Giúp NASA đặt tên cho hình nộm trên Mặt Trăng
NASA đang kêu gọi sự giúp đỡ để đặt tên cho hình nộm trong sứ mệnh Artemis I lên Mặt Trăng dự kiến vào tháng 11/2021.
Khi tàu vũ trụ Orion của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cất cánh cho sứ mệnh không người lái Artemis I lên Mặt trăng, các nhà khoa học sẽ đặt một hình nộm trên ghế chỉ huy của tàu.
Hình nộm mặc trang mục không gian Hệ thông sinh tồn của phi hành đoàn Orion thế hệ đầu tiên, được trang bị hai cảm biến bức xạ. Đặt hình nộm trên chuyến tàu không người lái dự kiến khởi động vào tháng 11/2021 sẽ cung cấp dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu được những lực tác động mà thành viên phi hành đoàn có thể trải qua trong chuyến bay vũ trụ Artemis II vào năm 2023.
Hình nộm Helga và Zohar
Sứ mệnh Artemis I sẽ là sứ mệnh đầu tiên của NASA lên Mặt trăng kể từ Apollo 17 năm 1972. Sứ mệnh Artemis II sẽ đưa con người lên khám phá Mặt Trăng.
Nhưng trước khi thực hiện dấu mốc đó, tàu vũ trụ Orion mới và tên lửa Hệ thống Phóng tàu Không gian SLS được thử nghiệm trong lần phóng đầu tiên để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia con người.
Cũng đi cùng với ‘Moonikin’ trong sứ mệnh Artemis I là Helga và Zohar, 2 mô hình thân người, được gọi là Phantom, làm từ vật liệu mô phỏng xương, mô và nội tạng của con người. Hai Phantom sẽ ngồi ở hai ghế sau trên tàu Orion.
Helga và Zohar giúp nghiên cứu định lượng bức xạ không gian mà các phi hành gia có thể trải qua khi ở bên trong Orion trong các sứ mệnh lên Mặt trăng. Đồng thời để đánh giá chiếc áo bảo vệ bức xạ AstroRad, có thể làm giảm độ phơi nhiễm. Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS hiện đang mặc chiếc áo vest để đánh giá về độ vừa vặn và chức năng. Trong sứ mệnh Artemis I của NASA, Zohar sẽ mặc vest, còn Helga sẽ không mặc.
Hiện tại, hình nộm chính chưa có tên, các nhà khoa học gọi thân mật là ‘moonikin’. Do đó, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang tổ chức sự kiện trực tuyến ‘Đặt tên cho hình nộm moonikin trong sứ mệnh Artemis’.
Những người tham gia giúp NASA lựa chọn một cái tên có ý nghĩa phù hợp theo danh sách có sẵn từ ngày 16/6 đến ngày 28/6. Thông qua mạng xã hội Twitter, Facebook và Instagram, người tham gia sẽ bỏ phiếu lựa chọn cái tên mình thích và tên được bình chọn nhiều nhất sẽ trở thành tên chính thức của hình nộm.
Video đang HOT
Người bỏ phiếu có thể lựa chọn một trong số 8 cáci tên tiềm năng là Ace, Wargo, Delos, Duhart, Campos, Shackleton, Montgomery và Rigel. Cụ thể:
1. ACE: Thẳng thắn, thực tế. Viết tắt của Artemis Crew Explorer (tạm dịch: Người thám hiếm phi hành đoàn Artemis)
2. CAMPOS: Khéo léo, biết giải quyết vấn đề. Đặt theo tên của Arturo Campos, người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Apollo 13 trở về.
3. DELOS: Hoài cổ, lãng mạn. Theo thần thoại Hy Lạp, đây là hòn đảo nơi Apollo và Artemis sinh ra.
4. DUHART: Nhiệt tình, sôi nổi, cởi mở. Đặt theo tên của Irene Duhart Long, người phụn nữ thiểu số đầu tiên, giám đốc y tế tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
5. MONTGOMERY: Tiên phong, sáng tạo. Đặt theo tên Julius Montgomery, chuyên gia kỹ thuật người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc tại Cơ sở Không gian Cape Canaveral.
6. RIGEL: Sáng sủa, rực rỡ, đầy cảm hứng. Siêu sao khổng lồ trong chòm sao Orion.
7. SHACKLETON: Bí ẩn, phong phú. Đặt theo tên một nhà thám hiểm Nam Cực nổi tiếng, đồng thời là tên miệng núi lửa trên cực nam của Mặt trăng.
8. WARGO: Hăng hái, nhiệt tình, đam mê. Đặt theo tên Michael Wargo, nhà khoa học, trưởng ban khoa học khám phá con người của NASA
Kathryn Hambleton, người phát ngôn của NASA, cho biết: “Việc tổ chức mời công chúng tham gia vào đặt tên trực tuyến cũng như nhiều thử thách khác là điều quan trọng để mọi người tham gia vào cuộc hành trinh, truyền cảm hứng cho thế hệ nhà thám hiểm tiếp theo. Chúng tôi mong đợi cái tên được lựa chọn dành cho moonikin”.
NASA từng tổ chức các cuộc thi đặt tên cho các con tàu, vật thể dùng trong những sứ mệnh khám phá không gian.
Tàu Perseverance, đáp xuống sao Hoả ngày 19/2, được đặt tên sau một cuộc thi cấp quốc gia vào đầu năm 2020. Người chiến thắng là Alexander Maher, một học sinh lớp 7 ở Virginia.
Trong khi đó, thiếu niên Vaneeza Rupani sống ở bang Alabama dành chiến thắng khi đặt tên cho Ingenuity, tên của máy bay trực thăng sao Hỏa của NASA. Bài luận của Rupani trong cuộc thi năm 2020 “Đặt tên cho trực thăng” của NASA đã giành chiến thắng sau khi đánh bại 28.000 bài dự thi.
Chiêm ngưỡng bộ đồ phi hành gia đặc biệt dành cho sứ mệnh khám phá Mặt trăng
NASA thiết kế bộ đồ không gian mới cho sứ mệnh tiếp theo trên mặt trăng vào năm 2024.
NASA ra mắt bộ đồ phi hành gia xEMU sứ mệnh khám phá Mặt trăng 2024
Khi các phi hành gia thực hiện sứ mệnh ngoài không gian họ phải mặc những bộ quần áo công nghệ cao để bảo vệ bản thân khỏi các điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ.
Trong các bộ phim Hollywood, hình ảnh bộ đồ phi hành gia xuất hiện nhiều lần, thiết kế của nó khiến mọi người tin rằng đó là bộ trang phục có thể cởi ra trong vòng vài phút.
Nhưng trên thực tế, bộ đồ phi hành gia là một phi thuyền với đầy đủ chức năng đòi hỏi người sử dụng dù mặc hay cởi phải có sự trợ giúp của các đồng nghiệp.
Cathleen Lewis, người phụ trách các chương trình không gian quốc tế và bộ đồ vũ trụ tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia của Viện Smithsonian, cho biết: "Bộ đồ vũ trụ về cơ bản có mục đích giống như một tàu vũ trụ hình người, giúp phi hành gia tự chủ khám phá, làm những công việc có ý nghĩa bên ngoài tàu vũ trụ hoặc trạm không gian".
Để mặc bộ quần áo này, phi hành gia phải mất tới 4 tiếng đồng hồ, nếu tính trọn vẹn từ đầu đến cuối. Trước khi bắt đầu chuyến đi vào vũ trụ, các phi hành gia phải cẩn thận kiểm tra từng mảnh thiết bị, đảm bảo rằng họ có đủ nguồn cung cấp thiết yếu, bao gồm oxy và nước. Trong suốt quá trình làm việc ngoài không gian, một đội ngũ từ Trái Đất sẽ hỗ trợ các phi hành gia.
Găng tay là một trong những bộ phận thách thức nhất khi thiết kế quần áo cho phi hành gia
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, một bộ đồ vũ trụ gồm 16 lớp, cấu tạo từ 6 thành phần khác nhau. Bộ đồ mới được gọi là Thiết bị Di chuyển Thăm dò ngoài hành tinh, viết tắt là xEMU. Các phi hành gia trong những sứ mệnh Artemis, chương trình tiếp theo của NASA đưa con người lên Mặt trăng.
Trước khi bộ đồ vũ trụ sử dụng trên Mặt trăng, các bộ phận của chúng sẽ được thử nghiệm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Một trong những thành phần chính của bộ đồ phi hành gia mới là sợi làm mát. Với thiết kế có các ống giúp lưu thông nước xung quanh phi hành gia, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ nhiệt dư thừa khi hoàn thành công việc.
Theo NASA, mỗi bộ quần áo không gian đều có hệ thống hỗ trợ sự sống di động bao gồm một bể chứa nước để làm mát quần áo, hệ thống giúp loại bỏ khí carbon dioxide và những thành phần khác, gồm hệ thống vô tuyến hai chiều đề các phi hành gia liên lạc.
Được biết, những bộ đồ vũ trụ trước đây từng sử dụng trong các sứ mệnh Apollo kém linh hoạt hơn so với bộ mới.
Phi hành gia Mike Fincke của NASA cho biết: "Các phi hành gia Apollo đi bộ trên Mặt trăng, họ không thể cúi người xuống và nhặt đá lên và họ cần đến một công cụ đặc biệt nhỏ gọn, có tay cầm gắn trên đó".
Bộ đồ vũ trụ mới có cấu trúc linh hoạt với găng tay, một trong những bộ phận phức tạp nhất của bộ đồ vũ trụ, cũng là vị trí nhận nhiều lời phàn nàn từ các phi hành gia.
Rất khó thiết kế găng tay để bảo vệ phi hành gia và cho phép họ sử dụng thật linh hoạt để thực hiện công việc dễ dàng. Găng tay có áp suất có thể co thắt, sau nhiều giờ làm việc trong không gian. Ngón tay của phi hành gia bị lạnh do đó cần bộ phận sưởi ấm tích hợp vào găng tay.
Một trong những bài tập huấn luyện khi các phi hành gia chuẩn bị trước khi lên vũ trụ đó là mặc bộ đồ vũ trụ và nhặt đồng xu ở dưới nước. Nước mô phỏng cảm giác không trọng lượng, tương tự như cảm giác trong không gian.
Phần lớn quá trình đào tạo về bộ đồ vũ trụ của phi hành gia được tiến hành trong một bể bơi tại Phòng thí nghiệm của NASA ở Houston.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm với các vật liệu khác nhau và đạt được mức độ thành công khác nhau trong nhiều năm. Các phi hành gia hiện đang sử dụng găng tay nhựa tổng hợp, nhưng các nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm những lựa chọn tốt hơn.
Ngoài ra, bên ngoài bộ đồ vũ trụ có các sọc màu đặc trưng cho từng bộ. Đây là cách các phi hành gia có thể biết ai đang mặc bộ đồ nào khi ra ngoài không gian.
Trong bốn năm qua, NASA đã đầu tư hơn 300 triệu USD vào việc phát triển xEMU. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hàng chục thành phần, cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương án.
Thách thức lớn nhất đối với bộ đồ Artemis là đảm bảo việc tối ưu hóa cho quá trình khám phá mặt trăng. Những bộ quần áo cần phải nhẹ để hỗ trợ sứ mệnh trên Mặt trăng và đủ chắc chắn để bảo vệ phi hành gia khi làm việc trong môi trường nguy hiểm.
Theo ông Rhodes, để chế tạo bộ đồ vũ trụ Artemis cần sản xuất tới hàng nghìn bộ phận có nguồn gốc từ khắp nơi trên nước Mỹ. Một số bộ phận có thể mất tới một năm để chế tạo, nhưng NASA đang nỗ lực để rút ngắn thời gian.
Sự thật về quả bóng golf đầu tiên xuất hiện trên Mặt trăng Cách đây 50 năm, phi hành gia Alan Shepard lần đầu tiên đánh golf trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 14. Alan Shepard đánh quả bóng golf đầu tiên trên Mặt trăng Năm 1969, phi hành gia Neil Armstrong của Mỹ là người đầu tiên đặt chân đi bộ ở mặt trăng. Chỉ hai năm sau, một phi hành gia khác của...