Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ?

Theo dõi VGT trên

Tổng kinh phí dành cho đội ngũ nhân viên như chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần, bộ phận tuyển sinh… còn lớn hơn nhóm giảng dạy.

Từ xưa đến nay, việc học phí giáo dục bậc cao ở Mỹ tăng vọt luôn khiến nhiều người kinh ngạc. “Các quý ông phải chi t.iền trong một năm cho con trai nhiều hơn tổng bốn năm họ từng bỏ ra để hoàn thành khóa học”, tờ New York Timesviết năm 1875. Tác giả lập luận rằng điều này xảy ra do căn hộ sinh viên ngày càng khang trang, những bữa ăn đắt t.iền và việc “nghiện các môn thể thao”.

Ngày nay, Mỹ chi tiêu cho giáo dục đại học nhiều hơn hầu hết quốc gia khác, theo báo cáo về giáo dục năm 2018, được công bố đầu tháng 9 bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cộng khoản đóng góp của từng gia đình và chính phủ (dưới hình thức cho vay, học bổng và các loại hỗ trợ khác), người Mỹ chi khoảng 30.000 USD cho mỗi sinh viên trong một năm – gần gấp đôi mức trung bình của các quốc gia phát triển.

“Mỹ đang ở đẳng cấp của riêng mình. Chi tiêu cho mỗi sinh viên quá cao và hầu như không có mối liên hệ với giá trị mà sinh viên có thể nhận được”, Andreas Schleicher, giám đốc phụ trách giáo dục và kỹ năng tại OECD cho biết.

Chỉ một quốc gia chi tiêu nhiều hơn cho mỗi sinh viên, đó là Luxembourg – nơi chính phủ chủ trương miễn học phí. Thực tế, một phần ba các nước phát triển cung cấp nền đại học miễn phí cho công dân, và một phần ba giữ học phí ở mức rất rẻ – ít hơn 2.400 USD một năm.

Bài viết của Amanda Ripley trên The Atlantic nhân mùa tựu trường năm 2018 đi sâu phân tích lý do đại học Mỹ đắt đỏ và liệu mức phí đó có xứng đáng?

Dịch vụ đi kèm

Mỹ xếp thứ nhất thế giới về chi tiêu cho các dịch vụ phúc lợi của sinh viên như nhà ở, bữa ăn, chăm sóc sức khỏe và vận chuyển, nhóm chi tiêu mà các nước OECD kém xa, chỉ xem như “dịch vụ phụ trợ”. Các gia đình và người chịu thuế ở Mỹ chi khoảng 3.370 USD cho những dịch vụ này trên mỗi sinh viên, cao hơn ba lần mức trung bình của các nước phát triển.

Ngoài ra, sinh viên Mỹ có nhiều khả năng sống xa nhà hơn, lý do quan trọng ảnh hưởng đến tổng chi phí. Các chuyên gia nói rằng đại học ở Canada và châu Âu có xu hướng ít ký túc xá và nhà ăn hơn ở Mỹ.

Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ? - Hình 1

Mỹ là điểm đến hấp dẫn về giáo dục đại học. Ảnh: World Top Listed University

“Gói dịch vụ mà một trường đại học Mỹ và Pháp cung cấp rất khác nhau”, David Feldman, chuyên gia kinh tế mảng giáo dục tại Đại học William & Mary ở Williamsburg, Virginia cho biết.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở điều kiện ăn ở. Ngay cả khi không có tất cả dịch vụ này, Mỹ vẫn chi tiêu cho mỗi sinh viên đại học nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tất nhiên vẫn trừ Luxembourg.

Dữ liệu chỉ ra rằng phần lớn kinh phí được đại học Mỹ sử dụng cho hoạt động giáo dục, như trả lương cho nhân viên và người giảng dạy. Những chi phí này lên tới khoảng 23.000 USD cho mỗi sinh viên một năm – gấp hai lần những gì Phần Lan, Thụy Điển hoặc Đức chi cho các dịch vụ cốt lõi.

Việc kinh doanh giáo dục quá đắt đỏ bởi đại học không giống những thứ người ta thường mua, Feldman và cộng sự Robert Archibald viết trong cuốn sách Why does college cost so much? năm 2011. Giáo dục là một dịch vụ, không phải một sản phẩm, có nghĩa nó không rẻ hơn khi có những thay đổi trong công nghệ sản xuất (các nhà kinh tế gọi đây là “căn bệnh chi phí”). Đại học là dịch vụ được cung cấp chủ yếu bởi những lao động có bằng đại học – những người mà lương đã tăng vọt so với người lao động dịch vụ trình độ thấp trong vài thập niên qua.

Đại học không phải dịch vụ duy nhất tăng giá, Feldman và Archibald chỉ ra. Từ năm 1950, giá thực tế của các dịch vụ liên quan đến bác sĩ, nha sĩ, luật sư đã tăng lên với tỷ lệ tương đương.

Giải thích bằng xu hướng chung của các lĩnh vực có thể hợp lý nếu chỉ tập trung vào Mỹ. Nhưng phần còn lại của thế giới thì sao? Xu hướng này cũng tồn tại. Vậy tại sao mức phí trung bình để học đại học ở các nước khác chỉ bằng một nửa?

Nguồn tài trợ bị cắt giảm

Điểm khác biệt của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là có ba hệ thống khác nhau, thường bị gộp làm một: hệ thống đại học công lập, hệ thống tư thục phi lợi nhuận và hệ thống đại học vì lợi nhuận.

Hệ thống lớn nhất cho đến nay là đại học công lập, gồm cả trường cao đẳng cộng đồng hai năm và cơ sở bốn năm. Ba phần tư sinh viên Mỹ theo học hệ thống công lập này, được bang và liên bang trợ cấp tài chính.

Tuy nhiên, trong ba thập niên qua, nhiều cơ quan lập pháp tiểu bang đã dần chi tiêu ít hơn cho mỗi sinh viên để cân bằng ngân sách. Sự cắt giảm đặc biệt rõ rệt sau cuộc suy thoái năm 2008, dẫn đến một loạt hậu quả không lường trước.

Cách dễ dàng nhất để các trường đại học bù đắp cho việc cắt giảm nguồn tài trợ là tăng học phí và tìm kiếm sinh viên giàu có. “Một khi khoản tài trợ bền vững bị cắt giảm khỏi các trường này, họ bắt đầu hành động giống doanh nghiệp hơn”, Maggie Thompson, giám đốc điều hành của Generation Progress, một nhóm ủng hộ giáo dục phi lợi nhuận cho biết.

Video đang HOT

Một số đại học bắt đầu nhận nhiều sinh viên ngoài bang và sinh viên quốc tế. Chẳng hạn, trong thập kỷ qua, Đại học Purdue đã giảm 4.300 sinh viên trong bang trong khi tăng thêm 5.300 sinh viên ngoài bang và quốc tế, những người trả mức học phí gấp ba lần. “Họ đã chuyển từ mục tiêu giáo dục công dân trong khu vực sang cạnh tranh để có được những sinh viên ưu tú và giàu có – theo cách chưa từng có trước đây”, Thompson nói.

Lương trả đội ngũ nhân viên hỗ trợ và giảng viên

Cũng theo dữ liệu của OECD, so với các quốc gia khác, đại học Mỹ chi một khoản t.iền đáng kinh ngạc cho nhân viên không giảng dạy.

Những người này là thủ thư, chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần – trực tiếp mang lại lợi ích cho sinh viên. Cũng có nhiều người khác làm những công việc thầm lặng, liên quan đến việc thu hút sinh viên hơn là việc giảng dạy. Đó là người gây quỹ, huấn luyện viên thể thao, luật sư, bộ phận tuyển sinh và nhân viên hỗ trợ tài chính, bảo trì, vận chuyển, an ninh, phục vụ thực phẩm.

Dữ liệu quốc tế không đủ chi tiết để tiết lộ chính xác vị trí công việc nào chiếm nhiều chi phí nhất, nhưng có thể cho thấy khoản chi tiêu mà đại học Mỹ dành cho đội ngũ nhân viên không giảng dạy nhiều hơn đội ngũ giảng dạy, ngược lại với những quốc gia cung cấp dữ liệu cho OECD.

Ngoài ra, hầu hết bảng xếp hạng đại học toàn cầu đ.ánh giá rất cao số lượng nghiên cứu được công bố bởi giảng viên – số liệu không có mối liên hệ trực tiếp tới việc học của sinh viên. Nhưng trong cuộc đua nảy lửa giành sinh viên, những bảng xếp hạng này thu hút được sự chú ý của lãnh đạo đại học. Họ bắt đầu thúc đẩy tập trung vào việc nghiên cứu và trả t.iền cho các giáo sư một cách hậu hĩnh.

Đại học Mỹ hiện có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên thấp hơn một chút so với mức trung bình các nước phát triển. Đây cũng là một tiêu chí được ưu tiên trong các bảng xếp hạng đại học, nhưng cũng rất tốn kém để cạnh tranh. Và giữa các nhà nghiên cứu giáo dục, không có sự đồng thuận rõ ràng về việc liệu lớp học nhỏ hơn có xứng đáng với số t.iền bỏ ra hay không.

Việc cắt giảm ngân sách nhà nước không đồng đều trên cả nước. Chẳng hạn, học phí cho sinh viên trong bang ở Wyoming hiện bằng một phần ba ở bang Vermont. Ở những nơi chi phí sinh hoạt thấp, một tấm bằng đại học Mỹ vẫn có thể là một món hời, đặc biệt là đối với những sinh viên không ngại sống ở nhà và mức tài chính đủ thấp để đạt điều kiện nhận tài trợ liên bang. Tính đến chi phí sinh hoạt, Alex Usher của công ty tư vấn Higher Education Strategy Associates cho biết sinh viên ở trường công lập thuộc bang Mississippi thường phải bỏ một khoản t.iền túi tương đương sinh viên Thụy Điển.

Usher, người gốc Toronto (Canada), là nhà nghiên cứu tâm huyết về chi phí giáo dục đại học trên toàn cầu. Năm 2010, anh và đồng nghiệp Jon Medow tạo một bảng xếp hạng thông minh về hệ thống giáo dục bậc cao của 15 quốc gia – sử dụng nhiều cách để đ.ánh giá tính hợp lý về giá cả.

Đọc bản báo cáo này giống như bóc vỏ hành tây. Lớp đầu tiên tập trung đ.ánh giá dựa trên học phí, sách, chi phí sinh hoạt chia cho thu nhập trung bình của một quốc gia cụ thể. Theo tiêu chí này, thứ hạng của Mỹ rất thấp, xếp thứ ba từ dưới lên, chỉ trên Mexico và Nhật Bản. Nhưng khi tính đến các khoản trợ cấp và tín dụng thuế, Mỹ nhích lên một thứ hạng.

“Các khoản trợ cấp của Mỹ thực sự hào phóng so với mọi quốc gia khác”, Usher nhận xét. Học phí ở Mỹ cao hơn, do đó các khoản trợ cấp không thể bao gồm toàn bộ mức giá. Tuy nhiên, 70% sinh viên toàn thời gian nhận được một số loại trợ cấp nhất định, theo College Board. Từ cách phân tích “chi phí ròng” này, Australia đắt đỏ hơn Mỹ.

Tiếp theo, nếu chỉ xét đại học công lập, thứ hạng của Mỹ lại nhích lên một chút, nằm ở giữa trong bảng phân tích của Usher, trên Canada và New Zealand.

Dữ liệu này được thu thập từ năm 2010, và Usher cảnh báo mọi thứ có thể ít màu hồng hơn nếu anh bắt tay làm lại nghiên cứu.

Sự tương quan giữa lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe

Mỹ về cơ bản có 50 hệ thống giáo dục bậc cao, mỗi hệ thống thuộc một bang, mỗi bang gồm công lập, tư thục phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Chi phí thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào địa điểm và đối tượng cụ thể.

Hệ thống giáo dục đại học khó hiểu của Mỹ có thể được so sánh với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Trong cả hai lĩnh vực, người Mỹ trả gấp đôi người dân ở các nước phát triển khác và nhận được kết quả rất không đồng đều.

Mỹ chi gần 10.000 USD một người cho chăm sóc sức khỏe mỗi năm (nhiều hơn 25% so với Thụy Sĩ, quốc gia xếp thứ hai), theo báo cáo sức khỏe năm 2017 của OECD, nhưng t.uổi thọ của người Mỹ hiện thấp hơn gần hai năm so với mức trung bình của các nước phát triển.

Bệnh viện và trường đại học tính giá khác nhau cho những người khác nhau, làm cho cả hai hệ thống trở nên phức tạp, Douglas Staiger của Đại học Dartmouth, một trong số ít các nhà kinh tế Mỹ nghiên cứu cả về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho biết.

Trong cả hai lĩnh vực, những người dễ bị tổn thương nhất có xu hướng đưa ra những quyết định ít lý tưởng hơn. Ví dụ, trong số học sinh thu nhập thấp, có điểm số và điểm thi thuộc 4% học sinh top đầu của Mỹ và đủ điều kiện nhận khoản hỗ trợ tài chính hào phóng tại các trường đại học ưu tú, đại đa số không nộp đơn vào trường có mức cạnh tranh cao, theo nghiên cứu của Caroline Hoxby và Christopher Avery.

“Trớ trêu thay, các sinh viên này thường trả nhiều t.iền hơn để vào một trường đại học bốn năm bình thường hoặc thậm chí là một trường cao đẳng cộng đồng, trong khi họ có khả năng đến những cơ sở tốt nhất ở Mỹ”, Hoxby nói với NPR.

Trong khi đó, nói đến chăm sóc sức khỏe, người Mỹ có thu nhập thấp có xu hướng ít quen thuộc với khái niệm về khoản khấu trừ, đồng bảo hiểm và mạng lưới nhà cung cấp, theo nhiều nghiên cứu khác nhau.

Cuối cùng, lý do đại học Mỹ đắt đỏ cũng giống với sự đắt đỏ của dịch vụ y tế: Không có cơ chế trung tâm để kiểm soát việc tăng giá. “Các trường đại học bòn rút t.iền sinh viên vì họ có thể làm vậy. Đó là kết quả không thể tránh khỏi của việc chi phí không được kiểm soát”, Schleicher của OECD nói.

Theo vị giám đốc về giáo dục và kỹ năng, bạn không thể buộc mọi người bỏ t.iền ra mua thứ gì đó, nhưng nên để người mua thấy rõ giá trị sẽ đạt được.

Giá trị của tấm bằng

“Mỹ có những trường đại học tốt nhất trên thế giới”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi đầu năm. Trước đó, cựu tổng thống Barack Obama nói điều tương tự.

Nhưng điều này có thực sự đúng không? Không tồn tại dữ liệu thực sự có ý nghĩa về chất lượng của các trường đại học trên toàn cầu. Nước Mỹ có một số đại học nổi trội, chỉ chấp nhận ít hơn 10% ứng viên, và những nơi này tuyển dụng một số học giả xuất sắc tạo ra những nghiên cứu có tính đột phá. Tuy nhiên, dưới 1% sinh viên Mỹ theo học các trường có tính chọn lọc cao như vậy.

Tại sao đại học Mỹ đắt đỏ? - Hình 2

Sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm được lương cao gấp nhiều lần người chỉ tốt nghiệp trung học ở Mỹ. Ảnh: PBS

Hơn ba phần tư sinh viên Mỹ theo học các trường đại học “làng nhàng” hơn, chấp nhận ít nhất 50% số người nộp đơn. Không ai đ.ánh giá chính xác về hiệu quả của các trường này trong nhiệm vụ cốt lõi là giáo dục sinh viên. Nhưng trong Chương trình đ.ánh giá khả năng dành cho người lớn của OECD mới đây, người Mỹ dưới 35 t.uổi sở hữu một bằng cử nhân thể hiện kém hơn những người đồng trang lứa có trình độ giáo dục tương đương ở 14 quốc gia khác khi kiểm tra kỹ năng toán học thực tiễn.

Nói cách khác, họ chỉ làm tốt hơn một chút so với những học sinh tốt nghiệp trung học ở Phần Lan. Những người tốt nghiệp đại học của Mỹ thể hiện khả năng đọc hiểu tốt hơn, chỉ xếp dưới sáu quốc gia khác, nhưng lại tụt hạng trong một bài kiểm tra về khả năng giải quyết các vấn đề bằng công nghệ kỹ thuật số, với điểm số thấp hơn 13 quốc gia.

Tuy chưa bổ sung giá trị học thuật rõ ràng và nhất quán, đại học Mỹ cho thấy rõ giá trị về tài chính. Người Mỹ có bằng đại học kiếm được nhiều hơn 75% so với những người trình độ trung học. Trong suốt cuộc đời, những người có bằng cử nhân kiếm được hơn nửa triệu đôla so với những người không có bằng đại học ở Mỹ. Trên thực tế, không một quốc gia nào khác trao thưởng cho tấm bằng đại học hào phóng như Mỹ và rất ít quốc gia trừng phạt người khác một cách tàn nhẫn như vậy vì không có một tấm bằng.

Đó là một vòng tuần hoàn kinh khủng: Các trường đại học tốn rất nhiều t.iền để hoạt động, một phần vì trả lương rất cao cho những người lao động có tay nghề. Nhưng mức lương cao hơn đó làm cho bằng đại học cực kỳ có giá trị, có nghĩa là người Mỹ sẽ trả rất nhiều t.iền để có được chúng. Và vì vậy đại học có thể tính phí nhiều hơn. Như Carey, tác giả của End of College, tóm tắt: “Sinh viên đang bị dồn vào đường cùng”.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường đại học mà bạn theo học, mức lương sẽ rất khác nhau. Một phần tư sinh viên tốt nghiệp kiếm được nhiều hơn mức trung bình mà học sinh tốt nghiệp trung học kiếm được. Bằng liên kết hai năm từ các trường đại học vì lợi nhuận mang lại mức lương ít hơn so với tấm bằng tương đương từ các trường cao đẳng cộng đồng, vốn có học phí rẻ hơn. Hai phần ba sinh viên đại học vì lợi nhuận bỏ học trước khi lấy bằng, có nghĩa nhiều người sẽ mất nhiều năm để vật lộn với khoản nợ mà họ không thể trả hết.

Hệ thống phức tạp, không nhất quán này tiếp tục tồn tại và tiếp tục đắt đỏ vì tấm bằng đại học ở Mỹ vẫn đáng giá đối với một số người ở một số trường đại học nhất định, đặc biệt là khi họ hoàn thành chương trình học.

Thùy Linh

Theo VNE

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới

Học phí đắt đỏ, sinh viên ngoài bang và người không cư trú tại Mỹ phải trả nhiều gấp đôi, gấp ba so với sinh viên trong bang.

Học phí ở đại học Mỹ là bao nhiêu? Nếu quan tâm đến việc học tập tại xứ sở cờ hoa, một trong những yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc là bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu t.iền trong những năm tháng sinh viên.

Học phí vượt xa các nước

Nổi tiếng nhất thế giới về giáo dục bậc cao, Mỹ đồng thời có mức học phí đại học cao nhất trong số 35 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), xét cả trường công và tư, theo báo cáo công bố tháng 9/2017.

Học phí trung bình hàng năm dành cho hệ cử nhân của đại học công lập ở Mỹ năm học 2015-2016 là 8.202 USD. Xếp thứ hai là Chile với 7.654 USD mỗi năm cho trường công. Trong khi đó, khoảng một phần ba quốc gia trong OECD không tính phí cho các cơ sở công lập. Ở 10 quốc gia, học phí thấp hơn 4.000 USD.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 1

Học phí hệ cử nhân cơ sở công lập tại một số nước OECD năm học 2015-2016. Đồ họa: Business Insider

Hầu hết thành viên của OECD là nước phát triển có mức thu nhập cao. Các quốc gia phát triển khác ngoài tổ chức như Trung Quốc hay Singapore cũng không có chi phí đại học trung bình cao như Mỹ.

Đối với trường tư, khoảng cách giữa học phí của Mỹ và các quốc gia trong OECD trở nên rõ nét. Năm học 2015-2016, trung bình một cử nhân ở Mỹ mất 21.189 USD mỗi năm khi học trường tư, cao gấp nhiều lần các quốc gia khác.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 2

Học phí hệ cử nhân cơ sở tư thục tại một số nước OECD năm học 2015-2016. Đồ họa: Business Insider

Nếu một số quốc gia phân chia học phí khác nhau cho sinh viên trong Liên minh châu Âu (EU) và sinh viên quốc tế, đại học Mỹ tính phí sinh viên trong bang khác ngoài bang và người không cư trú tại Mỹ. Forbes thông tin, mức phí vốn đã "trên trời" sẽ tăng gấp đôi, gấp ba đối với sinh viên ngoài bang và quốc tế.

Cụ thể, tại Đại học bang Arizona, sinh viên đại học trong bang trả 10.370 USD và sinh viên quốc tế trả 28.270 USD học phí năm học 2016-2017. Tương tự, tại Đại học Purdue ở Indiana, một cư dân Indiana sẽ trả khoảng 5.000 USD mỗi năm nhưng một người không cư trú phải trả hơn 15.000 USD. Những con số này chưa bao gồm phí nhà ở đắt đỏ hay bảo hiểm y tế.

Đại học Michigan (một trong những đại học công lập có thứ hạng cao) đang tính phí cho sinh viên ngoài bang là 45.410 USD mỗi năm, thêm khoảng 10.872 USD phí ăn ở, 1.048 USD cho sách và thiết bị học tập, 2.454 USD cho các chi phí cá nhân khác. Tổng cộng, mỗi sinh viên tốn khoảng 59.784 USD mỗi năm.

Chi phí ăn ở, sinh hoạt

Theo Times Higher Education, nhìn chung các làng đại học ở vùng Trung Tây nước Mỹ có mức sống thấp hơn, phía Đông và phía Bắc cao hơn. Trung bình, mỗi căn hộ bắt đầu từ mức 500 USD mỗi tháng (căn hộ một phòng ngủ ở khu vực nông thôn) lên đến 3.500 USD mỗi tháng (căn hộ một phòng ngủ ở Boston).

Chỗ ở trong khuôn viên trường thường là ký túc xá, với khoảng 2-3 người mỗi phòng. Mọi người dùng chung nhà tắm và nhà vệ sinh. Năm 2017, phòng ký túc xá ở Mỹ giá trung bình 10.440 USD mỗi năm tại đại học công lập bốn năm hoặc 11.890 USD mỗi năm tại đại học tư thục bốn năm, gồm tất cả tiện tích và chi phí liên quan đến chỗ ở. Mỗi đại học ước tính phí ăn ở cho sinh viên, đăng tải trên website.

Các dịch vụ điện nước có thể không được gộp trong giá thuê nhà. Điện tốn khoảng 50-100 USD mỗi tháng và phí sưởi ấm cũng tương tự. Nước, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải được chủ nhà trả, nhưng nếu trách nhiệm đó thuộc về người thuê nhà, số t.iền phải bỏ ra là 50-75 USD ba tháng một lần.

Phí mua hàng tạp hóa ở Mỹ rơi vào khoảng 20-60 USD mỗi người trong một tuần, tùy thuộc chế độ ăn uống. Giá trái cây và rau tươi chênh lệch đáng kể ở các nơi khác nhau trên cả nước. Một số khu nhà ở hay ký túc trong trường đại học có gói bữa ăn đi kèm phí thuê phòng.

T.iền Internet mỗi tháng khoảng 45-50 USD, xăng tốn khoảng 3,5 USD cho mỗi gallon (4,5 lít). Vé giao thông công cộng hàng tháng có giá 50-60 USD, một số khu vực giảm giá cho sinh viên. Chi phí trung bình cho sách và tài liệu học tập mỗi năm rơi vào khoảng 1.170 USD, hay 390 USD mỗi học kỳ.

Đối với sinh viên ngoại quốc, một khoản t.iền bắt buộc khác cần xem xét là thị thực du học, có giá 160 USD. Quá trình nộp đơn có thể kéo dài, nên bắt đầu khoảng 3-5 tháng trước khi vào học kỳ.

Hỗ trợ tài chính

Chi phí học tập tại Mỹ rất cao nhưng điều quan trọng là phải xem xét giữa giá nguyên gốc (quảng cáo trên website đại học) và khoản thực trả của sinh viên sau khi tìm hiểu các nguồn tài trợ.

Năm 2013-2014, 85% sinh viên hệ cử nhân toàn thời gian tại đại học công lập bốn năm và 89% sinh viên đại học tư thục phi lợi nhuận hưởng lợi từ một số hình thức hỗ trợ tài chính.

Chi phí đại học ở nơi đắt đỏ nhất thế giới - Hình 3

Sinh viên dự lễ phát bằng vào tháng 5 năm 2018 của Đại học Harvard. Ảnh: Center for American Progress

Thông thường, những đại học uy tín nhất nước Mỹ với mức học phí cao ngất ngưởng lại mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội tài trợ nhất. Chẳng hạn, khoảng 91% sinh viên tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận được hỗ trợ tài chính.

Hỗ trợ tài chính có nhiều dạng: học bổng dựa trên kết quả học tập, trợ cấp tùy vào điều kiện tài chính, cung cấp vị trí trợ giảng hoặc hỗ trợ nghiên cứu, vừa học vừa làm. Một số loại hỗ trợ chỉ dành cho công dân Mỹ nhưng sinh viên quốc tế cũng không thiếu cơ hội giành học bổng hấp dẫn. Ví dụ, Đại học Pennsylvania dành 6 triệu USD mỗi năm để tài trợ cho sinh viên sau đại học ngoài nước Mỹ.

Một số đại học thứ hạng cao ở Mỹ vận hành chính sách tuyển sinh needs-blind admission, có nghĩa trường không quan tâm đến nền tảng tài chính của sinh viên trong quá trình ứng tuyển và hứa cung cấp hỗ trợ tài chính để mọi ứng viên thành công có thể hưởng lợi. Trong năm 2017, các cơ sở này bao gồm Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Yale và Đại học Amherst.

Ngoài ra, chính phủ Mỹ tài trợ một vài chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế, chẳng hạn chương trình sinh viên nước ngoài Fulbright và chương trình học bổng Hubert Humphrey.

Thùy Linh

Theo Vnexpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Mới nhất
Mèo Béo qua đời vẫn bị Đàm Trúc chì chiết, dòng tin nhắn tàn nhẫn gây phẫn nộ02:49Đàm Trúc nghi có ở hiện trường ngày Mèo Béo mất, chú thích chuyển t.iền có vấn đề03:11Đàm Trúc - Bạn gái Mèo Béo: Đời tư phức tạp, nhan sắc ngoài đời khác xa ảnh04:40Chị gái Mèo Béo xác nhận dung mạo của em trai, chỉ công khai duy nhất 2 hình03:11McDonald's Việt Nam lợi dụng Mèo Béo để PR, lên tiếng xin lỗi vì bị ném đá03:10Nguyễn Thúc Ti Ti: Bố ruột Hoa hậu Thùy Tiên, U50 trẻ như anh em với Quang Linh04:14Hình ảnh 'Mèo Béo' bất ngờ xuất hiện trên quảng trường thời đại ở Mỹ02:59Thơ Nguyễn trách 1 người đàn ông vô tâm, flex nhẹ bằng ĐH Luật đối đầu antifan?03:09Lôi Con catwalk "vượt mặt" Thùy Tiên, đẳng cấp quốc tế phải gọi bằng "sư phụ"03:04Pam Yêu Ơi đu trend make up Ấn Độ, giao diện đáng yêu làm ai nấy "cười té ghế"02:52Vụ Mèo Béo: Nam Em đồng cảm, mượn câu chuyện năn nỉ antifan hãy buông tha03:39Đàm Trúc bị đào thêm 1 tài khoản, lộ ảnh Mèo Béo ngón tay cong vẹo, CĐM xót xa02:59Một số bạn trẻ Việt "bắt chước" ra Hồ Tây thả đồ ăn cho Mèo Béo gây phẫn nộ02:50Chị gái Mèo Béo bị tố tệ bạc, diễn chẳng kém Đàm Trúc, lợi dụng em trai quá cố?03:36Anh rể Quang Linh bày tỏ tình cảm với Thuỳ Tiên, nàng hậu sốc khi biết điều này!02:39Đàm Trúc có phải chịu trách nhiệm khi gián tiếp khiến Mèo Béo ra đi hay không?03:44"Chị ruột" Quang Linh tố em trai biệt tích với Thùy Tiên, mê chơi bỏ bê bán hàng03:03Rùng mình bài hát Việt "tiên tri" vụ Mèo Béo, trùng khớp từng câu đến khó tin02:49Chị gái Quang Linh nói tình trạng Lôi Con sau khi xa Thùy Tiên, nghe mà thương!02:51Người yêu Mèo Béo rộ clip bị "tác động" ở khách sạn, ôm mặt đau đớn, CĐM làm rõ?03:04

Thông tin đang nóng

Nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng đảm bảo bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan
20:30:05 13/05/2024
Thương Tín được mời show catse 35 triệu
21:58:41 13/05/2024
Kaity Nguyễn trước khi bị tố bỏ vai giữa chừng: "Ngọc nữ" thế hệ mới của Vbiz, cuộc sống như phú bà
17:48:23 13/05/2024
Đình Tú và mỹ nhân VFC "đánh lẻ" du lịch, đã chịu công khai tình cảm sau khi lộ hint hẹn hò?
17:44:27 13/05/2024
Lý giải hiện tượng mây ngũ sắc trên bầu trời TP.HCM, có phải sắp có "điềm xấu"?
17:21:07 13/05/2024
Ngọc Anh 3A và con trai từ Mỹ về dự đám tang NSND Tường Vi
17:00:46 13/05/2024
Hà Nội: Cả xóm gọi nhau xúc đất cứu người trong vụ sạt lở khiến 3 t.rẻ e.m t.ử v.ong
18:15:39 13/05/2024
Chàng trai "keo kiệt" đòi lại t.iền 16 ly trà sữa sau khi bị từ chối tỏ tình
17:23:01 13/05/2024
Thảm họa cổ trang một thời lột xác quá đỉnh nhờ giảm cân, nhan sắc như tiên giáng trần ai nhìn cũng xuýt xoa
17:05:38 13/05/2024
Bảo Anh: Vợ kém 12 t.uổi của Bằng Cường, em gái Bảo Trân từng tố Nam Em cướp bồ
17:12:30 13/05/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh

07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý

Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới

07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...

Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên

07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...

Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera

10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non

Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô

07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?

Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh

07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh

Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc

07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều

Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'

07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều t.rẻ e.m nghèo, khuyết tật

Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực

07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022

Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: t.iền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm

07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều t.iền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông

Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo

07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy

Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học

06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến

06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến

TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ

06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018

N.ữ s.inh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu

06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện n.ữ s.inh đang theo học ...

Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ

06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập

Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật

05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện gây sửng sốt về cá voi xanh

Lạ vui

23:52:28 13/05/2024
Nhà nghiên cứu Brian Miller, thành viên của chương trình Australian Antarctic, cho biết nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ phân bố và hành vi của cá voi xanh ở Nam cực.

Bị hỏi thẳng về phốt của Bùi Quỳnh Hoa ngay giữa họp báo, BTC Miss Universe Vietnam: "Cô ấy đã để lại nhiều dấu ấn..."

Sao việt

22:59:05 13/05/2024
Về kế hoạch giúp Hoa hậu đăng quang được thành tích tốt ở đấu trường quốc tế, đồng thời rút kinh nghiệp thế nào sau lùm xùm của Bùi Quỳnh Hoa

Westlife mang tour diễn về Việt Nam, 911 làm khách mời

Nhạc quốc tế

22:54:43 13/05/2024
Nhóm nhạc huyền thoại Westlife đã thông báo điểm đến mới cho tour diễn vòng quanh thế giới của mình mang tên The Hits Tour .

8 người trong một gia đình bị ngộ độc khi ăn nấm hái trong vườn nhà

Tin nổi bật

22:45:58 13/05/2024
Vào mùa mưa, là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại nấm. Do đó, các loại nấm có thể xuất hiện nhiều hơn trong môi trường tự nhiên, tăng nguy cơ cho người dân khi thu thập và sử dụng nấm mà không biết chúng có độc hay không...

Điểm danh quán xôi mặn thơm ngon ở TP.HCM

Ẩm thực

22:32:19 13/05/2024
Vị dẻo thơm của nếp quyện vào phần nước dùng đậm đà và các topping thơm ngon như xá xíu, thịt gà, lạp xưởng... tạo nên món xôi mặn được nhiều người yêu thích.

Xe bus MU bị đột nhập như chỗ không người

Sao thể thao

22:16:57 13/05/2024
Theo Daily Mail, xe bus của MU đã bị một người lạ đột nhập mà không ai hay biết. Người này mặc nguyên bộ đồ thể thao đồng phục của MU và thản nhiên lên xe bus ngồi.

Truy nã nhân viên ngân hàng l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

22:13:23 13/05/2024
Cơ quan Điều tra hình sự binh chủng, binh đoàn - Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng truy nã đối với Ngô Sỹ Tuấn, nguyên là nhân viên ngân hàng, Phòng giao dịch Diễn Châu

Kaity Nguyễn và 'đạo diễn trăm tỷ': Cạch mặt rồi làm lành hay là chiêu trò?

Hậu trường phim

21:41:56 13/05/2024
Sau khi thông tin với báo chí việc Kaity Nguyễn từ chối tham gia dự án điện ảnh Móng vuốt phút chót, hôm nay 13/5, đạo diễn Lê Thanh Sơn chụp ảnh thân thiết bên nữ diễn viên.

Cuba, Hàn Quốc khởi động đàm phán mở đại sứ quán

Thế giới

21:39:02 13/05/2024
Hồi tháng 2 vừa qua, Hàn Quốc và Cuba thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao. Tiếp đó, vào tháng 4, hai nước nhất trí mở phái bộ ngoại giao tại mỗi nước.

Na Jaemin (NCT): chàng idol Kpop từng bị nhầm là "Minh Kon Tum" thí sinh Olympia

Sao châu á

21:37:20 13/05/2024
Minh Kon Tum từng là cái tên mà fan Việt gọi nam thần tượng đình đám Na Jaemin (NCT) khi anh chàng một thời làm khuấy đảo cộng đồng mạng với hình ảnh như một thí sinh của Olympia.

5 tựa game Roguelike cực hay, tương tự Hades II

Mọt game

21:19:31 13/05/2024
Là một trò chơi b.ắn s.úng hành động thế giới mở, Risk of Rain 2 đưa người chơi vào một hành trình qua các hành tinh đầy nguy hiểm.

Hình ảnh Hoa hậu Ngọc Diễm xinh đẹp giới thiệu bộ sưu tập áo dài màu sắc nổi bật

Phong cách sao

21:14:28 13/05/2024
Sau 16 năm đăng quang Hoa hậu Du lịch Việt Nam, Ngọc Diễm vẫn giữ được nhan sắc xinh đẹp, trẻ trung khi vừa hoạt động nghệ thuật, vừa kinh doanh và chăm sóc con cái.

'Mỹ nhân bolero' Thiên Hương: Tôi thấy mình tệ khi từng muốn bỏ nghề

Tv show

21:13:09 13/05/2024
Mỹ nhân bolero Thiên Hương vừa có những phút trải lòng về chặng đường làm nghề sau khi giành quán quân chương trình Hãy là số một .