Chuyên gia chỉ cách nhận biết, phòng bệnh do não mô cầu
Não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B và có khả năng gây thành dịch. Bác sĩ chỉ ra 2 dấu hiệu thường gặp của bệnh do não mô cầu để người dân phòng tránh.
Ngày 24-9, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nữ (52 tuổ.i, ngụ Bình Chánh, TP.HCM) lúc 11 giờ trong tình trạng thở nhanh, huyết áp 150/90mmHg, xuất huyết da dạng bản đồ lan rộng rải rác toàn thân, vài vị trí có hoại tử trung tâm.
T.ử von.g chỉ sau 6 giờ nhập viện
Khai thác bệnh sử cho thấy bệnh nhân khởi phát bệnh trước đó một ngày với triệu chứng sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân. Đến chiều, bệnh nhân xuất hiện các mảng ban màu hồng tím từ cánh tay lan ra toàn thân.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chẩn đoán bệnh nhân sốc nhiễ.m trùn.g do não mô cầu thể tối cấp, nhập viện trong tình trạng có phát ban.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM), nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc bệnh do não mô cầu vừa t.ử von.g. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Bệnh nhân được hồi sức tích cực, thở máy, lọc má.u, sử dụng kháng sinh và thuố.c vận mạch. Tuy nhiên, bệnh nhân đã t.ử von.g chỉ sau 6 giờ nhập viện.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh và Trạm Y tế xã Đa Phước đến nhà bệnh nhân để điều tra người tiếp xúc và thực hiện các biện pháp xử lý, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, cho biết kết quả điều tra dịch tễ ghi nhận bệnh nhân sống cùng chồng tại một nhà trọ ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và làm công nhân tại một công ty ở tỉnh Long An.
Video đang HOT
Quá trình làm việc tại công ty, bệnh nhân không mang khẩu trang và có tiếp xúc gần với 47 người trong khu K1. Hiện công ty ghi nhận một người tiếp xúc gần với bệnh nhân có triệu chứng sốt ngày 25-9, đã được Trung tâm Y tế huyện Cần Giuộc (Long An) hướng dẫn chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. 45 người còn lại bình thường.
Trung tâm Y tế huyện Cần Giuộc đã cấp thuố.c điều trị dự phòng cho 181 người chung công ty, nơi bệnh nhân từng làm việc. Được biết, 10 ngày trước đó chồng bệnh nhân đã về quê ở Hà Nội.
Tập trung xử lý tránh lây lan
Bác sĩ Tuấn cho biết Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh đã lập danh sách các tiếp xúc gần với bệnh nhân trong 7 ngày trước khi bệnh nhân khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện.
Những người này chưa ghi nhận có triệu chứng bệnh, đã được cấp thuố.c điều trị dự phòng.
Người dân tiêm ngừa bệnh tại một cơ sở y tế. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Ngoài ra, trung tâm cũng truyền thông xung quanh khu nhà của bệnh nhân, nhắc nhở người dân thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở. Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh tại các cơ sở y tế.
Cạnh đó, người dân cần tự theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt là sốt, cần đi khám hoặc thông báo ngay cho trạm y tế.
“Chúng tôi giao Trạm Y tế xã Đa Phước tiếp tục theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần hết 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng và cập nhật tình hình tại ổ dịch, đảm bảo đủ phạm vi và đúng theo quy định.
Trạm cũng theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý giám sát các trường hợp bệnh lâm sàng mới trong khu vực để hướng dẫn đi khám sớm” – bác sĩ Tuấn nói thêm.
2 dấu hiệu thường gặp của bệnh do não mô cầu
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết bệnh do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm nhóm B, thường gặp ở lứa tuổ.i trẻ, có khả năng gây thành dịch.
“Bệnh do não mô cầu lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắ.n ra và dễ gây thành dịch lớn.
Tuy nhiên, khi khởi phát bệnh, người bệnh thường biểu hiện nặng trong 1-2 ngày đầu nên bệnh nhân ít có khả năng lây lan cho nhiều người. Người dân cần phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị, tránh lây lan” – bác sĩ Tiến khuyến cáo.
Dấu hiệu bệnh do não mô cầu khá đa đạng, song có 2 dấu hiệu thường gặp nhất là sốt và ban xuất huyết hoại tử (còn gọi là tử ban).
Cụ thể, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao đột ngột, có thể rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng. Ban hoại tử xuất huyết hình sao màu đỏ thẫm, có thể kèm hoại tử trung tâm hoặc kèm bóng nước. Ban xuất hiện vùng hông, chi dưới, lan nhanh toàn thân.
Bệnh này có các thể lâm sàng như viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim… trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn.
Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỉ lệ từ 10-20%. Tỉ lệ t.ử von.g có thể từ 8-15%.
Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, …), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Đồng Nai điều trị thành công bệnh sởi nặng cho bệnh nhi 1 tuổ.i nhiều bệnh nền
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa điều trị thành công bệnh nhi bị bệnh sởi nặng.
Đây là ca bệnh sởi nặng nhất tại Đồng Nai kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Bác sĩ Phạm Kiều Trang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bé P. sau một thời gian điều trị tích cực. Ảnh: Hạnh Dung
Cụ thể, bé T.N.T.P., 1 tuổ.i, có bệnh nền tim bẩm sinh, down, trước đó đã nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) gần một tháng. Sau khi xuất viện về nhà, khoảng 3-4 ngày sau đó, bé có triệu chứng ho, sốt, phát ban, thở mệt nên được đưa vào khu cách ly đặc biệt của Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để điều trị.
Do tình trạng bệnh rất nặng nên bé P. được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - chống độc để thở máy, điều trị chuyên sâu.
Ths-BS Phạm Thị Kiều Trang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, bệnh nhi được chẩn đoán sởi biến chứng, viêm phổi nặng, nhiễ.m trùn.g huyết, sốc nhiễ.m trùn.g, viêm kết mạc nhầy mủ, thông liên thất.
Các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhi thở máy, dùng thuố.c kháng sinh, tăng cường miễn dịch bằng gama globulins, bổ sung vitamin A liều cao, điều trị chống sốc tích cực cho bé.
Đến nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện.
Về tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, trong tuần từ 30-8 đến hết ngày 5-9, toàn tỉnh ghi nhận 26 ca bệnh sởi mới, tăng 3 ca so với tuần trước đó và tăng 26 ca so với tuần cùng kỳ năm ngoái. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 117 ca bệnh sởi, tăng 116 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Địa phương có số ca mắc sởi cao nhất là Biên Hòa với 44 ca. Tiếp đến là Trảng Bom, Định Quán, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu. Riêng huyện Xuân Lộc chưa ghi nhận ca mắc sởi nào.
4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng. Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục? 1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc...