Những loại thực phẩm hữu ích cho hệ tiêu hoá
Trong cuộc sống hiện đại, con người đang phải đối diện với ngày một nhiều hơn những bệnh liên quan đến đường tiêu hoá từ đầy bụng, khó tiêu đến nhiễm trùng đường tiêu hoá hay những chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm có sẵn và phổ biến có thể giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn, đề kháng tốt hơn trước nhiều loại bệnh tật.
Gừng
Gừng giúp giảm các chứng bệnh về tiêu hoá. (Ảnh minh hoạ)
Gừng có chứa các hợp chất gọi là gingerols, ngăn chặn các hợp chất gây viêm và có tác dụng giảm đau. Gừng cũng là một phương thuốc tuyệt vời đối với chứng rối loạn tiêu hoá và buồn nôn, cộng với đặc tính chống ung thư và gừng cũng là loại thực phẩm tuyệt vời khi bạn bị ốm.
Cách đơn giản nhất lại thân thiện với hệ tiêu hóa để thưởng thức gừng là giã gừng tươi vào nước nóng cùng với chanh và một chút mật ong.
Nghệ
Nghệ vừa là gia vị lại có tác dụng bảo vệ đường ruột. (Ảnh minh hoạ)
Củ nghệ được coi là một loại gia vị có khả năng kháng viêm và chống ung thư cao. Một trong những thành phần chính của nghệ là curcumin có thể giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá, tác động tích cực đến các vi khuẩn đường ruột và được coi là phương pháp hữu hiệu giúp điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá như bệnh viêm ruột và ung thư đại trực tràng.
Do nghệ có hương vị khá mạnh, chỉ nên sử dụng bằng một lượng nhỏ bột nghệ (khoảng 1/8 muỗng cà phê). Nghệ cũng là một gia vị tuyệt vời để thêm vào các loại trà hoặc sữa hạt.
Thực phẩm lên men là một trong những thực phẩm tốt nhất cho tiêu hóa vì chúng rất giàu men vi sinh, giúp đưa vi khuẩn có lợi vào đường ruột và giúp củng cố niêm mạc ruột. Có nhiều chủng men vi sinh khác nhau đã được nghiên cứu có khả năng mang lại lợi ích cho các bệnh lý về ruột như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiêu hoá do mầm bệnh gây ra.
Vì 70% hệ thống miễn dịch của chúng ta được tìm thấy trong mô ruột, do đó thực phẩm lên men cũng có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các loại thực phẩm lên men bao gồm: dưa chua và rau lên men, sữa chua thực vật, miso, dưa bắp cải, trà kombucha…
Khi được ngâm trong nước, lớp vỏ ngoài của hạt chia trở thành chất nhầy và giúp cho nó trở nên thân thiện đối với đường tiêu hóa. Hạt Chia rất giàu chất xơ, giúp giảm táo bón và kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cũng như axit béo omega-3 làm giảm viêm ruột . Chúng cũng là một nguồn cung cấp magiê tốt, một chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp thư giãn cơ ruột và protein để chữa và củng cố sức khoẻ đường ruột.
Khoai lang
Khoai lang rất tốt cho tiêu hoá. (Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Khoai lang là một loại củ thơm ngon và chứa nhiều Vitamin A- một chất dinh dưỡng là chìa khoá để duy trì và chữa lành thành đường ruột, cũng như hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Khoai lang có một loại chất chống oxy hóa đặc biệt gọi là anthocyanin, có thể đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa ung thư ruột kết. Khoai lang rất dễ tiêu hóa và theo nghiên cứu mới trên một số loại động vật cho thấy khoai lang thậm chí có thể kích hoạt các enzyme tiêu hoá.
Cá hồi chứa nhiều vitamin tốt cho hệ tiêu hoá. (Ảnh minh hoạ)
Cá hồi tự nhiên chứa nhiều protein giúp chữa lành và củng cố sức khoẻ đường ruột. Chất béo omega-3 có trong cá hồi rất hữu ích để giảm viêm và vitamin D rất cần thiết cho hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật. Nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy omega-3 có thể có tác dụng sinh học trong thành ruột, tạo ra những sự thay đổi tích cực đối với thành phần vi khuẩn có trong đường ruột.
Táo
Táo rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đáng chú ý nhất là polyphenol, có thể giúp bảo vệ đường ruột và có đặc tính chống ung thư. Táo cũng chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp tăng cường tiêu hóa. Các nghiên cứu cho thấy những chất xơ này, đặc biệt là pectin giúp tạo ra vi khuẩn có lợi trong ruột kết. Chế biến món sốt táo làm cho chất xơ trong táo dễ tiêu hóa hơn. Bạn có thể giữ vỏ táo lại khi chế biến món sốt táo và thêm gừng và quế để gia tăng hương vị cho món ăn.
Trái dứa
Trong dứa có một hợp chất gọi là bromelain giúp tiêu hoá protein tốt hơn, đồng thời làm giảm chứng khó tiêu và trào ngược. Hợp chất này cũng có khả năng làm giảm viêm và đau cũng như có thể giảm các tác động của tiêu chảy gây ra bởi một số mầm bệnh như E. coli. Bạn có thể thưởng thức dứa trực tiếp hoặc dùng dứa để xay sinh tố.
Cây bạc hà
Bạc hà giúp cơ ruột được thư giãn, đồng thời giảm đau và co thắt. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng làm giảm đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, bạc hà thường được biết tới với công dụng làm giảm các triệu chứng và đau bụng ở hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể sử dụng các loại bạc hà khác nhau ở cả dạng tươi hoặc khô hay sử dụng bạc hà với bột cacao để nấu sô cô la hay đơn giản chỉ cần ngâm lá bạc hà trong nước nóng để sử dụng.
Nấm
Nấm giúp bảo vệ bạn bởi vì nó có tính kháng khuẩn mạnh và chống lại virus, do đó có nhiều loại thuốc kháng sinh truyền thống được bào chế từ nấm. Một số loại nấm có tác dụng bổ dưỡng, củng cố hệ thống miễn dịch và cải thiện một số bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nấm cũng chứa vitamin B tăng cường năng lượng, Vitamin D và chất xơ cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, chúng cũng chứa beta-glucan giúp tăng cường miễn dịch và điều chế polysacarit, các hợp chất chống viêm và kẽm, giúp cải thiện chức năng thành ruột (thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến các bệnh về đường tiêu hoá).
Dầu dừa
Dầu dừa dễ tiêu hoá và có tác dụng kháng khuẩn. (Ảnh minh hoạ)
Đây là một loại dầu ăn tốt cho sức khoẻ chứa chủ yếu là chất béo chuỗi trung bình nên rất dễ tiêu hoá và sử dụng. Dầu dừa có công dụng chống viêm và chứa axit lauric (một loại axit béo có tác dụng kháng khuẩn và kháng sinh) có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong đường tiêu hoá. Dầu dừa có thể được sử dụng như một loại dầu ăn hoặc nguyên liệu trong các món đồ uống thảo dược.
Thì là
Thì là tây giúp tăng cường tiêu hóa bằng cách làm giảm đầy hơi và chướng bụng, đồng thời giúp giảm đau bụng và các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể sử dụng cây thìa là tươi trong chế biến các món ăn hoặc sử dụng hạt trong các công thức trà thảo dược.
Loại ung thư nguy hiểm bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt cảnh giác
Sự nguy hiểm của ung thư tụy, trước hết, đến từ việc người bệnh rất khó phát hiện nó ở giai đoạn đầu, do khối u nhỏ và các triệu chứng của bệnh không xuất hiện.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tụy cao
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, có đến 40% bệnh nhân ung thư tụy đã mắc tiểu đường khoảng 1-2 năm trước khi phát hiện khối u.
Theo lý giải của các chuyên gia, việc tăng đường huyết kích hoạt tuyến tụy sản sinh một lượng insulin (loại hormone làm giảm đường huyết) cao bất thường. Tuyến tụy luôn ở trạng thái căng thẳng để theo kịp nhu cầu của cơ thể có thể dẫn đến ung thư. Điều này đúng với những người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường hoặc các mức đường huyết không bình thường khác
Ung thư tụy: Khó phát hiện, nguy cơ tử vong cao
Tụy là một tạng thuộc hệ tiêu hóa, nằm sau phúc mạc, sát thành bụng sau, phía trước tụy được che phủ bởi dạ dày. Tụy được chia thành 3 phần chính lần lượt từ phải qua trái gồm: đầu tụy, thân tụy, đuôi tụy.
Ung thư tụy là những tổn thương ác tính xuất phát từ bất kỳ thành phần nào của mô tụy, bao gồm các tế bào của mô tụy ngoại tiết, tế bào tụy nội tiết (tế bào đảo Langerhans) và các tế bào thuộc mô liên kết của tụy.
Sự nguy hiểm của ung thư tụy, trước hết, đến từ việc người bệnh rất khó phát hiện nó ở giai đoạn đầu, do khối u nhỏ và các triệu chứng của bệnh không xuất hiện. Trong trường hợp có tín hiệu cảnh báo sớm lại thường không điểm hình, dễ bị hiểu nhầm là triệu chứng của các bệnh lý ít nguy hiểm hơn.
Do đó, hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư tụy khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn, việc điều trị lúc này rất khó khăn và mục đích chính chỉ là để giảm đau cho người bệnh, bởi đến giai đoạn này, khối u chèn ép lên các dây thần kinh và những bộ phận, khiến người bệnh chịu những cơn đau triền miên.
Ngoài khó phát hiện sớm, tiên lượng của ung thư tụy tương đối kém. Với bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ khối u, tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ ở mức 20-30%. Trong trường hợp tế bào ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết, tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 10%.
Bệnh nhân ung thư tụy ở giai đoạn tiến triển (chưa di căn), khả năng năng sống trên 3 năm là rất thấp. Thậm chí, trong trường hợp khối u đã di căn, cùng với đó là các triệu chứng như sụt cân, đau thì cơ hội sống được 1 năm là dưới 20% cho người được hóa trị và dưới 5% cho những trường hợp không hóa trị.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư tụy
Mặc dù ở giai đoạn sớm, các triệu chứng ung thư tụy đều nghèo nàn, không điển hình nhưng cũng có thể là căn cứ để chúng ta nhận biết căn bệnh này:
Đau bụng
Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của ung thư tụy là đau bụng. Triệu chứng này xảy ra trước khi phát hiện bệnh khoảng 1-2 tháng và tăng dần theo tiến triển bệnh.
Đặc trưng của đau bụng do ung thư tụy là cơn đau thường khởi phát ở vùng thượng vị, khi bệnh tiến triển lan sang 2 bên và/hoặc xuyên ra sau lưng. Cơn đau có thể không liên tục nhưng thường nặng hơn sau khi ăn hoặc khi nằm ngửa khiến người bệnh phải nằm tư thế cuộn tròn cho đỡ đau; đau nhiều ra sau lưng thường gặp khi khối u nằm ở vùng thân hoặc đuôi tụy hơn là vùng đầu tụy.
Vàng da, vàng mắt
Do khối u tụy làm tắc ống mật chính làm mật từ gan không xuống được tá tràng, khiến mật vào máu gây hiện tượng vàng da, vàng mắt và nước tiểu sẫm màu. Ngoài ra, việc dịch mật bị ứ đọng còn gây ra hiện tượng ngứa ở bệnh nhân ung thư tụy. Vàng da thường gặp và xuất hiện sớm với những khối u vùng đầu tụy
Buồn nôn
Ung thư chèn ép vào đoạn cuối dạ dày có thể gây tắc bán phần, khiến thức ăn khó đi qua. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, điều này có thể gây buồn nôn, nôn và đau nhiều hơn sau khi ăn.
Viêm tụy
Viêm tụy không rõ nguyên nhân hoặc mạn tính có thể do một khối u nhỏ trên tuyến tụy. Mặc dù viêm tụy thường gặp hơn do sỏi mật, thuốc hoặc lạm dụng rượu bia.
Đi ngoài phân nhầy mỡ
Phân nhạt màu như màu đất sét hoặc nhầy mỡ cũng có thể là triệu chứng của ung thư tụy, vì chúng có thể do ung thư làm tắc đường mật.
Các triệu chứng khác
Bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn đầu còn có thể ghi nhận các triệu chứng như: suy nhược, sụt cân không rõ nguyên do, tiêu chảy, ...
Các phương pháp tầm soát, chẩn đoán ung thư tụy
Ung thư tụy thường được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
Siêu âm bụng: Là xét nghiệm bước đầu, sau khi bệnh nhân ghi nhận những triệu chứng của ung thư tụy trong thời gian dài. Trong trường hợp bác sĩ phát hiện thấy một khối u ở tụy trên siêu âm, chụp CT là bước được tiến hành tiếp theo để có thêm thông tin.
Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng (chụp CT): Chụp CT giúp xác định vị trí khối u nhỏ trong tuyến tụy, mà siêu âm có thể bị bỏ sót. Ngoài ra, phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm tra xem khối u đã xâm lấn, di căn hay chưa và nhiều thông tin quan trọng khác, để lên kế hoạch cắt bỏ khối u. Ngoài ra, sau khi xác định khối u, bác sĩ cũng sẽ tiến hành sinh thiết để khẳng định ung thư.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: Ngoài các phương pháp kể trên, chúng ta còn có thể phát hiện dấu ấn ung thư tụy thông qua xét nghiệm máu, cụ thể là chỉ số CA 19-9.
Ở người lớn CA 19-9 chỉ có một lượng nhỏ trong một số cơ quan như tụy, gan, bàng quang và phổi. CA 19-9 là dấu ấn ung thư đầu tiên của ung thư tụy. Vì vậy, khi có các biểu hiện lâm sàng như cơ thể suy nhược, ăn không ngon, chán ăn, mệt mỏi kéo dài, cổ trướng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân trắng, bạc màu, sốt liên tục không rõ nguyên nhân, đau co thắt vùng ổ bụng thường xuyên, liên tục,... bệnh nhân nên làm xét nghiệm CA 19-9 để phát hiện sớm ung thư tụy.
8 món lên men bổ dưỡng bậc nhất giúp tăng cường miễn dịch, phòng được nhiều bệnh Thực phẩm lên men chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung nó vào bữa ăn mỗi ngày là điều rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Lên men là một quá trình liên quan đến sự phân giải đường của vi khuẩn và nấm men. Điều này không chỉ giúp bảo quản thực phẩm, mà...