Ăn thế này mỗi ngày bạn chẳng lo bị huyết áp cao nữa đâu
Bạn hoàn toàn có thể giữ huyết áp ổn định thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Ăn uống đa dạng
Người bị huyết áp cao nên ăn càng nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày. Tốt nhất ăn không dưới 12 loại thực phẩm mỗi ngày và không dưới 25 loại thực phẩm một tuần.
2. Kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể
Ăn quá no sẽ khiến bạn bị béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, không nên ăn quá no.
3. Ăn trứng, cá, thịt gia súc, gia cầm theo liều lượng
- Hàng ngày, bạn nên ăn khoảng 40-50g thịt gia súc và gia cầm. Chọn phần thịt nạc.
- Cá, tôm, động vật có vỏ và đồ thủy sản khác có hàm lượng chất béo thấp và nhiều axit béo không bão hòa. Do đó mỗi tuần bạn hãy ăn 300-525g cá.
- Không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần.
4. Ăn rau, trái cây, các loại hạt, đậu nành và sữa
Video đang HOT
Muốn kiểm soát huyết áp, đừng quên ăn những loại thực phẩm này hàng ngày:
- Rau và trái cây giàu kali, vitamin và chất xơ. Mỗi ngày bạn nên ăn 400-500 gram rau tươi, 200-350 gram trái cây.
- Sữa giàu canxi và protein. Mỗi ngày nên uống khoảng 150-300 gram sữa.
- Đậu nành chứa hàm lượng protein cao. Do đó, bạn nên ăn đậu nành thường xuyên, 15-25 gram đậu nành mỗi ngày.
- Các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Vì vậy chỉ nên tiêu thụ 50-70 gram hạt mỗi tuần.
5. Hạn chế đường và rượu bia
Ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường sẽ gây béo phì. Uống quá nhiều bia rượu không chỉ làm tăng huyết áp mà còn tăng nguy cơ mắc huyết áp cao và bệnh tim mạch.
6. Hạn chế tiêu thụ dầu và muối
Bệnh nhân huyết áp cao không nên tiêu thụ quá 3 gram muối và 25-30 ml dầu mỗi ngày.
7. Uống trà và cà phê vừa phải
Các chất phytochemical có trong trà và cà phê có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và mạch máu não. Do đó bạn nên uống trà và cà phê vừa phải, không uống quá nhiều.
Có nên ăn tỏi khi bụng đói vào buổi sáng?
Nói đến ẩm thực Ấn Độ thì khó có thể bỏ qua tỏi.
Ăn vài tép tỏi vào buổi sáng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều cần thiết khi thời tiết vào mùa đông - SHUTTERSTOCK
Tỏi thuộc họ Allium (hành), loại rau củ được sử dụng rộng rãi để tăng thêm hương vị cho món ăn, vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng chủ yếu là do sự hiện diện của các hợp chất organosulfur bao gồm allicin và ajoene.
Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi không chỉ giới hạn trong việc nấu ăn mà còn được sử dụng như một loại thuốc qua lịch sử cổ đại và hiện đại. Tỏi được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để chống lại các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, ho, huyết áp cao, viêm khớp, đau răng, táo bón và nhiễm trùng.
Một trong những cách phổ biến nhất để tiêu thụ tỏi có lợi cho sức khỏe là ăn khi bụng đói vào buổi sáng. Thực hành này đã được Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) chứng minh từ lâu. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên thử biện pháp khắc phục tại nhà này ít nhất một lần, theo Times of India.
Cách tốt nhất để ăn tỏi
Lấy hai tép tỏi, bóc vỏ và giã nát trong cối. Ăn tỏi khi bụng đói vào buổi sáng và uống một ly nước sau đó.
Lời cảnh báo
Không ăn quá 2 tép tỏi khi bụng đói và nếu bạn cảm thấy muốn nôn, buồn nôn và táo bón thì nên tránh ăn tỏi vào buổi sáng.
Phụ nữ có thai, trẻ em, người bị rối loạn chảy máu, tiểu đường, huyết áp thấp và phụ nữ đang cho con bú không nên thử phương pháp điều trị tại nhà này, theo Times of India.
Lợi ích sức khỏe của tỏi
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là do các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai - SHUTTERSTOCK
Ăn tỏi sống có thể dẫn đến hôi miệng và cảm giác nóng rát. Nhưng bạn có thể tăng cường hệ thống bảo vệ tự nhiên của mình với nó. Loại gia vị phổ biến này có hàm lượng calo thấp và giàu vitamin C, vitamin B6 và mangan.
Hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi là do các hợp chất lưu huỳnh được tạo ra khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất này đi vào cơ thể từ đường tiêu hóa và đi đến khắp cơ thể, nơi nó phát huy tác dụng sinh học.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn vài tép tỏi vào buổi sáng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, điều cần thiết khi thời tiết vào mùa đông. Tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do và các mầm bệnh lạ gây bệnh. Tỏi nghiền có allicin, hoạt chất chính trong tỏi giúp cải thiện hệ thống phòng thủ bên trong của bạn.
Tốt cho sức khỏe đường ruột
Sức khỏe đường ruột tốt và giảm cân có mối liên hệ với nhau. Không có gì tốt hơn tỏi để cải thiện số lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn. Đường ruột khỏe mạnh sẽ đẩy nhanh quá trình giảm cân và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến dạ dày như tiêu chảy và táo bón.
Giải độc cơ thể
Tiêu thụ tỏi sống tốt hơn nhiều so với nước ép giải độc để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Hợp chất sulfhydryl trong tỏi có thể loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa các bệnh như sốt phát ban, tiểu đường, trầm cảm và một số loại ung thư.
Làm cho làn da của bạn trông đẹp hơn
Da khô và ngứa thường gặp vào mùa đông. Một cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da là ăn tỏi vào buổi sáng khi bụng đói. Ăn tỏi mỗi ngày vào buổi sáng để có làn da sáng mịn.
Điều chỉnh huyết áp
Tỏi sống cũng có thể giúp chống lại các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Sự hiện diện của các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, trong tỏi có thể giúp giữ huyết áp của bạn ở mức ổn định.
Phải giảm bao nhiêu cân để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường? Một nghiên cứu mới cho thấy chỉ cần giảm 1,8kg là đã có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc đái tháo đường. Nghiên cứu Phòng ngừa Đái tháo đường Norfolk (NDPS) là nghiên cứu phòng ngừa đái tháo đường lớn nhất đã diễn ra trên thế giới trong 30 năm qua, đánh giá hơn 1.000 người bị tiền đái tháo đường...