Khoai lang hay khoai tây bổ dưỡng hơn? Chuyên gia bật mí cách ăn khoai chuẩn nhất
Khoai lang và khoai tây đều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nấu sai cách có thể làm mất những chất dinh dưỡng này.
Khoai là thực phẩm phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, khoai lang nổi lên như một lựa chọn thay thế cho khoai tây. Cùng với đó, cuộc tranh luận về lợi ích sức khỏe giữa khoai lang và khoai tây bắt đầu và ngày càng sôi nổi.
Nhưng khoai lang có thực sự tốt hơn khoai tây? Hai chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ: Keri Gans, tác giả của cuốn sách The Small Change Diet, và Sonya Angelone, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Khoa học thực phẩm (tổ chức về thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ), trả lời Tạp chí Women’s Health về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, khoai lang nổi lên như một lựa chọn thay thế cho khoai tây.
Khoai lang và khoai tây – khoai nào bổ dưỡng hơn?
Nếu bạn cho khoai lang và khoai tây đấu với nhau, đó sẽ là một cuộc chiến có tỉ số hòa, theo 2 chuyên gia. Cả hai đều có lợi cho sức khỏe, và khoai lang và khoai tây rất giống nhau về chỉ số dinh dưỡng.
Khoai lang và khoai tây đều chứa nhiều vitamin tốt cho toàn bộ cơ thể với lớp vỏ giàu chất xơ.
Khoai là thực phẩm phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Chuyên gia dinh dưỡng Gans giải thích về các loại vitamin có trong cả khoai lang và khoai tây: “ Vitamin A rất quan trọng cho sức khỏe của mắt, vitamin C củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, B6 cần thiết cho sự trao đổi chất và hệ thần kinh của chúng ta, và kali có liên quan đến việc điều chỉnh huyết áp”.
Video đang HOT
Chuyên gia Angelone nói thêm rằng khoai lang có thể có một chút lợi thế so với khoai tây do có nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn. “Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính”, Angelone nói.
Tuy nhiên, khoai tây vượt trội hơn về hàm lượng protein. “Một khẩu phần khoai tây trung bình có nhiều hơn khoảng 2 gram protein so với khoai lang”, Gans nói.
Hơn nữa, khoai tây có ít đường hơn một chút so với khoai lang, nhưng điều đó không đáng lo ngại. “Tôi sẽ không quan tâm chút nào về lượng đường trong bất kỳ củ khoai nào – đó là đường tự nhiên, không phải đường bổ sung vào!”, Gans giải thích.
Khoai lang có thể có một chút lợi thế so với khoai tây do có nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn.
Cách nấu khoai lang và khoai tây bổ dưỡng nhất
Cách bạn chế biến khoai lang và khoai tây có thể loại bỏ tất cả những lợi ích sức khỏe kể trên.
Một số phương pháp nấu khoai phổ biến như chiên rán có thể làm giảm các hóa chất thực vật nhạy cảm với nhiệt. Angelone cho biết: “Hàm lượng vitamin C trong khoai tây sẽ giảm vì vitamin C nhạy cảm với nhiệt và sẽ bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao hơn”.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn khoai sống. Angelone nói: “Hấp hoặc luộc khoai lang có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Luộc khoai lang đã được chứng minh là có tác động tích cực hơn đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu.”
Hấp hoặc luộc khoai lang có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, folate và các vitamin B có thể tan ra nước luộc khoai, có nghĩa là bạn sẽ đánh mất chúng. Giải pháp: Đừng luộc khoai quá chín!
Ngoài ra, Angelone khuyên độc giả nên kết hợp khoai lang với một ít chất béo để giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để bạn cho thật nhiều bơ vào món khoai. Thay vào đó, hãy nướng khoai lang với dầu ô liu.
Trong khi nhiều vitamin và khoáng chất tập trung bên trong củ khoai, lớp vỏ khoai cũng có lợi. Gans nói: “Vỏ khoai có nhiều chất xơ và sắt hơn một chút”. Lớp vỏ cũng giúp bảo quản các vitamin có thể bị tiết ra trong quá trình luộc – một lý do khác để giữ nguyên vỏ khoai khi chế biến.
4 loại rau củ không nên ăn sống: Chuyên gia khuyên nấu chín vừa tránh nguy cơ, vừa tận dụng dưỡng chất quý
Mặc dù có những loại rau củ ăn sống tốt hơn, cũng có những loại nấu chín bổ dưỡng hơn.
Nếu có thói quen ăn sống nhiều loại rau củ, bạn có thể cần đọc bài viết này.
Theo hai chuyên gia dinh dưỡng Anar Allidina và Shahzadi Devje ở Canada, mặc dù có những loại rau củ ăn sống tốt hơn, cũng có những loại nấu chín bổ dưỡng hơn.
Dưới đây là 4 loại rau củ bạn không nên ăn sống, theo hai chuyên gia. Nấu chín chúng sẽ giúp bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn, có thể giảm nguy cơ gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cà rốt
Nhiều người thích ăn cà rốt sống. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Allidina, tốt hơn hết bạn nên nấu cà rốt để nhận được tối đa chất dinh dưỡng.
Allidina nói với tờ Global News của Canada: "Quá trình nấu cà rốt sẽ giải phóng nhiều beta-carotene, một chất chống oxy hóa được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có lợi cho mắt và hệ thống miễn dịch".
Khoai
Devje cho biết rau củ giàu chất chống oxy hóa như khoai lang khi nấu chín sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với ăn sống.
"Chưa kể, khoai nấu chín ăn ngon hơn rất nhiều. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hấp và luộc khoai này làm tăng hàm lượng beta-carotene của chúng", Devje nói.
Allidina cho biết thêm khoai tây cũng chứa chất kháng dinh dưỡng và phải được gọt vỏ và nấu chín để loại bỏ những chất này.
"Ngoài ra, khoai tây có nhiều tinh bột khi ăn sống, và tinh bột chưa nấu chín trong khoai tây có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi và chướng bụng", Allidina nói.
Cà chua
"Hãy nấu chín cà chua để giải phóng lượng lycopene và chất chống oxy hóa tổng thể cao hơn", Allidina nói.
Lycopene là một chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau củ màu đỏ, có liên quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư.
"Nhiệt trong quá trình nấu ăn sẽ phá vỡ thành tế bào, khiến lycopene dễ hấp thụ hơn", theo Allidina.
Măng tây
Măng tây là một loại rau khác nên được nấu chín.
"Quá trình nấu phá vỡ chất xơ, giúp việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, E và K dễ dàng hơn. Nấu măng tây cũng làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng và chất chống oxy hóa", chuyên gia dinh dưỡng Allidina nói.
Không cần bổ sung vitamin A, những món này vừa ngon vừa 'cực bổ' Vitamin A tồn tại dưới hai hình thức. Một là beta - carotene có trong các nguồn thực vật, hai là retinol có trong các nguồn động vật. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin A mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình. Ảnh minh họa: Internet Bí đao Loại quả này chứa nhiều...