Văn bằng, chứng chỉ – Thực lực hay “giấy thông hành”?

Theo dõi VGT trên

Chứng chỉ, văn bằng đang trở thành gánh nặng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Việc rà soát lại những giấy tờ này là hết sức cần thiết, nhằm tiến tới loại bỏ dần “giấy phép con” trong công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước.

“Loạn” chứng chỉ, văn bằng

Thời gian gần đây, chị Huỳnh Thị Ngọc Anh (43 t.uổi), công tác tại một bệnh viện ở TPHCM hàng ngày phải sắp xếp công việc để đi học Tin học, Ngoại ngữ, nhằm đáp ứng quy định của ngạch công chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn mới.

Cụ thể là Thông tư 01 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư 03 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Chị Anh cho biết, các nội dung bồi dưỡng thi Tin học cũng chỉ ở trình độ cơ bản, nhưng phải cố gắng học đủ số ngày thì mới đủ điều kiện dự thi.

“Theo tôi nên bỏ quy định cán bộ, công chức viên chức phải nộp chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, bởi vì khi tuyển dụng vào làm thì phải kiểm tra trình độ đạt yêu cầu mới nhận vào. Ngoài ra, đã đi làm mà còn phải sắp xếp đi học các môn đó thì rất bất tiện, trong khi việc học này nặng về hình thức và không đảm bảo chất lượng”- chị Anh chia sẻ.

Văn bằng, chứng chỉ - Thực lực hay giấy thông hành? - Hình 1

PGS.TS Phạm Văn Tất (đứng) đang hướng dẫn triển khai Đề án Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hoa Sen TPHCM.

Anh Lê Nhựt Duy, sinh năm 1983, công tác hơn chục năm qua tại một đơn vị sự nghiệp ở quận 1, TPHCM cũng từng có chứng chỉ A Tin học, nhưng “không còn phù hợp với chuẩn quy định hiện tại”. Buộc lòng anh phải đi học lại để lấy bằng, trong khi công việc hàng ngày gần như không sử dụng vi tính.

“Đối với những người làm công việc ít liên quan hoặc không liên quan Tin học văn phòng nhưng vẫn đòi hỏi, yêu cầu chứng chỉ thì điều này vô tình gây khó khăn cho người lao động. Đồng thời gây lãng phí về thời gian công sức khi mà phải quay lại học lấy chứng chỉ Tin học A, trong khi trước đây tôi đã có chứng chỉ này”- anh Duy nói.

Liên quan đến các loại văn bằng, chứng chỉ, những người công tác trong lĩnh vực báo chí cũng gặp phải khá nhiều phiền toái. Theo Thông tư liên tịch số 11 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các biên tập viên, phóng viên…, các phóng viên hạng 3 phải có 5 loại giấy tờ. Đó là bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành báo chí, xuất bản; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học không phải là chuyên ngành báo chí, xuất bản thì phải qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản từ 8 tuần trở lên. Ngoài ra, phải đạt trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời phải đạt sơ cấp lý luận chính trị trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Biên tập viên hạng 3.

Theo quy định này, nhiều nhà báo thâm niên nhiều năm công tác, có tác phẩm đạt g.iải t.hưởng về báo chí vẫn phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho đủ thủ tục, chỉ vì tốt nghiệp đại học không đúng chuyên ngành báo chí. Anh Công Trường, một phóng viên ở TPHCM cho hay: các nhà báo dù thường xuyên làm việc trên máy tính vẫn phải đi học, đi thi lấy chứng chỉ tin học văn phòng, chưa kể một số nội dung để thi lấy chứng chỉ này không cần thiết đối với vị trí việc làm hiện tại.

Video đang HOT

“Nếu một người đang làm việc tốt ở vị trí của mình thì việc đòi hỏi thêm những văn bằng nào đó thì cũng không cần thiết. Thứ hai là chưa chắc những người có văn bằng đó sẽ làm được việc. Thành ra phải xem xét cụ thể, chứ không thể bắt buộc mọi công chức, viên chức phải theo quy định cứng nhắc như vậy”- anh Trường cho hay.

Rà soát, loại bỏ các “thủ tục” không cần thiết

Không chỉ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà còn nhiều loại chứng chỉ, giấy tờ khác khiến cán bộ, công chức, viên chức bất bình, mệt mỏi vì sự phi lý. PGS.TS Phạm Văn Tất, công tác tại Đại học Hoa Sen TPHCM rất bức xúc vì ông đã từng giảng dạy suốt 30 năm qua cho sinh viên Cao đẳng, Đại học và đào tạo cả bậc Tiến sĩ; các học trò của ông cũng đã trở thành Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Nhưng giờ đây thầy và trò phải ngồi cùng lớp, để học chứng chỉ “phương pháp sư phạm giảng dạy đại học” theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. PGS.TS Phạm Văn Tất cho biết đây cũng là tình cảnh của rất nhiều giảng viên ở các trường đại học khác, kể cả những giảng viên chính sắp nghỉ hưu.

“Chứng chỉ này chỉ phù hợp với những giảng viên trẻ, chưa bao giờ kinh qua việc giảng dạy. Còn tôi đã đi dạy và đã học chứng chỉ về phương pháp giảng dạy ở nước ngoài 3-4 tháng. Bây giờ bắt tôi trở lại học một chứng chỉ, tôi không học. Bởi vì tôi đã là Phó Giáo sư, giảng viên cao cấp mà lại đi học lớp phương pháp giảng dạy nghiệp vụ sư phạm”- PGS Phạm Văn Tất cho biết.

Thực trạng phải đi học để có văn bằng chứng chỉ theo quy định thực chất chỉ làm mất thời gian, tốn t.iền của công chức, viên chức. Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc buộc phải có văn bằng này, chứng chỉ kia dễ dẫn đến “lợi ích nhóm”, tạo điều kiện cho các học viện, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng có thêm lợi nhuận, mà không tính đến lợi ích chung của xã hội. Do đó cần phải xem xét lại những quy định liên quan xem có thực sự cần thiết hay không, nếu đã lỗi thời cần điều chỉnh phù hợp, thậm chí xóa bỏ. Bởi cơ man các loại văn bằng, chứng chỉ như vậy liệu có chứng minh được năng lực thực sự không, hay chỉ là hình thức?

Thời gian qua, cơ quan chức năng đã nỗ lực dẹp bỏ các chứng chỉ, văn bằng không cần thiết gây khó khăn cho công chức, viên chức, nhất là đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế… Mới đây Bộ GD-ĐT thống nhất được với Bộ Nội vụ sẽ bỏ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên các trường công lập, dự kiến từ tháng 2/2021. Đây quả là một tin vui.

Nếu như vậy thì hơn 1 triệu giáo viên công lập trên cả nước sẽ thoát cảnh lo chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cho đủ chuẩn, vừa đỡ hao tốn công sức, vừa đỡ hẳn một khoản t.iền nong. Việc bãi bỏ các văn bằng, chứng chỉ không cần thiết cần sớm được thực thi, giúp công chức, viên chức giảm bớt gánh nặng bằng cấp, an tâm công tác, nhất là giảm chi phí xã hội./.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên: Không tạo thêm gánh nặng bồi dưỡng, tập huấn

Việc Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ vừa tìm được tiếng nói chung trong việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên - là tin vui đối với hơn 1 triệu giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông công lập trên cả nước.

Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý đi vào thực chất, không làm mất đi động lực phấn đấu của giáo viên là câu hỏi đặt ra cho cơ quan quản lý.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên: Không tạo thêm gánh nặng bồi dưỡng, tập huấn - Hình 1

Cô Phùng Thị Ngọc Mai (Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, quận 1, TPHCM) cùng học sinh trao đổi tại thư viện. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chuẩn chất lượng từ trường sư phạm

PGS-TS Ngô Minh Oanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM), cho biết, các trường sư phạm trong quá trình đào tạo sinh viên đã quy định chuẩn đầu ra đối với 2 kỹ năng ngoại ngữ và tin học, đáp ứng trình độ cử nhân sư phạm.

Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, nếu yêu cầu các thầy, cô bổ sung thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là phủ nhận kết quả đào tạo đã có ở các trường sư phạm. Chưa kể, hầu hết chứng chỉ hiện nay chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu giáo viên không có ý thức học tập nâng cao trình độ, không tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn trong quá trình tham gia giảng dạy thì các kỹ năng sẽ bị thui chột, chứng chỉ dù có cũng không còn giá trị. Đặc biệt, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai sách giáo khoa mới đặt ra nhiều yêu cầu đối với giáo viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và phương pháp giảng dạy, trong đó có năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học.

Nhận xét về vai trò của chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với chất lượng đào tạo giáo viên, hiệu trưởng một trường THCS ở quận 3 bày tỏ, trường sư phạm hiện nay đóng vai trò là "máy cái" quyết định chất lượng đào tạo giáo viên. Nếu khâu đào tạo ngay từ máy cái không được quản lý chặt chẽ thì những "máy con" - đội ngũ các thầy, cô giáo trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường khó đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Mặt khác, trong quá trình vận hành, cần kiên quyết loại bỏ những "máy cũ" lạc hậu, tránh vì nể nang mà thực hiện quy định theo kiểu đối phó sẽ ảnh hưởng quyền lợi học sinh. Ngoài ra, theo cô Phạm Thị Kim Oanh, giáo viên Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh), trên thực tế hiện nay nhiều giáo viên có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhưng không vận dụng được vào giảng dạy hoặc vận dụng ít, gây lãng phí t.iền bạc, thời gian, công sức của giáo viên, đồng thời làm mất đi ý nghĩa của chứng chỉ, bằng cấp.

Tạo động lực phấn đấu

Cô Nguyễn Thị Hải Yến, giáo viên một trường tiểu học ở quận Bình Thạnh, cho biết, trước đây, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nên đa số các thầy, cô giáo đã đăng ký học bên ngoài và bổ sung chứng chỉ theo đúng quy định. Tuy nhiên, không tránh khỏi trường hợp giáo viên đi học cho có hoặc vì lý do cá nhân phải "mua bằng" tạo ra ảnh hưởng tiêu cực.

Trước thực tế đó, PGS-TS Ngô Minh Oanh cho rằng, quy định mới cho phép bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học sẽ giúp giảm áp lực nghề nghiệp đối với giáo viên. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định, ngoại ngữ và tin học là hai kỹ năng quan trọng cần được thường xuyên bồi dưỡng theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp và môn học để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên.

Vì vậy, song song với việc bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ và tin học, cơ quan quản lý phải tính toán làm thế nào để tạo động lực cho giáo viên học tập nâng cao trình độ. Đơn cử, địa phương có thể nghiên cứu, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề, tổ chức cho giáo viên dự giờ, học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Một đề xuất khác, theo ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường TPHT Nguyễn Du (quận 10), nếu đưa hoạt động bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học vào kế hoạch tập huấn đại trà cho giáo viên thì phải có thêm các quy định về đ.ánh giá chất lượng bồi dưỡng, nếu giáo viên không đạt chuẩn theo quy định sẽ áp dụng các hình thức tái bồi dưỡng, cùng với đó xác định đối tượng nào được bồi dưỡng, tập huấn ở từng cấp học, tránh việc bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhưng tạo thêm gánh nặng cho công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên.

Ngoài ra, cũng theo ông Huỳnh Thanh Phú, nếu đã bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên thì Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu bỏ yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp trong thi tuyển đầu vào đối với các ứng viên dự tuyển công chức ngành GD-ĐT để tạo sự công bằng cho tất cả giáo viên.

Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) cho rằng, chứng chỉ, bằng cấp hiện nay không phải công cụ duy nhất để đ.ánh giá và nâng cao trình độ giáo viên. Thay vào đó, trường học có thể tăng cường tổ chức các hoạt động như triển khai chuyên đề dạy học bằng tiếng Anh, thường xuyên tổ chức các dự án học tập liên môn, phổ cập giáo án điện tử trong toàn trường... để qua đó mỗi giáo viên tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT: Mong mỏi từ lâu của giáo viên

Bộ GD-ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên. Sau khi Bộ Nội vụ có ý kiến chính thức bằng văn bản, Bộ GD-ĐT đã hiện thực hóa trong chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập có hiệu lực trong tháng 2-2021.

Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Những năm qua, đã có nhiều phản ánh về những áp lực và tiêu cực khi giáo viên phải đi học để có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Trong khi đó, trên thực tế, trong quá trình đào tạo, các thầy cô đã được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục phải bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ chỉ là hình thức, chưa thiết thực.

Tới đây, khi các thông tư ban hành các tiêu chuẩn, quy định liên quan đến nhà giáo ra đời, giáo viên sẽ được "cởi trói" về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Những nội dung về ngoại ngữ, tin học tới đây sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp; để khi ra trường, giáo viên có đủ năng lực ngoại ngữ, tin học phục vụ công việc.

- Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Sẽ quy định cụ thể từng vị trí, công việc

Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định 138 ngày 27-11-2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã quy định cụ thể việc miễn thi ngoại ngữ, tin học đối với một số trường hợp. Trước đây, các nghị định về nội dung này không quy định cụ thể những trường hợp nào được miễn, còn nay đã được cụ thể hóa rất chi tiết trong Nghị định 115 và Nghị định 138 khi tuyển dụng công chức, viên chức và khi thi nâng ngạch công chức, nâng hạng chức danh viên chức.

Hai nghị định này đã quy định cơ cấu, kết cấu của vị trí việc làm, trong đó có việc mô tả công việc ra sao, xác định khung năng lực như thế nào, có cả quy định về ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ... phù hợp với từng vị trí, việc làm. Trên tinh thần các nghị định của Chính phủ, Bộ Nội vụ sẽ cùng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, kể cả những bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành như tài chính, thuế, kho bạc, ngân hàng, hay các bộ quản lý ngành lĩnh vực sự nghiệp như y tế, giáo dục rà soát lại toàn bộ những quy định về mã số, tiêu chuẩn, chức danh để hoàn chỉnh cho phù hợp.

- Bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Yêu cầu mang tính đối phó, hình thức

Thông tin bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với giáo viên thực sự là tin rất vui với chúng tôi. Từ lâu, những bất cập của quy định này ai cũng thấy rõ, nhất là với những giáo viên có t.uổi, có kinh nghiệm chuyên môn gặp khó khăn, bất lợi so với giáo viên trẻ khi đ.ánh giá chuẩn nghề nghiệp, hoặc xét (thi) nâng hạng.

Mặt khác, do đặc thù kiến thức, một số bộ môn không đòi hỏi cao về ngoại ngữ và tin học (Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật), nên việc có chứng chỉ hoàn toàn mang tính đối phó, hình thức, không áp dụng trong thực tế.

Do đó, để đủ điều kiện thăng hạng, một bộ phận giáo viên đã vất vả bỏ thời gian, công sức đi học, thi lấy chứng chỉ, ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian dạy học trên lớp. Vấn đề là nhiều giáo viên không áp dụng kiến thức ngoại ngữ, tin học có được từ việc học và thi các chứng chỉ trên. Bởi vậy, bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thực sự là một sự "cởi trói" đối với giáo viên.

LÂM NGUYÊN ghi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Mới nhất
Đàm Trúc - Bạn gái Mèo Béo: Đời tư phức tạp, nhan sắc ngoài đời khác xa ảnh04:40Đàm Trúc nghi có ở hiện trường ngày Mèo Béo mất, chú thích chuyển t.iền có vấn đề03:11Chị gái Mèo Béo xác nhận dung mạo của em trai, chỉ công khai duy nhất 2 hình03:11"Chị ruột" Quang Linh tố em trai biệt tích với Thùy Tiên, mê chơi bỏ bê bán hàng03:03Rùng mình bài hát Việt "tiên tri" vụ Mèo Béo, trùng khớp từng câu đến khó tin02:49Chị gái Quang Linh nói tình trạng Lôi Con sau khi xa Thùy Tiên, nghe mà thương!02:51Người yêu Mèo Béo rộ clip bị "tác động" ở khách sạn, ôm mặt đau đớn, CĐM làm rõ?03:04Thầy giáo điển trai nổi tiếng trên Douyin bị nhầm là game thủ Mèo Béo03:09Giảng viên ĐH nhận xét phản cảm về Mèo Béo, mỉa mai ai thương cảm là "thần kinh"03:02Vụ Mèo Béo và McDonald's Việt Nam: 1 Á hậu ăn nói "xà lơ", bị CĐM "chỉnh lưng"03:22Quang Linh có hành động tinh tế, ân cần với Thuỳ Tiên khiến CĐM quắn quéo02:55Rộ clip Quang Linh hét lớn "anh yêu em" trước mặt Thùy Tiên, fan couple náo loạn02:47Hằng Du Mục bức xúc bạn gái Mèo Béo, vạch trần sự thực dụng của Đàm Trúc?03:00Mèo Béo - chàng game thủ xuất chúng, được các tuyển thủ tưởng nhớ cách đặc biệt03:35"Con gái rượu" JustaTee cover hit BABYMONSTER, xả tiếng Hàn "cân" hát lẫn rap03:35MisThy phẫn nộ trước hành động của Đàm Trúc, khóc cạn nước mắt vì thương Mèo Béo03:24Lôi Con sức khỏe lao dốc vì đi xuyên Việt, có mặt ở miền Tây, đại náo Cần Thơ03:03Lôi Con về Cần Thơ đi chợ nổi, diện đồ bà ba, dáng ngồi chuẩn "người miền tây"02:40Lôi Con được nữ đại gia miền Tây rước bằng G63, chăm sóc chẳng kém Thuỳ Tiên03:19Lôi Con ngày càng sành sỏi tiếng Việt, thừa nhận quên tiếng mẹ đẻ03:09

Thông tin đang nóng

Ty Thy đóng cửa quán gỏi đu đủ tại TP.HCM sau 6 năm mở bán, xin lỗi vì 1 điều
16:22:38 14/05/2024
Shark Bình đón hai con chào đời theo cách khác người, chuẩn "cá mập công nghệ"
16:54:13 14/05/2024
Ngô Kiến Huy lộ hint đã ra mắt gia đình bạn gái tin đồn kém 9 t.uổi?
17:15:33 14/05/2024
Ngọc Anh 3A cùng con trai bật khóc trong tang lễ NSND Tường Vi
18:06:05 14/05/2024
Tiêu Chính Nam: Bị phong sát vì 1 câu nói đùa, thành "chạn vương", giàu nhờ vợ
15:49:10 14/05/2024
Quật lăng Quan Vũ phát hiện sự thật sốc về Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng 49kg
16:05:10 14/05/2024
Minh Hà lên tiếng khi con trai lớn liên tục bị hỏi kém duyên chuyện giới tính
15:33:28 14/05/2024
Hạt sạn "ngớ ngẩn" trong phim Việt giờ vàng
18:51:08 14/05/2024
Lương Triều Vỹ sau tin ly hôn bán nhà, vợ Lưu Gia Linh khoe ảnh bên 1 đạo diễn
15:57:24 14/05/2024
'Drama tình ái' ở Sở thú: Đôi khỉ xám sinh ra khỉ con lông vàng
19:33:49 14/05/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh

07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới

07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...

Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên

07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...

Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera

10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non

Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô

07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?

Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh

07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh

Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc

07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'

07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật

Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực

07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: t.iền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm

07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều t.iền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông

Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo

07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy

Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học

06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến

06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến

TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ

06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018

N.ữ s.inh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu

06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện n.ữ s.inh đang theo học ...

Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ

06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập

Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật

05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Hái nấm dại ngoài vườn về ăn, ông nội và 7 cháu nhỏ nhập viện cấp cứu

Tin nổi bật

21:21:31 14/05/2024
Các bệnh nhân này đều trú tại xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc. Họ vào viện khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn ói, chóng mặt vì ăn canh nấm lạ cùng với rau ngót, cơm ngô.

Nguyễn Trần Trung Quân ra sao sau vụ méo miệng, liệt dây thần kinh số 7?

Sao việt

21:17:22 14/05/2024
Nguyễn Trần Trung Quân cho biết sau quãng thời gian điều trị, sức khỏe anh đã hồi phục hoàn toàn. Nam ca sĩ hào hứng khi góp mặt trong dự án Trẻ Concept cùng Erik, Đức Phúc...

Cá voi sát thủ đ.ánh chìm du thuyền dài 15 m

Lạ vui

21:16:42 14/05/2024
Đây là vụ việc mới nhất trong hàng trăm vụ cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền liên tục tái diễn ở eo biển Gibraltar suốt 4 năm qua.

Trộm xe ôtô tải đem bán thì bị bắt

Pháp luật

21:09:38 14/05/2024
Ngày 14/5, Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) cho biết đang lấy lơi khai Ngô Phi Lân (SN 1993, trú tại phường B Lao, TP Bảo Lộc) để làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.

Vắng Tiêu Chiến, 'Khánh dư niên 2' vẫn phá mốc 15 triệu lượt đặt trước

Phim châu á

21:01:39 14/05/2024
Khánh dư niên 2 được xem là một trong những phim truyền hình cổ trang Trung Quốc được mong chờ nhất nửa đầu năm nay.

Cuộc sống của nữ chính 'Bến Thượng Hải' Triệu Nhã Chi

Sao châu á

20:57:50 14/05/2024
Dù đã ngoài 70, Triệu Nhã Chi vẫn giữ được vẻ đẹp tươi trẻ, rạng rỡ cùng phong thái trang nhã, sang trọng. Bà tích cực hoạt động trong showbiz, lan tỏa năng lượng tích cực qua những hình ảnh lạc quan, yêu đời.

Tinh bột, đường và quá trình lão hóa

Sức khỏe

20:17:03 14/05/2024
Tại sao chúng ta bị đục thủy tinh thể và có nếp nhăn khi già đi? Đó là do phản ứng Maillard hay còn gọi là phản ứng glycation, phản ứng nâu hóa hoặc caramel hóa. Cả bốn thuật ngữ này đều mô tả cùng một quá trình, đó là quá trình lão hóa...

"Đạp gió 2024" biến thành "trại tập huấn" giảm cân của các chị đẹp

Tv show

20:10:37 14/05/2024
Cứ ngỡ rằng Đạp gió 2024 là chương trình phô diễn tài năng cũng như nhan sắc hay những rổ meme thì giờ đây, chương trình này còn biến thành một trại tập huấn giảm cân của các chị đẹp.

Đây là cách thông minh nhất để có được sự riêng tư trong một không gian nhỏ

Sáng tạo

20:04:13 14/05/2024
Sống trong một căn hộ studio - đặc biệt là khi có nhiều người cùng ở - đòi hỏi tư duy sáng tạo để đảm bảo mọi người luôn cảm thấy thoải mái mà vẫn có sự riêng tư.

Tiết lộ về cam kết an ninh lâu dài của Liên minh châu Âu với Ukraine

Thế giới

20:00:07 14/05/2024
Tài liệu bao gồm những cam kết an ninh của EU đối với Ukraine và các quan chức EU hi vọng sẽ hoàn tất nóvào tháng 6 hoặc tháng 7 tới.

Công Phượng tiếp tục thất sủng tại Nhật Bản

Sao thể thao

19:54:56 14/05/2024
Cựu sao Hoàng Anh Gia Lai một lần nữa vắng mặt trong danh sách đăng ký thi đấu ở J. League 2 khi mùa giải đã trôi qua 15 vòng đấu.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 29: An Nhiên trở mặt với mẹ chồng?

Phim việt

19:51:48 14/05/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 29: An Nhiên và Nghĩa đụng mặt Hà và Vũ ở bệnh viện; Bà Xinh muốn con trai cho mình căn nhà cũ vì bà không muốn sang Canada.

Ghé Bình Dương, đây là 5 món ăn bạn nhất định phải thử, có món từng "làm mưa làm gió" khắp MXH

Ẩm thực

18:59:14 14/05/2024
Năm 2023, Bình Dương có 3 món ẩm thực tiêu biểu được vinh danh trong Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam là gỏi gà măng cụt, cháo môn lươn và bánh bèo bì.