Thời gian làm việc của giảng viên: Phát huy quyền tự chủ
Các chuyên gia, nhà khoa học hoan nghênh đề xuất giảng viên có chức danh GS, PGS và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở GD đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Đề xuất này phù hợp với thực tiễn khách quan và không lãng phí tài nguyên chất xám.
Không lãng phí tài nguyên chất xám
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, có nội dung đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu. Cụ thể, dự thảo quy định: Giảng viên có chức danh GS, PGS và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Tán thành với đề xuất trên, GS.TSKH Nguyễn Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam khẳng định: Đây là chủ trương đúng đắn, hợp tình, hợp lý, quan trọng là không để lãng phí tài nguyên chất xám của các giảng viên có trình độ và các nhà khoa học – khi mà họ vẫn còn năng lượng để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng và xã hội nói chung.
GS.TSKH Nguyễn Tất Dong cho rằng, kho tàng chất xám của chúng ta không nhiều và càng không phải là vô hạn, nên cần trân trọng những người có tài năng, trí tuệ đã được đào tạo bài bản, chất lượng. Vì thế, chúng ta nên tạo điều kiện tối đa cho những nhà khoa học, nhà giáo dục để họ tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Thẳng thắn mà nói, những lớp tiến sĩ, nhà khoa học trẻ – họ rất tài năng, năng động và có nhiều đóng góp cho nền giáo dục, đào tạo của nước nhà. Nhưng đâu đó, họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm; do đó rất cần những “cây đa, cây đề” để cùng chung tay, góp sức.
“Tuy nhiên, làm thế nào để họ có môi trường, làm việc, để họ được cống hiến sức lực, trí tuệ cho giáo dục, đào tạo và khoa học của nước nhà” – GS.TSKH Nguyễn Tất Dong đặt vấn đề, đồng thời mong muốn: Nghị định mới sau khi được ban hành sẽ là sợi dây kết nối để những giảng viên có trình độ, học hàm, học vị đủ tuổi nghỉ hưu nhưng tái ký hợp đồng làm việc. Tạo ra cộng đồng những nhà khoa học. “Nhiều người họ làm không phải vì thu nhập, mà vì đam mê, tâm huyết và trách nhiệm cộng đồng. Do vậy, việc chúng ta cần làm là, chiêu mộ và trọng dụng hiền tài. Cùng với đó là điều kiện và cơ chế làm việc để họ được cống hiến hết mình” – GS.TSKH Nguyễn Tất Dong nói.
Trao quyền tự chủ về nhân sự cho các cơ sở giáo dục đại học.
Video đang HOT
Viện dẫn dự thảo quy định, thời gian kéo dài đối với những giảng viên có chức danh GS, PGS và giảng viên có trình độ tiến sĩ do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan; GS.TSKH Nguyễn Tất Dong cho rằng: Đây là quy định mở và hợp lý. Chúng ta không nên quy định cứng là kéo dài thời gian làm việc 6 tháng hay một vài năm. Thực tế, có những nhà khoa học ngoài 70 tuổi, thậm chí hơn 80 tuổi họ vẫn đứng lớp giảng bài, tham gia nghiên cứu khoa học… Vì thế, quy định về thời gian kéo dài làm việc nên để ở “chế độ mở”, nhằm tận dụng được chất xám của các nhà khoa học.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thị Tuyết Hạnh – Giảng viên Học viện Quản lý giáo dục khẳng định: Các đề xuất của dự thảo không những đáp ứng yêu cầu của luật định, mà còn phù hợp với thực tiễn khách quan. Hiện, các cơ sở giáo dục đại học đang áp dụng chính sách kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ.
Nghị định này quy định về thời gian kéo dài làm việc đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ là không quá 5 năm; đối với giảng viên có chức danh PGS là không quá 7 năm và đối với giảng viên có chức danh GS không quá 10 năm. Tuy nhiên, dự thảo Nghị định của Chính phủ mà Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến không còn “quy định cứng” về thời gian kéo dài làm việc mà sẽ do cơ sở giáo dục đại học quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành.
“Theo tôi hiểu, đề xuất này có hàm ý, giảng viên nhà khoa học nếu còn sức khoẻ, trí tuệ thì vẫn có thể làm việc, cống hiến cho đơn vị” – TS Hạnh trao đổi, đồng thời đề xuất, việc thực thi chính sách phải khách quan, thực chất, bảo đảm trọng dụng người có trình độ thực sự; đặc biệt không nên “lách luật”. Nên chăng, có thêm quy định: Cơ sở giáo dục đại học cần tham khảo ý kiến từ người học để làm một trong những căn cứ trước khi quyết định có tái ký làm việc hay không.
Ở góc nhìn khác, PGS.TS Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế – cho rằng, nên có mức trần về khung thời gian được kéo dài làm việc. Chẳng hạn, TS, PGS có thể làm việc tối đa đến 68 tuổi; GS làm việc tối đa đến 70 hoặc 72 tuổi. Ngoài ra, nên có những điều kiện ràng buộc khi kéo dài và không nhất thiết phải tất cả TS, PGS, GS đều được kéo dài.
Theo PGS.TS Huỳnh Văn Chương, nếu kéo dài chỉ để giảng dạy và đứng tên cơ hữu để giữ ngành học, mở ngành thì chưa thật sự cần thiết, mà nhà trường có thể có cách khác là mời giảng viên. Việc kéo dài nên ưu tiên cho những giảng viên thật sự còn nhiều cơ hội và năng lực để tham gia hoặc đủ điều kiện chủ trì các nhóm nghiên cứu mạnh, chủ trì và triển khai được các đề tài lớn.
“Việc các cơ sở đào tạo đại học tự quyết định các điều kiện và thời gian kéo dài làm việc thể hiện được tính tự chủ đại học của cơ sở đào tạo và phụ thuộc vào năng lực tài chính của cơ sở đó. Nhưng Nghị định cũng cần có những quy định khung để có sự đồng bộ “một sàn chung” cho cả nước” – PGS.TS Huỳnh Văn Chương đề xuất.
“Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học, với nhiều chính sách phù hợp và kịp thời, giúp các cơ sở giáo dục đại học có căn cứ để chủ động phương án về đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, và giảng viên có học hàm GS, PGS”. - PGS.TS Huỳnh Văn Chương
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đưa Trường Cao đẳng Nguyễn Du phát triển xứng tầm
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị Trường Cao đẳng Nguyễn Du phải năng động, sáng tạo, nắm bắt nhu cầu của xã hội để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường phát triển xứng tầm.
Chiều nay (27/10), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì làm việc với Trường Cao đẳng Nguyễn Du để nghe tình hình, kết quả hoạt động thời gian qua, định hướng nhiệm vụ thời gian tới.
Lãnh đạo một số sở, ngành và Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh cùng tham dự.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì cuộc làm việc.
Trường Cao đẳng Nguyễn Du hiện có 3 phòng, 2 khoa và 1 trung tâm với 46 cán bộ, giảng viên. Nhà trường đang đào tạo các trình độ: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và bồi dưỡng ngắn hạn 24 nghề.
Ông Hồ Việt Anh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nguyễn Du: Để trường nâng tầm được về đào tạo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và du lịch, rất mong tỉnh quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.
Đến nay, Trường Cao đẳng Nguyễn Du đã xây dựng được 5 nghề trọng điểm quốc gia gồm: cao đẳng thanh nhạc; cao đẳng kỹ thuật chế biến; cao đẳng quản trị khách sạn; trung cấp nghệ thuật biểu diễn dân ca; trung cấp nhạc cụ phương Tây.
Tại buổi làm việc, Ban Giám hiệu nhà trường đã báo cáo với Phó Chủ tịch UBND tỉnh một số khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên phục công tác giảng dạy; một số ngành nghề khó tuyển sinh....
Trên cơ sở đó, nhà trường kiến nghị UBND tỉnh cho phép tuyển bổ sung đủ cán bộ, giảng viên; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy; giao cho nhà trường xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực để bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm và đề án đào tạo nguồn nhân lực du lịch để phục vụ cho yêu cầu phát triển của tỉnh...
Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa: Qua báo cáo tình hình hoạt động của trường thì việc tự chủ là khả thi. Thời gian tới, trường cần tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao.
Về định hướng hoạt động đến năm 2030 và tầm nhìn các năm tiếp theo, Trường Cao đẳng Nguyễn Du phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo nhân lực lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và du lịch cho tỉnh nhà, các tỉnh lân cận và khu vực. Chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao, quy mô đào tạo được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đa dạng của xã hội.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập: Trường cần phải tăng cường liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy để có thể phát triển khi chuyển sang cơ chế tự chủ.
Thảo luận tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ban, ngành cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động, Trường Cao đẳng Nguyễn Du cần xây dựng một lộ trình, đề án phát triển phù hợp từng giai đoạn; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc: Trường Cao đẳng Nguyễn Du cần xây dựng đề án, lộ trình, chiến lược phát triển cụ thể và phù hợp.
Đẩy mạnh liên kết đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế thu hút đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các ngành nghề đảm bảo chất lượng, xứng tầm; nắm bắt xu hướng phát triển để chuyển hướng đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn; tiếp tục phát huy hiệu quả việc đào tạo ở các nhóm nghề.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn tham quan cơ sở vật chất và tình hình giảng dạy của nhà trường.
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu ghi nhận những kết quả đạt được của Trường Cao đẳng Nguyễn Du trong thời gian qua, nhất là trong công tác tuyển sinh, đào tạo. Những kết quả đạt được đó là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết vượt khó của tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa trường phát triển xứng tầm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị nhà trường cần tiếp tục năng động, sáng tạo, nắm bắt nhu cầu của xã hội để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng đề án phát triển nhà trường giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo một cách cụ thể, phù hợp; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu; mở rộng liên kết đào tạo, ưu tiên những ngành nghề mang tầm chiến lược.
Làm mới những bài giảng Ở Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Học viện Chính trị), Đại tá, PGS, TS Nguyễn Văn Sự, Chủ nhiệm khoa được các đồng nghiệp quý trọng bởi tinh thần làm việc nhiệt huyết, khoa học và luôn tự đổi mới mình trên từng bài giảng, từng công trình nghiên cứu, góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm...