Đồng Nai điều trị thành công bệnh sởi nặng cho bệnh nhi 1 tuổ.i nhiều bệnh nền
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa điều trị thành công bệnh nhi bị bệnh sởi nặng.
Đây là ca bệnh sởi nặng nhất tại Đồng Nai kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Bác sĩ Phạm Kiều Trang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai kiểm tra sức khỏe cho bé P. sau một thời gian điều trị tích cực. Ảnh: Hạnh Dung
Cụ thể, bé T.N.T.P., 1 tuổ.i, có bệnh nền tim bẩm sinh, down, trước đó đã nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) gần một tháng. Sau khi xuất viện về nhà, khoảng 3-4 ngày sau đó, bé có triệu chứng ho, sốt, phát ban, thở mệt nên được đưa vào khu cách ly đặc biệt của Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để điều trị.
Do tình trạng bệnh rất nặng nên bé P. được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – chống độc để thở máy, điều trị chuyên sâu.
Ths-BS Phạm Thị Kiều Trang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay, bệnh nhi được chẩn đoán sởi biến chứng, viêm phổi nặng, nhiễ.m trùn.g huyết, sốc nhiễ.m trùn.g, viêm kết mạc nhầy mủ, thông liên thất.
Các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhi thở máy, dùng thuố.c kháng sinh, tăng cường miễn dịch bằng gama globulins, bổ sung vitamin A liều cao, điều trị chống sốc tích cực cho bé.
Đến nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện.
Video đang HOT
Về tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, trong tuần từ 30-8 đến hết ngày 5-9, toàn tỉnh ghi nhận 26 ca bệnh sởi mới, tăng 3 ca so với tuần trước đó và tăng 26 ca so với tuần cùng kỳ năm ngoái. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 117 ca bệnh sởi, tăng 116 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Địa phương có số ca mắc sởi cao nhất là Biên Hòa với 44 ca. Tiếp đến là Trảng Bom, Định Quán, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu. Riêng huyện Xuân Lộc chưa ghi nhận ca mắc sởi nào.
4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục
Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng.
Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục?
1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh sởi
Là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho... khi mắc bệnh sởi trẻ thường rất mệt mỏi, ăn uống khó. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Phần lớn bệnh nhân sởi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách: Theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh cơ thể, lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trẻ mắc bệnh sởi cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nhanh hồi phục.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
Nếu trẻ ăn ít cần chia nhỏ các bữa ăn để tăng dần năng lượng cung cấp đủ cho cơ thể. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật giàu acid amin thiết yếu có giá trị sinh học cao để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục sau ốm.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh sởi
2.1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm
Chất đạm (protein) là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ protein sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein có thể giúp người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu...
2.2. Bổ sung vitamin A
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vitamin A cho tr.ẻ e.m bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.
Trong chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.
2.3. Ăn nhiều vitamin C hơn
Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh nhiễ.m trùn.g.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh sởi bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...
Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng.
2.4. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễ.m trùn.g.
Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.
Bị bệnh sởi dùng thuố.c gì? Sởi là một bệnh hô hấp do virus, rất dễ lây lan, có thể gây ra các triệu chứng sốt, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt, chảy nước mắt... Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tiêu chảy nặng (dẫn đến mất nước), nhiễ.m trùn.g tai, khó thở, viêm phổi, mù lòa và viêm não...