Mì gói và những câu chuyện chưa kể ở đất nước mặt trời mọc
Mì gói ngày nay là một phần trong cuộc sống của con người và chắc hẳn không phải ai cũng biết quê hương của nó chính là Nhật Bản.
Mỗi sản phẩm ra đời đều có một giá trị nhất định phục vụ cho mục đích của con người. Mì gói cũng vậy, nhưng mì gói không đơn thuần chỉ là một loại đồ ăn nhanh đáp ứng cho sự nhanh vội cuộc sống. Trải qua lịch sử, mì gói đã viết nên một câu chuyện ẩm thực của riêng nó.
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA MÌ GÓI
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật bị khan hiếm thực phẩm. Quân đội Mỹ đã cung cấp cho người Nhật các túi bột mì và khuyến khích họ làm bánh mì. Khi đó có một người đàn ông người Nhật muốn làm ra một sản phẩm có thể bảo quản và sử dụng được lâu hơn bánh mì, đồng thời mang một hình dáng gì đó của mì ramen – đặc trưng ẩm thực của Nhật Bản. Người đàn ông đó chính là Ando Momofuku, trước đó là giám đốc một công ty dệt kim ở Osaka.
Ban đầu việc chế tạo mì ăn liền rất khó khăn, đặc biệt trong khâu bảo quản. Những sợi mì lúc đó rất dễ bị mốc bởi quá trình tách nước và giữ cho sợi mì khô là một vấn đề khiến ông Ando đau đầu. Mọi việc thay đổi khi ông Ando tình cờ thả một vắt mì vào chảo dầu sôi mà vợ ông đang chuẩn bị để nấu bữa tối. Và ông đã khám phá ra rằng, dầu chiên không chỉ tách hết nước trong vắt mì mà còn tạo ra những lỗ nhỏ trong mỗi sợi mì, giúp mì nhanh chín hơn khi chế nước sôi.
Năm 1958, gói mì ăn liền đầu tiên trên thế giới được ra đời. Song ban đầu người Nhật cho rằng sản phẩm này chẳng có tương lai. Nhưng thời gian đã chứng minh điều ngược lại. Phát minh mì gói của ông Ando nhanh chóng được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu và ông đã trở thành một tấm gương phấn đấu của giới doanh nhân Nhật Bản.
Đến năm 1966, trong một lần đến Mỹ, ông Ando đã phát minh ra mì gói ăn liền dạng cốc, được lấy cảm hứng từ những cốc cà phê “take away” (cà phê mang đi).
Video đang HOT
Năm 2000, trong cuộc khảo sát của viện nghiên cứu Fuji, vượt lên trên cả những thành tựu phát minh về thiết bị điện tử, công nghệ mà người Nhật đã cống hiến cho thế giới thì họ thực sự tự hào và coi mì gói là một phát minh quan trọng nhất và vĩ đại nhất của đất nước “mặt trời mọc” trong thế kỷ XX.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÌ GÓI
Mì gói có sức lan tỏa kỳ lạ nhờ tính tiện dụng, giá rẻ và sự hữu ích của nó. Công nghệ sản xuất mì ăn liền không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của nước Nhật mà còn là nhân tố chủ lực trong ngành công nghệ thực phẩm ở nhiều nước. Những gói mì có mặt khắp 5 châu, từ những cường quốc kinh tế như Mỹ, Đức, Canada, Úc hay những nước nghèo ở châu Phi như Nigeria, Ethiopia… Không phân biệt quốc gia, độ tuổi, giới tính, mì ăn liền được yêu thích như một “thực phẩm toàn cầu”. Sau hơn 5 thập kỷ xuất hiện, từ một sản phẩm mang tính địa phương, mì gói đã trở thành loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới.
BẢO TÀNG MÌ GÓI
Năm 1999, bảo tàng mì gói Momofuku Ando được thành lập nhằm tưởng nhớ người cha đẻ của nó, đồng thời lưu giữ lại sự phát triển của ngành công nghiệp mì gói theo thời gian. Hàng năm, bảo tàng thu hút rất đông du khách đến tham quan và Nhật Bản cũng là quốc gia duy nhất xây dựng bảo tàng mì gói.
Phía trước khu bảo tàng bạn có thể nhìn thấy bức tượng ông Momofuku Ando, cha đẻ của công ty thực phẩm Nisshin, nơi sản xuất ra loại mì “Chicken Ramen” đầu tiên vào năm 1958 đã giúp những người dân nghèo Nhật Bản chống chọi với cái đói vào thời kỳ hậu Thế chiến II.
Bên trong bảo tàng có cả khu nhà hàng. Khu vực này không hề có bất kì một nhân viên phục vụ nào. Thay vào đó, bảo tàng cho đặt sẵn một máy bán hàng tự động để cung cấp mì cho khách. Ngoài những loại mì thông thường, khách còn có thể mua các loại mì đặc biệt không được bán đại trà trên thị trường, đó là các loại mì gói cũ được sản xuất trước đây và loại đang thử nghiệm.
Ngoài ra, nơi đây còn công viên trò chơi cho trẻ em với những món đồ chơi đều liên quan đến… mì gói. Du khách còn không thể bỏ qua phố mì – khu vực có mô hình một con phố Nhật Bản xưa tái hiện những hàng quán bán mì ngày trước, tại đây bạn có thể chụp những bức ảnh lưu niệm ý nghĩa.
Bảo tàng mì gói Momofuku Ando nằm tại số 2-3-4 Shinko, Naka-ku, Yokohama-shi, tỉnh Kanagawa.
Nhật Bản: Nơi có những món ăn kỳ lạ đến khó hiểu
Nhật Bản, đất nước tự hào với những sáng chế, phát minh độc đáo chẳng đâu sánh bằng. Và ẩm thực của họ cũng vậy. Những món ăn Nhật kỳ lạ dưới đây chắc chắn sẽ khiến mọi du khách phải ngỡ ngàng khi lần đầu nhìn thấy.
LÁ PHONG CHIÊN BỘT
Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ ăn thử lá cây được chiên giòn lên chưa? Nếu muốn hãy ghé tới Nhật Bản để cùng thưởng thức món lá phong chiên bột nổi tiếng. Những chiếc lá phong vàng được lựa chọn kỹ càng rồi ủ muối đến tận một năm sau mới đem ra tẩm bột rồi chiên trong chảo nóng. Cắn thử chiếc bánh, cảm giác giòn rụm cùng vị mặn xen lẫn hương ngọt ngào như muốn hòa tan trong khuôn miệng. Lá phong chiên bột dẫu có là món ăn Nhật kỳ lạ nhưng chắc chắn bạn sẽ mê đắm nếu có cơ hội thưởng thức một lần.
NATTO - MÓN ĂN NHẬT BẢN KHÓ NGỬI
Có thể nói, natto là phiên bản khác của món đậu phụ thối Đài Loan của người Nhật. Món ăn Nhật Bản này được làm từ loại đậu nành lên men với vi khuẩn natto-kin nên nếu không quen, bạn sẽ khó lòng chịu nổi mùi vị của chúng. Với người Nhật Bản, natto là món ăn truyền thống có lợi cho sức khỏe và thường được dùng trong bữa sáng. Tuy nhiên, với hương vị "kỳ lạ" cùng kết cấu dinh dính, nhầy nhụa, sẽ có không ít thực khách phải lắc đầu trước món ăn này.
YAKISOBA PAN - BÁNH MÌ NHÂN MÌ SỢI
Bánh mì nhân mì sợi? Chắc chắn ai cũng sẽ cảm thấy khó hiểu khi lần đầu bắt gặp món ăn này. Tuy nhiên, Yakisoba Pan hay bánh mì nhân mì sợi lại là món ăn vô cùng nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc. Yakisoba nghĩa là mì soba xào cùng bắp cải, hành tây, gia vị kết hợp cùng Pan, loại bánh mì mềm đã ra đời từ những năm 1950. Tùy vào sở thích, bạn có thể cho thêm vào món ăn Nhật chút rau mùi, xúc xích, hạt mè, gừng hay sốt mayonnaise để món ăn kỳ lạ thêm đậm vị.
MÌ RAMEN VỊ SÔ CÔ LA - MÓN ĂN NHẬT BẢN NGỌT NGÀO
Mì ramen với nước dùng đậm vị ngọt từ xương, thịt đã không còn mới lạ nên người Nhật còn sáng tạo ra món mì với nước dùng vị sô cô la. Món ăn Nhật kỳ lạ này chỉ được phục vụ duy nhất vào những ngày Valentine như thay lời nói bày tỏ tình yêu của mình. Mì ramen vẫn giữ nguyên cách chế biến thông thường nhưng phần nước dùng được làm từ xương và sô cô la rồi điểm thêm chút hành lá, thịt lợn và cả vụn sô cô la nữa. Đậm vị sô cô la như vậy nên chắc hẳn món ăn cũng sẽ chứa đựng vô vàn tình cảm trong ngày Lễ Tình nhân.
BIA MÙ TẠT
Bia vàng, bia đen hay bia đỏ đã không còn xa lạ nhưng bia mù tạt quả là thức uống độc đáo chỉ có tại Nhật Bản. Một thương hiệu bia nổi tiếng của Nhật Bản đã tung ra thị trường loại bia mang vị mù tạt đầy kỳ lạ. Vừa sảng khoái, mát lạnh lại có chút cay cay đầu lưỡi sẽ khiến thực khách ngạc nhiên khi nếm thử. Đến với quốc gia này, du khách có thể đễ dàng tìm thấy loại bia mù tạt độc đáo ở bất kỳ nhà hàng hay quán bia nên đừng ngần ngại và hãy gọi ngay một cốc bia nhé.
Công thức làm mì udon xào tôm Mì udon dai, mềm nấu cùng tôm và hỗn hợp xì dầu ớt là món ăn được nhiều người Nhật ưa chuộng.