Hướng dẫn làm tôm chua Huế đặc sản xứ thơ, ngon ngất ngây
Xứ Huế thẩn thơ không chỉ níu chân ta bởi sông Hương, núi Ngự mà còn có nhiều món ăn đặc trưng ngon tới không ngờ.
Tôm chua Huế là một món ăn mang đậm hương sắc núi non cố đô như vậy.
Tôm chua cay là món ăn đậm đà, thơm ngon khó cưỡng.
Không nổi tiếng như bún bò Huế hay cơm hến, tôm chua Huế là món ăn dân dã, xuất phát từ mong muốn cất trữ lương thực của người dân khi xưa. Miếng tôm chua giòn dai, mằn mặn lại thấm vị chua cay vừa đưa cơm lại vừa bảo quản được lâu là đặc sản mà người dân Huế nào cũng yêu thích.
Mùa tôm đang tới, hãy cùng tạp chí ẩm thực khám phá công thức tạo ra món tôm chua Huế vạn người mê này nhé!
Nguyên liệu làm tôm chua Huế
Tôm để làm tôm chua cay phải là tôm tươi sống, còn nhảy càng tốt.
500g tôm tươi, còn nhảy càng tốtMuối trắngRượu trắngCơm nhão hoặc cơm nguội xay nhuyễnĐá nén, vại ngâm hoặc 1 hộp nhựa nhỏ. Cách làm tôm chua Huế
Bước 1:
Vặt đầu làm sạch gạch tôm, rút luôn chỉ đen. Làm đến đâu ngâm trong nước muối loãng đến đó. Xong vớt ra rửa sạch để ráo rồi ngâm với rượu trắng tầm 1 tiếng. Sau 1 tiếng vớt tôm ra, để ráo nước.
Bước 2:
Trộn 500g tôm với 50g muối,100g cơm nhão
Trộn đều rồi cho vào hộp nén thật chặt.
Bước 3:
Sau khi trộn muối, cơm và nén chặt. Đậy kín hộp và để trong mát 12 ngày.
Bước 4:
Phải mất nhiều thời gian để có một mẻ tôm chua vừa ý.
Sau 12-15 ngày trộn 200gr đường, 200gr riềng cắt nhỏ. Để tiếp 5 ngày cho nhuần nguyên liệu là ăn được.
Khâu này có thêm ớt sừng luộc chín rồi xay nhuyễn sẽ khiến món tôm cay và có màu sắc đẹp hơn. Tuy nhiên nếu khẩu vị không quá cay, có thể không cho ớt sừng hoặc ít ớt.
Cách thưởng thức
Tôm chua có thể ăn với cơm nóng. Để cơm trung hòa vị mặn, chua, cay, tôm chua Huế trở thành thức quà đưa cơm, lạ miệng.
Tuy nhiên, người ta nhớ đến tôm chua Huế nhất là khi ăn kèm với thịt luộc, bánh tráng và dưa giá cùng các loại rau sống khác.
Có rất nhiều cách để ăn tôm chua.
Trên miếng bánh tráng mỏng, giòn là xà lách, vài lát khế, dưa giá, húng quế… một miếng thịt luộc, một con tôm chua, cuộn tròn lại chấm vào chén nước mắm chua ngọt và thưởng thức. Vị chua chua cay cay của tôm chua Huế hòa quyện hài hòa trong vị ngọt của thịt, thanh mát của nhiều loại rau thơm.
Những pha thảm hoạ bếp núc chỉ nhìn thôi đã muốn bỏ đũa
Cá rán cháy khét, cháo gà nguyên lông,...là những thảm họa bếp núc từ những món ăn quen thuộc thường ngày của người Việt.
Dù nấu ăn là sở thích, đam mê của nhiều chị em nhưng để có được những thành phẩm đẹp mắt và ngon miệng đúng như các nàng mong muốn thì chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, từ đó sẽ xuất hiện nhiều thảm họa bếp núc khó đỡ.
Bên cạnh các thành phẩm "ngon lành cành đào" thì cũng không hề thiếu những thảm họa nấu ăn khiến người xem không biết nói gì hơn ngoài việc lặng lẽ lắc đầu ngán ngẩm.
Cùng một món ăn, công thức và nguyên liệu nhưng qua bàn tay người làm khác nhau, thành phẩm ra sao thì thật khó nói trước được.
Đặc sản "canh đông lạnh", chẳng biết ngon không nhưng nhìn thấy đây chuẩn là món ăn thảm họa rồi.
Hẳn là phải có lý do gì đó chứ không thể có người đãng trí đến mức để nồi gà cháy đen đến không còn nhận dạng được thế này.
Từ cá chỉ vàng biến thành "chỉ đen" chỉ trong một lần lên chảo.
Món mực bóng đêm được ra đời từ bàn tay của người nội trợ là thành viên hội ghét bếp.
Kết quả của sự lười biếng là một thành phẩm khiến người nhìn "lười ăn".
Tự dặn lòng rau sạch nên có sâu là chuyện rất bình thường.
Không vào bếp thì thôi, một khi đã trổ tài thì phải có ít nhất một chiếc nồi... ra đi.
Nấu cháo gà nguyên cả lông như thế này quả thực khiến người ăn không dám đụng đũa.
Canh bầu nấu đầu tôm chồng làm để tẩm bổ cho vợ đúng chuẩn trong truyền thuyết. Ảnh: Tổng hợp
Tự làm tôm chua Huế ngon tuyệt Với mỗi người Việt Nam, ai đã từng được thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị của món tôm chua - một đặc sản nổi tiếng của Huế. Ngày nay, tôm chua Huế đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước, nhưng tôm chua được làm và mua tại Huế vẫn có vị rất riêng. Tuy nhiên, không...