Biện pháp giảm đau khớp một cách tự nhiên
Viêm khớp, đau khớp có thể khiến những công việc hàng ngày đơn giản nhất như đi bộ cũng trở nên khó khăn.
Nhằm làm dịu triệu chứng đau khớp, bạn nên thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây.
Đau khớp có nguy hiểm không?
Đau khớp kèm theo cứng khớp, sưng là những triệu chứng của viêm khớp, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, có thể gây giảm khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống.
Không chỉ thế, những triệu chứng này thường trở nên trầm trọng hơn theo tuổi tác hoặc sau thời gian không hoạt động. Biểu hiện thông qua phạm vi chuyển động hoặc độ linh hoạt giảm, khiến các công việc hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, với bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, ngoài biểu hiện đau khớp, một số trường hợp còn cảm thấy mệt mỏi, sốt, những trường hợp nặng hơn còn có thể thấy các biến dạng khớp hoặc cục u rõ ràng gần khớp.
Đau khớp do nhiều nguyên nhân, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (ảnh minh họa).
Làm thế nào để giảm đau khớp?
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh viêm khớp, từ đó giúp giảm đau khớp. Đặc biệt, chế độ ăn chống viêm giúp giảm đau, cải thiện sức khỏe tổng thể của khớp.
Một nghiên cứu được công bố trên Nutrients cho thấy, chế độ ăn chống viêm giàu trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo lành mạnh có thể chống lại tình trạng viêm, cải thiện các triệu chứng viêm khớp như sưng, cứng và đau khớp.
Ngoài ra, hãy hạn chế thực phẩm chế biến, đường tinh luyện, chất béo không lành mạnh, vì chúng có thể làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Liệu pháp nhiệt và lạnh
Liệu pháp nhiệt và lạnh có thể giúp giảm đau khớp ngay lập tức. Liệu pháp nhiệt giúp thư giãn cơ, kích thích lưu thông máu, giúp cử động các khớp cứng dễ dàng hơn. Bạn có thể chườm ấm hoặc chườm nóng hoặc tắm nước nóng để làm dịu cơn đau khớp.
Mặt khác, liệu pháp lạnh có thể làm giảm sưng, làm tê cơn đau. Chườm túi đá bọc trong khăn hoặc chườm lạnh vào vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút để giúp giảm viêm, khó chịu.
Video đang HOT
Chườm nóng hoặc chườm lạnh có tác dụng giảm đau khớp.
Dùng nghệ
Nghệ có chứa curcumin, có đặc tính chống viêm mạnh. Một bài đánh giá năm 2016 được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Y học cho thấy rằng dùng 500 mg nghệ hai lần một ngày có thể giúp giảm phần nào các cơn đau khớp.
Bạn có thể thêm nghệ vào bữa ăn hoặc dùng như một chất bổ sung. Để hấp thụ tốt hơn, hãy kết hợp nghệ với hạt tiêu đen hoặc chất béo lành mạnh như dầu ô liu.
Xoa bóp
Liệu pháp xoa bóp là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát cơn đau khớp. Nguyên nhân do xoa bóp có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, giảm căng cơ, thúc đẩy sự thư giãn.
Nếu có thể, bạn nên tìm đến liệu pháp xoa bóp chuyên nghiệp từ một nhà trị liệu hiểu biết về bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, tự xoa bóp nhẹ nhàng tại nhà, sử dụng kem dưỡng da hoặc dầu, cũng có thể giúp giảm đau khớp.
Các kỹ thuật thư giãn
Các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, các bài tập thở sâu có thể giúp kiểm soát cơn đau khớp bằng cách giảm căng thẳng, làm dịu tâm trí. Biện pháp này đã được khoa học chứng minh và tốt nhất bạn nên tham gia lớp tập yoga, thực hiện thiền định ít nhất 30 mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để làm dịu tâm trí và giảm đau khớp.
Các bài tập kéo giãn
Giãn cơ là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất để giữ cho các khớp linh hoạt, giảm tình trạng cứng, đau khớp do viêm khớp gây ra.
Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường cơ xung quanh khớp, giúp duy trì khả năng vận động.
Tập trung vào các bài tập kéo giãn nhắm vào các vùng mà bạn cảm thấy đau nhiều nhất, chẳng hạn như hông, đầu gối và bàn tay. Đảm bảo kéo giãn chậm rãi và nhẹ nhàng và tránh mọi chuyển động gây khó chịu.
Thực hiện các bài tập kéo giãn giúp giảm đau khớp.
Tập luyện thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp, cải thiện chức năng khớp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị, nên hoạt động thể chất 150 phút mỗi tuần, đặc biệt là các bài tập tác động thấp, dễ dàng cho các khớp.
Đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước là những lựa chọn tuyệt vời cho những người bị viêm khớp, vì chúng giúp duy trì khả năng vận động mà không gây quá nhiều áp lực lên các khớp.
Tập luyện sức mạnh, chẳng hạn như sử dụng tạ nhẹ hoặc dây kháng lực, cũng có thể giúp xây dựng cơ bắp để hỗ trợ các khớp.
Giảm cân giúp giảm đau khớp
Duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều cần thiết để kiểm soát đau khớp do viêm khớp, đặc biệt ở các khớp chịu lực như đầu gối và hông. Cân nặng quá mức sẽ gây thêm áp lực lên các khớp, dẫn đến đau tăng, làm khớp thoái hóa nhanh hơn.
Hướng dẫn từ Quỹ Thấp khớp và Viêm khớp Hoa Kỳ khuyến cáo nên giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì khi bị viêm khớp. Giảm cân có thể làm giảm đau khớp, cải thiện khả năng vận động.
10 dấu hiệu bạn cần axit béo Omega-3 khi ăn chay
Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa thiết yếu, rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, như sức khỏe não bộ, giảm viêm và sức khỏe tim mạch.
Axit béo Omega-3 có ba loại chính là ALA (axit alpha-linolenic), EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic). ALA chủ yếu có trong các nguồn thực vật như hạt lanh và hạt chia, trong khi EPA và DHA có nhiều trong cá và tảo.
Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa thiết yếu, rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, như sức khỏe não bộ, giảm viêm và sức khỏe tim mạch. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều chất bổ sung để đảm bảo hấp thụ đủ, bao gồm dầu cá, dầu nhuyễn thể và dầu tảo, đặc biệt phù hợp với người ăn chay và thuần chay.
Dưới đây là những dấu hiệu có thể chỉ ra rằng bạn cần dùng chất bổ sung axit béo omega-3 khi ăn chay.
Da khô
Axit béo Omega-3 rất quan trọng để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da. Thiếu hụt có thể dẫn đến da khô, bong tróc, vì những chất béo này giúp giữ nguyên hàng rào lipid của da, giữ ẩm.
Mệt mỏi
Mức omega-3 thấp có thể gây ra tình trạng mệt mỏi nói chung và thiếu năng lượng. Các axit béo Omega-3 này đóng vai trò trong quá trình sản xuất năng lượng và chức năng tế bào, do đó, thiếu hụt có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và uể oải.
Trí nhớ và chức năng nhận thức kém
Axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA, rất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Lượng hấp thụ không đủ có thể dẫn đến khó khăn về trí nhớ, khả năng tập trung và suy giảm nhận thức theo thời gian.
Thay đổi tâm trạng và trầm cảm
Omega-3 có đặc tính chống viêm hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Thiếu hụt có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng, trầm cảm và lo âu do mất cân bằng hóa chất trong não và tăng viêm.
Đau và cứng khớp
Axit béo Omega-3 có tác dụng chống viêm giúp giảm đau khớp và cứng khớp. Thiếu các axit béo này có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng như viêm khớp, gây khó chịu và giảm khả năng vận động.
Lưu thông máu kém
Axit béo Omega-3 cải thiện lưu lượng máu và giảm viêm trong mạch máu. Lưu thông máu kém, chân tay lạnh và cảm giác ngứa ran có thể xảy ra khi thiếu các axit béo này.
Các vấn đề về mắt
DHA, một loại omega-3, là thành phần chính của võng mạc. Thiếu hụt có thể dẫn đến khô mắt, thị lực kém và tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Chậm lành vết thương
Omega-3 hỗ trợ quá trình chữa lành của cơ thể bằng cách giảm viêm và thúc đẩy tái tạo tế bào. Thiếu hụt có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương và phục hồi sau chấn thương.
Vấn đề về tóc
Axit béo Omega-3 góp phần vào mái tóc khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng nang tóc. Thiếu hụt có thể gây ra tóc khô, giòn và thậm chí rụng tóc do giảm cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu.
Nhiễm trùng thường xuyên
Axit béo Omega-3 hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh tình trạng viêm và tăng cường chức năng tế bào. Thiếu các axit béo này có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch, dẫn đến cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác thường xuyên.
Những người ăn chay và thuần chay, những người có thể không hấp thụ đủ EPA và DHA từ chế độ ăn uống của mình, nên bổ sung axit béo Omega-3 để đáp ứng nhu cầu và ngăn ngừa các dấu hiệu thiếu hụt này.
5 dấu hiệu cảnh báo khớp bị 'già sớm' Khớp là nơi các xương tiếp xúc với nhau để hình thành hệ thống xương tổng thể. Khớp là bộ phận quan trọng của hệ vận động trong cơ thể người. Tầm quan trọng của khớp đối với cơ thể Tạo ra các chuyển động. Tùy theo loại khớp và dây chằng, xương sẽ di chuyển theo nhiều hướng, góc độ khác nhau....