Thịt chua Phú Thọ
Thịt chua là món ăn sử dụng thịt lợn ướp trong thính gạo để làm thành phẩm chín tự nhiên, thịnh hành như một loại đặc sản địa phương trong ẩm thực tại vùng trung du Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thịt chua là món ăn truyền thống của người Mường huyện Tân Sơn và Thanh Sơn. Trước đây người dân địa phương thường dùng món thịt chua trong dịp lễ tết. Đây là món ăn có hương vị thơm ngon và vị chua nhẹ rất đặc biệt. Với nhiều ưu điểm nên từ đầu những năm 2000 của thế kỷ 21, một vài thương nhân ở Phố Vàng (thị trấn Thanh Sơn) đã học cách làm thịt chua của người bản địa để bán ở khu vực thị trấn. Sau khi thịt chua có mặt tại thị trường đã có rất nhiều người thưởng thức, và “tiếng lành đồn xa” nên người dân phố huyện thường dùng thịt chua làm quà mỗi khi có dịp đi xa. Cũng nhờ đó mà món thịt chua được nhiều người học làm và trở thành mặt hàng kinh doanh của rất nhiều người dân thị trấn và họ thường lấy tên gia đình mình để làm mác mặt hàng kinh doanh.
Thịt chua là món ăn truyền thống của người Mường huyện Tân Sơn và Thanh Sơn (Phú Thọ) (Ảnh: TL)
Thịt chua có cách làm khá đơn giản nhưng để có một lọ thịt chua hấp dẫn và đạt yêu cầu lại là cả một nghệ thuật, và nó thể hiện qua sự chọn lọc kỹ càng để có các nguyên liệu tốt nhất cũng như quy trình thực hiện chính xác, nghiêm ngặt. Thịt lợn để làm món thịt chua phải là loại lợn lửng được người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng, loại thịt lợn bán ngoài thị trường không thể cho ra món thịt chua thơm mát, béo ngậy và khô ráo được, bởi loại thịt này chứa nhiều nước nếu làm sẽ không đạt chất lượng. Loại lợn này thường chỉ nặng từ 15kg – 30kg, thịt ít mỡ và rất thơm, người ta sẽ chọn vùng nạc vai, nạc mông và nạc thăn được sơ chế sạch đem thui chín cùng các loại lá thơm sau đó thái ra thành từng lát nhỏ, ướp cùng thính. Thính được làm từ bột ngô, bột gạo, bột đậu xanh rang vàng. Khâu rang thính phải đảm bảo được yêu cầu thính chín kỹ, vàng thơm và không bị cháy, sau đó xay nhỏ. Thịt được trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.
Người Mường sẽ chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Khi làm xong người ta thường treo lên hoặc bảo quản ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Thời gian đảm bảo cho thịt lên men và dùng được là từ 04 – 05 ngày vào mùa hè, từ 05 – 07 ngày vào mùa đông.
Video đang HOT
Thịt chua có cách làm khá đơn giản nhưng khâu chọn lọc nguyên liệu cần rất kỹ càng và cẩn thận (Ảnh: TL)
Sản phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh để hãm bớt độ chua nếu chưa sử dụng ngay. Thời gian sử dụng trong khoảng từ 15 ngày đến 30 ngày (khi đã đủ độ chín, ăn sớm sẽ càng ngon). Nếu kéo dài thời gian, sản phẩm không bị hỏng nhưng sẽ bị chua quá.
Yêu cầu của một thành phẩm đảm bảo chất lượng là khi ăn phải khô, tơi, chín đều, chua, ngọt, thơm ngậy vừa miệng. Khi ăn thịt chua người ta thường ăn kèm với các loại lá như: lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm .v.v… chấm kèm với tương ớt thêm chút hạt tiêu… thì mới cảm nhận được hết hương vị khá độc đáo, mới lạ từ món ăn đem lại. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, món thịt chua vừa tới ăn kèm các loại rau gia vị, nhắp thêm với một chút rượu hoặc bia thì quả là hấp dẫn và tuyệt vời …
Nguyễn Huyện
Độc đáo món thịt chua xứ Mường
Sẽ là thiếu sót nếu về xứ Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) mà bỏ qua món thịt chua nổi danh thơm ngon.
Món thịt chua xứ Mường thu hút và thơm ngon - Ảnh: Nguyễn Thế LượngNgười Mường ở Thanh Sơn vốn nức tiếng có tài khéo léo chế biến các món ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc mình. Trong đó, món thịt chua được đồng bào chế biến từ bao đời nay.
Theo những người già xứ Mường, khi xưa mảnh đất này có nhiều lợn rừng, lợn đen ngon. Khi mổ lợn, muốn giữ ăn lâu ngày người dân đã nghĩ ra cách làm món thịt chua để ăn dần. Thịt chua được muối trong ống tre, ống nứa dày rồi bịt kín đầu và treo lên gác bếp để ăn quanh năm.
Thanh Sơn là vùng đất cổ, nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với danh lam thắng cảnh đẹp mà còn lôi cuốn những món ăn đậm đà, độc đáo do chính người dân làm ra. Trong đó, món thịt chua được coi là đặc sản của vùng núi rừng Thanh Sơn và là món ăn mang đậm chất văn hóa của cư dân Mường nơi đây.Ngày nay, đồ dùng sẵn nên người Mường Thanh Sơn chế biến và muối thịt chua vào chai lọ cho tiện.
Nguyên liệu để chế biến thịt chua khá giản đơn nhưng vô cùng phức tạp. Lợn để làm thịt chua phải là lợn Mán đen, nuôi tự nhiên, không nuôi bằng chất kích thích và chỉ ăn rau củ trên rừng. Thịt lợn ăn phải thơm ngon, săn chắc, bì phải giòn mới đủ tiêu chuẩn làm thịt chua.
Ngoài thịt còn có thính ngô hay thính gạo nghiền nhỏ, rang vàng cho thơm. Thính là gia vị quan trọng để làm nên vị thơm ngon của thịt chua xứ Mường. Cùng với thính là muối tinh và lá ổi loại bánh tẻ dùng để rắc đầy lên bề mặt của thịt.
Khâu chế biến khá quan trọng và cẩn trọng. Thịt lợn Mán được sơ chế sạch sẽ, loại bỏ hết phần bạc nhạc bên ngoài, để nguyên phần thớ thịt. Dùng dao sắc mỏng thái lát mỏng miếng thịt thành từng miếng nhỏ sau đó tẩm ướp gia vị và thính cho đều rồi nén thịt vào ống tre hoặc lọ nhựa. Thịt càng nén chặt càng giòn và ngon.
Sau đó, người ta dùng lá ổi rửa sạch để khô phủ lên bề mặt thịt, dùng hai thanh nứa nén chặt bên trên lá ổi rồi mới bịt ống hay đậy nắp lọ.
Thịt chua được ủ nơi thoáng khí và sạch sẽ. Nếu vào mùa hè, thịt lên men 3-4 ngày là ăn được. Vào mùa đông, do khí hậu lạnh nên để khoảng 5-6 ngày. Thịt chua có thể giữ được vị ngon trong khoảng thời gian 2-3 tháng.
Thịt chua được muối trong ống tre - Ảnh: Nguyễn Thế Lượng
Với người dân xứ Mường, thịt chua là một món ăn hấp dẫn dùng thết đãi khách quý.
Người Mường dùng các loại lá trên rừng hay có sắn trong vườn nhà để ăn kèm với thịt chua như lá sung, lá mơ, lá nhội... Khi ăn, gia vị chấm không thể thiếu là tương ớt.
thưởng thức món thịt chua xứ Mường sẽ đem đến nhiều dư vị khác nhau. Có vị giòn sần sật của bì lợn. Vị béo của thịt, vị bùi của thính hòa vào vị chua thanh của men thịt cùng vị chát bùi của các loại lá.
Ngồi trên căn nhà sàn người Mường, nhấp chén rượu nếp, ăn miếng thịt chua sẽ cảm nhận hương vị nồng nàn của ẩm thực nơi đây. Thịt chua được người dân Thanh Sơn chế biến quanh năm và có thể sử dụng bất kì thời gian nào trong năm.
Ngày nay, tại đất Mường Thanh Sơn, người dân chế biến món thịt chua ngày càng nhiều. Nhiều cửa hàng bán thịt chua mọc lên ven đường hay trong các bản làng. Chế biến không chỉ để ăn mà còn làm quà biếu hay bán ra thị trường khắp các vùng.
Theo Internet
Đến Phú Thọ - đừng quên thưởng thức món ngon nơi đây Ngoài lễ hội đền Hùng, những đồi cọ rừng chè xanh ngát, khách du lịch còn được thưởng thức những món ăn mang đậm hồn quê khi đến Phú Thọ. Khi đến Phú Thọ, bạn chớ quên thưởng thức cac món thịt chua, rêu đá, hay canh cá rau sắn đậm chất dân dã của vùng đất Tổ: Thịt chua Thanh Sơn Đây...