Ăn thịt trắng hay thịt đỏ tốt hơn?
Thịt trắng màu nhạt, chứa chất béo không bão hòa; thịt đỏ màu đậm và nhiều vitamin, omega, chất béo bão hòa.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Chò, nguyên chủ nhiệm bộ môn dinh dưỡng, Viện 103, Học viện quân y, thịt đỏ là loại thịt gia súc, cung cấp nguồn protein có giá trị sinh học cao, giàu vitamin, kẽm, canxi và các chất béo bão hòa. Thịt trắng trong gia cầm, hải sản ít choresterol hơn thịt đỏ song giàu protein và chất béo không bão hòa là chất béo rất có lợi cho sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội nói thịt trắng phù hợp với người bị bệnh tim mạch, muốn giảm cân bởi tác dụng giảm choresterol và dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Thịt đỏ có ích cho người cần bổ sung năng lượng, bổ máu, nuôi dưỡng hồng cầu nhờ hàm lượng sắt cao, nhiều vitamin và tốt cho hệ thần kinh nhờ omega.
Tuy nhiên, thịt đỏ hay thịt trắng đều có những hạn chế nhất định đối với sức khỏe.
Thịt trắng hay thị đỏ có lợi cho sức khỏe.
Theo tiến sĩ Chò, thịt có lượng choresterol cao. Do vậy, những người bị choresterol cao, tiền sử bệnh gout, bệnh tim mạch nên hạn chế ăn.
Video đang HOT
Người bình thường cũng nên có chế độ ăn thịt hợp lý. Trung bình nhu cầu cơ thể của người Việt Nam cần ăn 1-1,2 g protein một ngày. Do đó khẩu phần ăn có thể điều chỉnh thực phẩm phù hợp, ví dụ ăn nhiều cá, trứng, sữa thì giảm thịt và ngược lại.
Cách chế biến thịt cũng rất quan trọng. Món ăn được nấu đi nấu lại quá nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao thì sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng.
Lưu ý khi ăn thịt trắng và thịt đỏ:
- Nên kết hợp cả hai loại thịt vào chế độ ăn hằng ngày, điều chỉnh phù hợp với thực đơn.
- Người mắc các bệnh tim mạch, tiền sử ung thư nên hạn chế ăn thịt đỏ.
- Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, tối đa chỉ 70 g mỗi ngày.
- Chế biến thịt đỏ một cách lành mạnh, hạn chế chiên, nướng, xông khói.
- Không ăn thịt chưa qua chế biến kỹ, không ăn sống, tái hay trộn gỏi để tránh nhiễm ký sinh trùng và tăng nguy cơ ung thư.
- Không nên ăn thịt đỏ có nhiều mỡ, bỏ da của các loại thịt trắng trước khi ăn.
Thùy An
Theo VNE
Muốn tránh bệnh tim mạch, nên ăn nhiều rau củ quả màu tím, đỏ, xanh đậm
Một nghiên cứu mới cho thấy anthocyanin, một sắc tố có trong nhiều loại trái cây và rau quả màu tím, đỏ, xanh, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medicalnewstoday.
ShutterStock
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là "nguyên nhân số một gây tử vong toàn cầu". Để giảm nguy cơ tim mạch điều quan trọng là mọi người được khuyến khích tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.
Dữ liệu được thu thập được từ hơn 602.000 cá nhân ở khắp các nước Mỹ, châu Âu và Úc. Các tác giả theo dõi những người tham gia trong khoảng thời gian từ 4 đến 41 năm.
Nhóm nghiên cứu tập trung vào cách tác động của chế độ ăn giàu anthocyanin so với tỉ lệ mắc bệnh tim và các biến cố tim mạch (bao gồm đột quỵ, đau tim và tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh tim).
Họ nhận thấy rằng những người có lượng anthocyanin cao nhất có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 9% và nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 8%, so với những người theo chế độ ăn ít anthocyanin nhất, theo Medicalnewstoday.
Đây là phân tích đánh giá toàn diện nhất, lớn nhất về mối liên quan giữa lượng anthocyanin trong khẩu phần ăn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ông Glyn Howatson tại Đại học Northumbria, đồng tác giả của nghiên cứu, nhận xét.
Bằng chứng thu thập được trong những năm gần đây cho thấy rằng các hợp chất thực vật tự nhiên có thể đặc biệt có giá trị cho việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch, ông nói thêm.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng nên đưa các loại trái cây và rau củ có màu xanh đậm, đỏ, tím vào chế độ ăn uống bắt buộc nhằm chăm sóc sức khỏe tim mạch, theo Medicalnewstoday.
Theo thanhnien
Những lo lắng không cần thiết khiến bạn rơi vào khủng hoảng "ăn gì cũng sợ" Trước các thông tin về ung thư, bệnh tật "từ miệng mà vào", nhiều người ngày càng kiêng khem quá mức. Quả thực, các nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm là tác nhân gây ra 1/3 số bệnh ung thư nhưng không phải thực phẩm nào cũng gây ung thư. Thịt đỏ Ăn thị đỏ có làm tăng nguy cơ ung thư...