Ăn uống quá đà dịp lễ Tết có thể gây ra các bệnh, vậy ăn uống hợp lý trong dịp nghỉ lễ bằng cách nào?
Chế độ dinh dưỡng, ăn uống quá đà dịp lễ Tết khiến nhiều người mắc phải và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe trong dịp lễ Tết.
Vậy sử dụng thực phẩm, ăn uống như thế nào là đúng cách? Tìm hiểu thông tin qua gợi ý của chuyên gia từ bài viết dưới đây!
GS.TS.Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết. Thực tế tình trạng dinh dưỡng không hợp lý có thể khiến nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe trong dịp nghỉ lễ.
Thời điểm cuối năm, các dịp tụ tập ăn uống, lễ hội, tất niên và Tết càng khiến mọi người dễ mắc các bệnh lý hơn do các buổi tiệc thường nhiều chất dinh dưỡng, kèm theo đó là làm lượng calo cao, ít rau xanh, quả chín. Chưa kể, việc sử dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây nên các gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây bệnh.
1. Ăn uống quá đà dịp lễ Tết có thể gây ra các bệnh nào?
Thực tế cho thấy, việc chìm đắm liên miên trong các buổi tiệc ăn uống và liên hoan cuối năm diễn ra quá thường xuyên, không được kiểm soát cũng trở thành nguyên nhân gây ra các hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt là sức khỏe của người mắc các bệnh mạn tính.
Không chỉ vậy, thời điểm cuối năm các loại thực phẩm có lượng calo cao như bánh chưng, đồ ngọt có xu hướng gia tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng trong dịp nghỉ lễ Tết vì phụ huynh cho trẻ ăn uống lựa chọn theo sở thích, trẻ kén ăn có thể không ăn đủ lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Ăn uống hợp lý dịp lễ Tết ở đây được hiểu là tùy thuộc vào cân nặng, lứa tuổi và các tình trạng khác kèm theo như sinh lý, sức khỏe – Ảnh Internet
Việc sử dụng thực phẩm không đúng cách, cần cân đối lại các loại thực phẩm có thể khiến một số người mắc bệnh mạn tính không lây như bệnh gout, bệnh huyết áp hoặc bệnh tim mạch, tiểu đường có thể bùng phát.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong bữa ăn quá nhiều chất dinh dưỡng và ăn uống không theo giờ giấc còn làm hệ tiêu hóa bị xáo trộn. Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng, xuất hiện cảm giác ậm ạch, ợ hơi và ợ chua.
Đối với những trường hợp nhẹ có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó trường hợp nặng hơn có thể gây ra nhiều bệnh tiêu hóa khác như bệnh dạ dày, gan, mật, tụy,… Thời điểm tất niên cuối năm diễn ra thường xuyên, tụ tập bạn bè trước Tết khiến mọi người sử dụng rượu bia tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân gây gánh nặng cho gan. Đặc biệt những người mắc bệnh gan mạn tính có thể gây ra đợt viêm gan cấp.
Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính cao hơn bình thường:
- Trẻ em.
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh mạn tính.
Đây là những đối tượng ngay khi thay đổi chế độ ăn uống khác so với chế độ ăn uống thông thường sẽ trở thành nguyên nhân khiến những đối tượng này dễ mắc bệnh hơn vào thời điểm cuối năm.
Người mắc bệnh lý cuối năm cần chú trọng bảo vệ sức khỏe, cân đối dinh dưỡng trong dịp nghỉ lễ Tết – Ảnh Internet
Ăn uống quá đà dịp lễ Tết cuối năm không theo giờ giấc còn khiến các phản xạ có điều kiện được hình thành trong thời gian kéo dài của đường tiêu hóa, bài tiết men tiêu hóa bị thay đổi. Tình trạng này gây ra đầy hơi, chướng bụng và nếu kéo dài còn có thể trở thành bệnh lý như loét đường tiêu hóa, bệnh gan hoặc tụy. Những nguy hiểm trong rối loạn tiêu hóa đặc biệt trên đối tượng trẻ em là mất nước và điện giải khiến sức khỏe của trẻ bị suy kiệt nhanh chóng.
Những người mắc bệnh lý cuối năm cần chú trọng bảo vệ sức khỏe, cân đối dinh dưỡng trong dịp nghỉ lễ Tết như người bị đái tháo đường, bị bệnh tăng huyết áp và suy tim hay rối loạn mỡ máu và người mắc bệnh gan.
2. Ăn uống hợp lý dịp lễ Tết có khó không?
Hầu hết mọi người đều có suy nghĩ ăn uống thả ga trong dịp lễ Tết sau đó ra tết mới suy nghĩ tới kế hoạch giảm cân, ăn kiêng để lấy lại vóc dáng.
Tuy nhiên, ăn uống hợp lý dịp lễ Tết không khó như mọi người vẫn nghĩ. Chưa kể, xây dựng thói quen ăn uống hợp lý còn vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là quan trọng nhất, việc ăn uống hợp lý có tác dụng đáp ứng nhu cầu của con người về năng lượng các chất bột, đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất cũng như việc uống đủ nước.
Ăn uống quá đà dịp lễ Tết là thói quen không tốt, nên thay đổi thói quen ăn uống này để bảo vệ sức khỏe – Ảnh Internet
Ăn uống hợp lý dịp lễ Tết ở đây được hiểu là tùy thuộc vào cân nặng, lứa tuổi và các tình trạng khác kèm theo như sinh lý, sức khỏe để lựa chọn chế độ ăn phù hợp.
Một vài đối tượng cần được lưu ý như phụ nữ có thai, nhu cầu ăn uống chứa nhiều dinh dưỡng cao hơn bình thường. Trẻ em, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh mạn tính đều cần tuân thủ các chế độ ăn khác nhau, phù hợp thể trạng và sức khỏe.
Thời điểm cuối năm, đặc biệt dịp lễ Tết mọi người dễ hình thành các thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn. Những thói quen này có thể dẫn tới việc bỏ bữa, ăn uống qua loa, không đúng bữa hoặc tiện đâu ăn đó. Chế độ ăn uống này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Để có một sức khỏe tốt trong dịp lễ Tết cuối năm, bạn cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ 3 bữa sáng, trưa và tối trong 1 ngày và đảm bảo chất lượng của mỗi bữa ăn giúp cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chưa kể, dịp lễ Tết mọi người thường có xu hướng ăn nhiều thịt, thiếu rau xanh, hoa quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết thêm, cần lưu tâm đến các bữa ăn trong ngày tết. Ngoài ra, đặc biệt cần tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe, các loại đồ uống như rượu bia, thuốc lá và chất kích thích đối với người mắc bệnh mạn tính.
Vốn dĩ, việc tham gia vào các bữa tiệc tất niên, hội họp gia đình hay bạn bè đều không thể tránh khỏi trong dịp lễ, Tết. Vì vậy nên lựa chọn thói quen ăn uống khóa học. Đây cũng là cách giúp bạn duy trì sức khỏe trong dịp lễ, Tết nguyên đán sắp tới.
Rét đậm, hàng loạt bệnh có nguy cơ tăng nặng
Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, không chỉ có bệnh đột quỵ, hô hấp gia tăng mà còn cả tăng huyết áp, hen phế quản, dạ dày, xương khớp... cũng tăng nặng.
Trẻ đợi khám bệnh tại BV Nhi T.Ư
TS. Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, trong những ngày thời tiết lạnh, trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Trong đó đáng chú ý, viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.
Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ .
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.
Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.
Bác sĩ Hanh khuyến có, nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi. Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hằng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ.
Người già sức để kháng kém nên khi gặp lạnh đột ngột, cơ thể khó lấy lại được cân bằng, dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp nhất là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính dễ dẫn tới tử vong (khó thở, đờm đặc). Viêm phổi ở người già thường nặng và điều trị khó hơn, nhưng triệu chứng lại thường không rõ ràng, nhiều cụ chỉ hơi ho, mệt mỏi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng khi nhập viện đã trong tình trạng viêm đường hô hấp, viêm phổi bội nhiễm rất nặng...
Hơn nữa, khi trời trở lạnh, nhiệt độ giảm thấp, cần lưu ý bởi có nhiều bệnh sẽ trở nên nặng hơn, có nguy cơ biến chứng nguy hiểm gồm: Tăng huyết áp, hen phế quản, COPD (gây co thắt phế quản, dễ suy hô hấp), bệnh viêm xoang, viêm mũi, đau dạ dày, đau các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp khuỷu tay, cột sống, các khớp ngón tay, ngón chân... và bệnh da liễu: tăng sừng...
Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm.
Điều này dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc. Việc làm này vừa tránh cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng, lại vừa tránh lây bệnh của mình sang những người xung quanh.
Rau cải xanh rất tốt, nhưng 6 đối tượng này nên thận trọng khi ăn Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này. Mùa đông luôn là mùa của những món rau xanh đặc trưng, trong đó rau cải xanh là loại rau được yêu thích vì có vị cay, giòn rất khác biệt. Loại rau này thường được sử dụng để nấu...