ dành các em là chính. Cô Thái bảo, nhiều lần đến gọi, mấy đứa nhóc đang ngồi vây quanh bếp luộc sắn. Lòng quyết đi theo con chữ rồi, nhưng chân còn nấn ná chưa muốn rời, hóa ra vì chúng đói quá, sắn chưa chín nên chưa đi theo cô được, thương lắm!

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 11

Cũng có những học trò “ghê gớm”, đưa lên trường rồi mà nhớ mẹ quá nằng nặc khóc đòi về. Như em bé lớp 1 dạo nào, đ.ập đ.ầu vỡ cả kính để đòi về. Các cô lại phải cho nghỉ 1 tuần, đưa bé về, giải thích với gia đình rồi vận động đi học lại.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 12

Đường xa, đi lại nguy hiểm, để lũ trẻ tuần nào cũng về nhà cũng không an tâm. Các thầy cô ở Thu Lũm còn vận động gia đình dặn trẻ ở trường 2 tuần hoặc 1 tháng mới về nhà một lần. Cả tuần con phải học, bố mẹ đi làm đã thành lịch, nhưng cuối tuần bố mẹ có thể ra thăm con, các giáo viên sẽ nấu cơm cho bố mẹ ăn. Mới lác đác vài phụ huynh nghe theo, nhưng thế đã đủ khiến cô Thái vui vui trong lòng.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 13

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 14

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 15

Không chỉ dạy học, các thầy cô còn phải “dụ dỗ” lũ trẻ bằng quần áo mới, bằng kẹo, dỗ là sang trường rồi cô gội đầu cho. Nhiều khi các cô giáo phải đem cả con mình ra so sánh, nào là con cô giáo cũng bé như các bạn, phải tự phục vụ chứ không được cô chăm chút như các bạn đâu, nào là con cô giáo cũng phải đi học chữ đấy… Dần dần, lũ trẻ hiểu, cũng biết thương cô, biết rằng cô thương mình nên tự giác đi học nhiều hơn.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 16

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 17

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 18

Niềm vui của các giáo viên nơi đây rất đơn giản: Thấy trẻ chuyên cần đến lớp, sức học tiến bộ thêm từng ngày, biết đ.ánh vần, làm toán, phụ huynh ủng hộ, động viên con đi học, vậy thôi!

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 19

Khác với những trẻ dưới xuôi, các em bé ở lớp học trên mây sớm phải rèn giũa tính tự lập, tự phục vụ. Không phải m.áu mủ của mình, nhưng thầy cô cũng thương lắm, xót lắm các em, và càng quyết tâm để các con học cho bằng được cái chữ.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 20

Các thầy cô nơi đây có guồng quay trực từ 6h sáng đến 9h tối, không lúc nào ngơi tay. Nhiều người phải hy sinh cả việc gia đình, xa vợ xa con để bám trụ ở trường.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 21

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 22

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 23

Ở trường, thầy cô hướng dẫn tỉ mỉ trẻ cách tự phục vụ, từ rửa tay, giặt giũ, quét dọn đến treo quần áo, gấp chăn màn…

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 24

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 25

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 26

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 27

Nhiều thầy cô giáo sống trong khu tập thể để tiện giảng dạy, cuối tuần mới về với gia đình. Họ dậy lúc 6 giờ, chuẩn bị sinh hoạt cá nhân, ăn cơm sáng rồi đến lớp. Trưa về nấu cơm ăn, nghỉ trưa rồi 2 giờ lên lớp. Sau khi tan học buổi chiều, họ sẽ chơi cầu lông một chút, rồi về nấu cơm tối, ăn cơm, soạn giáo án và gọi điện trò chuyện với gia đình.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 28

Họ bảo, nhiều khi cũng chạnh lòng, thấy đồng nghiệp từ đi đứng ăn mặc đều khoan thai, được trò kính nể, phụ huynh tôn trọng. Còn các thầy cô ở đây, chẳng mấy khi biết đến bộ vest, áo dài, việc gì cũng đến tay…

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 29

Ngay cả việc ăn, việc ngủ, chăm sóc, tắm giặt cho trẻ cũng do các cô lo. Học sinh lớp lớn hơn thì sẽ được dạy kỹ năng sống và tự làm dưới sự giám sát của thầy cô. Thầy cô còn kiêm cả việc tâm sự, làm tư tưởng để trẻ yên tâm đi học.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 30

Thấy Lò Văn Ninh, dân tộc Thái, cũng có vợ là giáo viên bảo, anh thương lắm vợ mình một nách hai con nhỏ, đứa lớn học lớp 2, đứa nhỏ còn chưa tròn t.uổi. Mỗi tuần anh chỉ gặp gia đình một lần, con nhớ bố quá phải lấy gối của bố về ôm cho có hơi. Đôi bận anh cũng nghĩ đến việc đổi nghề, nhưng những đóa hoa rừng, những lời chúc mộc mạc học sinh trao đã níu chân anh ở lại.

Chuyện của những lớp học trên mây ở Pa Ủ: Cô giáo băng rừng, vượt suối bắt trẻ đi học, cô hổn hển trò tèm lem nước mắt theo cái chữ, con tương lai - Hình 31

“Thôi tự tạo niềm vui cho mình để mà cố gắng. Nghĩ đến các em, đến cảnh các thầy cô mà buông tay thì trẻ con nó khổ, nghĩ rằng mình đang góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của đồng bào, của đất nước mà vực tinh thần thôi. Chứ ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ dành phần ai? Mình đã chọn lối này thì mình cứ thế đi thôi!” – cô Hiệu phó của ngôi trường trên mây Thu Lũm tâm sự.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp

Năm học mới đã bắt đầu, phần lớn giáo viên khắp toàn tỉnh đã yên tâm với trang giáo án hàng ngày. Nhưng ở những nơi xa xôi và gian khó vẫn còn những học trò vắng mặt trong lớp học, các thầy, cô vẫn phải trèo đèo, lội suối về bản, mong muốn đưa các em đến lớp để có một tương lai tươi sáng hơn.

Nếu không vận động, trẻ sẽ không đi học

Bước sang năm học mới, công việc thực sự bộn bề, có nhiều thứ để triển khai và sắp đặt, hướng tới sự vận hành suôn sẻ. Trong sự bộn bề ấy, với giáo viên vùng cao, nỗi vất vả nhất vẫn là về bản vận động học sinh đến lớp. Vì lẽ, do hoàn cảnh gia đình, có những phụ huynh không muốn hoặc không thể tạo điều kiện cho con em đến lớp.

Điển hình như trường hợp anh Vừ Bá Vừ ở xã Nhôn Mai (Tương Dương), nhà ở bản Huồi Măn nhưng cả gia đình làm rẫy và sinh sống chủ yếu vùng Con Toọc, cách cả ngày đường đi bộ. Cháu Vừ Bá Hai (5 t.uổi, con trai của anh Vừ) theo bố mẹ ra rẫy ở, hàng ngày không thể về bản học mẫu giáo.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 1


Giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) trên đường lên bản vận động học sinh đến lớp. Ảnh: Công Kiên

Hay tin, các cô giáo Trường Mầm non Nhôn Mai đã băng rừng, leo dốc nửa ngày đường để lên vùng Con Toọc vận động vợ chồng anh Vừ cho bé Hai đến học tại điểm trường bản Piêng Luống cách đó mấy cánh rừng. Bé Hai sẽ ở cùng cô giáo Lô Thị Hương - người phụ trách điểm trường Piêng Luống, cuối tuần bố mẹ sẽ đến đón về.

Mừng như "bắt được vàng", anh Vừ Bá Vừ bộc bạch: "May nhờ các cô giáo nhiệt tình nên thằng bé nhà tôi mới được đến lớp mầm non. Nếu không, nó phải theo bố mẹ đi làm rẫy hay quanh quẩn ở chòi, lán thôi".

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 2


Trước ngày khai giảng, giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) đến tận nhà vận động học sinh đến lớp.Ảnh: Công Kiên

Cũng ở xã Nhôn Mai, giống như trường hợp anh Vừ Bá Vừ, gia đình anh Xồng Ca Dênh ở bản Phá Mựt sang vùng Piêng Na làm rẫy và dựng nhà, sinh hoạt tại đây. Địa điểm này vốn là vùng canh tác của đồng bào Thái đã di dời về các khu tái định cư từ hơn 10 năm trước, cách trung tâm xã Nhôn Mai khoảng 7 - 8 km với cung đường đèo dốc quanh co. Không có điểm trường, anh Dênh quyết định cho cậu con trai 5 t.uổi là Xồng Bá Chùa theo bố mẹ lên rẫy.

Qua công tác phổ cập, nắm bắt được tình hình, cô Vi Thị Hiền - Hiệu trưởng và các cô giáo Trường Mầm non Nhôn Mai đã lên tận Piêng Na để vận động. Gặp vợ chồng anh Dênh, cô Hiền thuyết phục để bé Chùa xuống học tại điểm trường chính ở bản Nhôn Mai, trước tiên bé sẽ ở tại trường. Các cô sẽ chăm sóc, dạy dỗ và lo cơm nước hàng ngày cho bé, bố mẹ có thể xuống thăm hay đón Chùa vào ngày cuối tuần.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 3


Niềm vui của giáo viên Trường Mầm non Nhôn Mai (Tương Dương) khi vận động học được sinh đến lớp học.Ảnh: Công Kiên

Ban đầu, Xồng Ca Dênh không đồng ý, một phần vì bận rộn không có thời gian và phương tiện để xuống thăm con, phần khác vì ngại làm phiền tới các cô giáo. Nhưng rồi, sự nhiệt tình và tận tâm của những cô giáo đã thuyết phục được đôi vợ chồng người Mông, cho bé Xồng Bá Chùa theo xuống điểm trường chính.

Cô Vi Thị Hiền cho biết: "Một số đồng bào người Mông ở Nhôn Mai vẫn còn giữ tập quán du canh, du cư gây khó khăn cho con cái trong việc đến trường. Với lương tâm và trách nhiệm với con trẻ, chúng tôi đã cố gắng vận động phụ huynh cho con đến lớp, tạo điều kiện và giúp đỡ các bé có được niềm vui cùng bạn bè".

Không để học sinh nghỉ học để lấy chồng

Không phải theo bố mẹ du canh, du cư nhưng trước khi bước vào năm học, bé Và Y Nù (5 t.uổi) bản Thằm Thẩm (xã Nhôn Mai) cũng có nguy cơ không được đến lớp. Vì lẽ, mấy năm nay, bản Thằm Thẩm không đủ số lượng học sinh nên không lập được điểm trường, các cháu mầm non phải xuống học tại bản Xói Voi, cách nhà gần 5 km.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 4


Chuẩn bị cho năm học mới, các thầy, cô giáo huyện vùng cao Tương Dương thường phải về bản nắm tình hình và vận động học sinh đến lớp. Ảnh: Công Kiên

Gia đình anh Và Chư Thái (bố của Y Nù) thuộc diện cận nghèo, đời sống còn khó khăn, vất vả nên không muốn cho con gái xuống Xói Voi học mầm non. "Cái lý" của ông bố người Mông này là hàng ngày phải đi làm, không có thời gian đưa, đón con gái nhỏ đi học nên cho bé ở nhà hoặc theo bố mẹ đi rẫy.

Không muốn để Y Nù thiệt thòi so với bạn cùng trang lứa, cô Ngân Thị Chiến - giáo viên phụ trách điểm trường Xói Voi đã đến gặp bố mẹ của bé. Cô Chiến phân tích điều hơn lẽ thiệt, và hứa sẽ giúp đỡ bằng cách đưa, đón Y Nù đến lớp những khi bố mẹ bận rộn, cuối cùng vợ chồng Và Chư Thái cũng đồng ý cho con gái đến lớp.

Được biết, hằng năm vào đầu năm học mới, các ban, ngành của xã Nhôn Mai và các trường học thường phối hợp về các bản vận động để các gia đình tạo điều kiện cho con em đến trường.

Nếu xã Nhôn Mai là nơi sơn cùng thủy tận của huyện Tương Dương thì xã Keng Đu được xem là chốn "thâm sơn cùng cốc", địa bàn xa xôi nhất của huyện Kỳ Sơn. Đa số cư dân nơi đây là đồng bào dân tộc Khơ mú, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế nên nhiều gia đình không tạo điều kiện cho con em đến lớp. Thậm chí, có những phụ huynh đồng ý cho con nghỉ học để lấy chồng, lấy vợ.

Giáo viên vùng cao Nghệ An băng rừng gọi học trò đến lớp - Hình 5


Về bản vận động học sinh, giáo viên luôn thể hiện sự ân cần, gần gũi và yêu thương. Ảnh: Công Kiên

Trước ngày khai giảng, các thầy cô Trường THCS Bán trú Keng Đu được phân công về các bản để thông báo cho học sinh đến tựu trường. Nhưng đáng buồn là vì những lý do khác nhau, nhiều em đã không trở lại lớp học. Trong đó, em Lương Thị Dung (bản Kẹo Cơn) và Xeo Thị Kho (bản Huồi Lê) đã cưới chồng và quyết định bỏ học. Còn nhiều em ở các bản xa như Huồi Xui, Huồi Cáng, Khe Linh, Hạt Tà Vén do bố mẹ đi làm ăn xa, nhà neo người nên phải ở nhà lo công việc.

Không chỉ ở các xã Nhôn Mai và Keng Đu, tình trạng học sinh nghỉ học còn diễn ra ở nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn như các xã Hữu Khuông, Yên Tĩnh, Tam Hợp, Lượng Minh (Tương Dương). Trong đó, riêng Trường THCS Bán trú Lượng Minh có gần 10 em nghỉ học, phần lớn là do bố mẹ đi làm xa, các em không có người chăm lo và tạo điều kiện đến lớp. Cùng với đó là địa bàn Tri Lễ (Quế Phong), Môn Sơn (Con Cuông) và Mường Típ, Mường Ải, Bảo Thắng, Bảo Nam (Kỳ Sơn)... ít nhiều đều có học sinh bỏ học.

Thầy Phan Văn Thiết - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: "Bước đầu, so với những năm trước, số lượng học sinh nghỉ học dịp đầu năm học mới đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do địa bàn vùng sâu, vùng xa vẫn còn một số em chưa đến trường, hiện chúng tôi đang chỉ đạo các trường tiếp tục vận động phụ huynh tạo điều kiện cho con em đến lớp đầy đủ".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sinh nhật 1 t.uổi con gái Bảo Anh: Bé Misumi xinh như công chúa, gia đình Trường Giang và dàn sao tham dự
06:01:10 04/06/2024
Dàn sao phim "Hoa cỏ may" làm mưa làm gió màn ảnh 23 năm trước giờ ra sao?
05:48:01 04/06/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 37: Nghĩa ngồi tù vẫn nhớ về Ngân Hà, bà Lan thú nhận bí mật động trời với con gái
05:52:25 04/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp như "hoa lê rơi rụng", tái xuất sau 3 năm khiến Dương Mịch bị "làm khó"
06:16:13 04/06/2024
Mỹ nhân Hàn được khen nhất hiện tại là "bảo chứng phim hay" xứ Kim Chi, đóng toàn siêu phẩm lãng mạn "xịn sò"
05:49:41 04/06/2024
Biết chồng tôi bị ung thư, tiểu tam dắt con rơi đến đòi chia tài sản
07:39:43 04/06/2024
Chồng thay đổi một cách khó hiểu, tôi càng thấy bất an khi đọc được tin nhắn anh gửi cho cô giáo của con
07:42:01 04/06/2024
Jin (BTS) thông báo tin vui sau khi xuất ngũ
05:08:26 04/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Showbiz Hàn có 1 nữ diễn viên, 53 t.uổi vẫn sở hữu nhan sắc "cực đỉnh", chỉ ảnh ra sân bay đã gây sốt

Sao châu á

08:32:51 04/06/2024
Diện bộ đồ khá đơn giản với áo sơ mi và quần ngắn, Lee Young Ae vẫn trở thành tâm điểm vì vẻ ngoài trẻ trung nhiều so với t.uổi.

Chiến sự Ukraine: Bước leo thang mới của phương Tây

Thế giới

08:26:16 04/06/2024
Pháp và Đức hôm 28/5 đã đưa ra gợi ý nên cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của hai nước này cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, những nơi phát động các đòn tấn công vào Ukraine.

Hoa hậu Việt vừa đi dạy, vừa bận trông con vẫn xinh tươi như hoa, hóa ra nhờ 2 bí quyết này

Làm đẹp

08:14:00 04/06/2024
bLê Âu Ngân Anh khoe vẻ đẹp mỹ miều dù mỗi ngày đều phải vắt sữa cho con cưng trước khi đi làm. Sinh năm 1995, cô đăng quang Hoa hậu Đại dương Việt Nam năm 2017, và ngay sau đó nhận nhiều lời chê bai về nhan sắc.

Thêm một bom tấn roguelite sắp "đổ bộ" trên di động, là phiên bản mới của một game Steam cực nổi tiếng

Mọt game

08:13:39 04/06/2024
Ở trò chơi này, các game thủ sẽ được hóa thân thành một chiến binh người xương có tên là Skul. Anh ta là cá nhân duy nhất dám đứng lên chống lại những anh hùng để bảo vệ Quỷ giới khỏi những cuộc chinh phạt tàn nhẫn.

NSƯT Hoàng Tùng hát ca khúc về tình mẫu tử, nối dài mối duyên với nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung

Nhạc việt

08:13:29 04/06/2024
Ca khúc Tôi thương mẹ tôi là tiếng lòng được nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung gửi gắm qua giọng hát của NSƯT Hoàng Tùng. Bài hát được anh sáng tác và giới thiệu tới người yêu nhạc hướng tới chào mừng ngày Gia đình Việt Nam 28-6.

10 cách mặc áo thun sang xịn mịn của phụ nữ Pháp

Thời trang

08:12:18 04/06/2024
Áo thun đen và quần âu màu ghi xám là công thức ai cũng có thể mặc đẹp. Dù mang tông màu trầm làm chủ đạo, sự kết hợp này vẫn trẻ trung, thời thượng.

Tại sao mái ngói màu xanh than được nhiều người lựa chọn

Sáng tạo

08:03:55 04/06/2024
Mái ngói màu xanh than hiện trở nên phổ biến trong các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà phố, nhà vườn, các biệt thự sang trọng.

Lục Ngạn: Du khách trải nghiệm bên vườn vải trĩu cành

Du lịch

08:02:06 04/06/2024
Xã Tân Mộc là vùng trồng vải thiều chín sớm lớn của huyện Lục Ngạn, với diện tích khoảng 267 ha. Thời điểm này, các nhà vườn đang khẩn trương thu hoạch

Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Ngân Hà tha thứ cho Nghĩa để sống mạnh mẽ hơn

Phim việt

07:58:48 04/06/2024
Hà từng thù hận, từng yếu đuối và cũng từng quyết liệt đấu tranh. Nhưng đến thời điểm này, sau khi con gái ra đời, cô nhận ra rằng những thù hận không làm mình hạnh phúc hơn.

"Thần tiên tỷ tỷ thế hệ mới" đẹp bất chấp camera thường dí sát mặt, diện cả cây đen "chất phát ngất"

Hậu trường phim

07:52:31 04/06/2024
Những hình ảnh mới của Vương Sở Nhiên tại buổi tiếp ứng của fan hâm mộ và trên phim trường Phong ảnh nhiên mai hương đang là chủ đề được cư dân mạng quan tâm.

Nhan sắc cuốn hút của hai con gái Quyền Linh

Sao việt

07:38:23 04/06/2024
MC, diễn viên Quyền Linh có hai cô con gái duyên dáng, cuốn hút với tên thân mật là Lọ Lem và Hạt Dẻ. Nhan sắc giúp cả hai sở hữu lượng người hâm mộ không nhỏ trên mạng xã hội.