Về miền Tây thưởng thức lộc biển thơm ngon mùa gió chướng
Không chỉ có mùa nước nổi, mùa gió chướng cũng đem đến rất nhiều món ngon tuyệt vời. Đây cũng là dịp bà con nơi đây săn” những món sản vật nơi vùng biển giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Ở miền Cửu Long không có gió mùa đông bắc lạnh người như miền ngoài. Thay vào đó là ngọn bấc trở mình tạo ra những cơn gió se nhẹ nhàng uyển chuyển làm cho nhiều tâm hồn cô đơn thêm phần thổn thức. Hiện tượng này ở miền Tây được gọi là gió chướng, báo hiệu sự chấm dứt của mùa mưa và thường bắt đầu xảy ra từ khoảng tháng 10, nó có thể kéo dài đến tháng 3 âm lịch.
Mùa gió ngược, so đũa trổ bông. Ảnh minh họa: IT
Mùa gió chướng, người miền Tây không chỉ săn được lộc biển mà trên đồng cũng có nhiều món đặc trưng không kém như con cá lóc béo tròn, bông so đũa rủ trắng phau, lục bình tím ngắt,… Nông dân thi nhau làm bẫy bắt cá đồng kiếm ăn đêm, bông so đũa thi nhau trổ khi gió thổi ngược, trời ngừng mưa. Lúc này, canh chua cá bông so đũa và bông lục bình là món ăn không thể bỏ qua đối với cả người địa phương và thực khách. Bởi vậy bà con xứ này hay nói ở quê dễ sống lắm, tiền bạc không có mấy nhưng chẳng sợ đói ăn, bước ra vườn có rau, lội xuống đồng có cá.
Canh chua bông so đũa. Ảnh minh họa: IT
Mùa bấc trở ngọn, gió thổi ngược cũng là lúc nhiều bà con oằn mình vươn khơi đem về những sản vật quý từ nơi biển cả mênh mông. Như người dân xứ Gò Công sẽ thu được món ốc cà na đặc sản hay bà con vùng biển Tây Kiên Hải lại “săn” được vụ tôm tích làm thành nhiều món ngon.
Đối với bà con vùng biển Gò Công, ốc cà na sẽ giúp họ có thêm thu nhập vào mùa gió chướng. Khi hải sản tăng giá do sự khan hiếm lúc nghịch mùa, một ngày họ có thể kiếm được đôi, ba triệu đồng bằng mấy chục ký ốc cà na từ hàng ngàn chiếc lọp.
Video đang HOT
Ốc cà na với hình thù đặc biệt. Ảnh minh họa: IT
Sau nhiều năm bám biển gần bờ do tàu nhỏ không thể vươn khơi ra xa, cá tôm ngày càng cạn kiệt chẳng thể đánh bắt nên người dân chuyển dần sang bắt ốc, bắt mỏ vịt,… và ốc cà na là nhiều hơn cả. Những người bắt ốc cà na nói cười rộn rã, cả ngàn chiếc lọp đặt ở nhiều bãi và có bãi trúng đậm kéo đến nặng tay.
Ốc cà na hay còn được gọi là ốc cau, là loại ốc tuy “nhỏ nhưng có võ”, chỉ nhỏ cỡ đầu ngón tay út với đầu nhọn, thân hình hơi xoắn mang màu xanh đặc trưng nhưng có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon. Ốc cà na xào bơ tỏi hay ốc cà na xào sả ớt là những món ăn được rất nhiều người ưa thích và thường tìm chọn để thưởng thức khi đến với vùng biển miệt Gò Công.
Ốc cà na được chế biến thành nhiều món hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT
Gò Công mùa gió ngược có ốc cà na, còn về Hòn Tre phía biển Tây Kiên Hải chắc chắn không thể nào cưỡng lại được sức hấp dẫn của loài tôm tích, đây là món ăn ưa thích của những tín đồ mê hải sản. Những chiếc tàu vươn khơi “săn” tôm tích từ khi sương còn buông chùng chình, nắng chưa kịp lên.
Tôm tích, tôm tít, tôm thuyền hay bề bề đều là tên gọi chung cho loài hải sản có cặp càng bọ ngựa này. Gọi là tôm nhưng vẻ ngoài chẳng mấy giống tôm khi thân thẳng “đuồn đuỗn”, lớp vỏ nhiều khớp thật dày, thật cứng và đặc biệt là cặp càng giống như càng bọ ngựa. Cách ăn tôm tích cũng không giống các loại tôm khác, để dễ dàng lấy ra phần thịt tôm nguyên vẹn cần có chiếc kéo làm bạn đồng hành. Dùng kéo đi đường dọc 2 bên mép vỏ rồi gỡ phần vỏ lưng sẽ lấp tức lộ ra phần thịt đầy đặn, thơm ngọt.
Tôm tích là loại hải sản đặc biệt. Ảnh minh họa: IT
Thịt tôm tích mang nhiều giá trị dinh dưỡng, chứa đựng trọn vẹn hương vị mặn mòi từ biển cả, dù chế biến thành món gì cũng đều hấp dẫn thực khách. Đối với tàu thuyền đánh bắt nhỏ không đủ phương tiện bảo quản, sau khi kéo lưới thường mau chóng đem về vựa để tránh cho tôm bị rút thịt hoặc thịt bị bở làm mất độ tươi ngon.
Vựa cân tôm nhộn nhịp hơn bình thường vào mùa gió chướng. Ảnh minh họa: IT
Mùa tôm tích, các vựa hải sản nhộn nhịp hẳn với tiếng cười tiếng nói của đội ngũ nhân công và của cả ngư dân tới cân tôm. Những đôi tay thoăn thoắt của công nhân từ khâu cân tôm, luộc, rồi cắt vỏ, lột vỏ, đóng gói thịt tôm đông lạnh hoặc xếp lên khay phơi làm khô. Thịt tôm tích tươi rất chắc và ngọt, dân biển thường khoái ăn tôm tươi luộc tại chỗ vậy đó. Tuy nhiên, khô tôm tích để làm mồi nhậu lai rai chắc mỗi người phải hết cả “xị” đế cũng chừng. Về đất liền, tôm tích có thể chế biến đủ kiểu như cháy tỏi, hấp sả, nướng sa tế, nướng muối ớt, rang muối, rang me, làm chả,… đều cuốn miệng.
Những món ngon đặc trưng từ tôm tích. Ảnh minh họa: IT
Trên chiếc tàu nhỏ có bóng dáng của những người đàn ông khỏe khoắn, làn da như chứa đựng bao nhiêu lớp nắng gió xứ biển nhưng nụ cười vẫn luôn rạng rỡ vì yêu biển và được bám biển. Cuộc sống mưu sinh trên biển chẳng mấy dễ dàng vì mỗi ngày đều ra khỏi nhà khi mặt trời chưa mọc, lênh đênh trên biển lúc trời nắng gắt và trở về vào lúc hoàng hôn đã tắt nhưng ai nấy đều vui vì tình yêu với biển cả còn lớn hơn tất thảy.
Nhớ Sóc Trăng với tô bún vịt nấu tiêu
Bún vịt nấu tiêu thơm ngon lạ miệng và đầy hấp dẫn đã chinh phục được khẩu vị của biết bao thực khách khó tính.Quê hương Sóc Trăng, vùng đất ven đô miền Tây sông nước nhưng lại làm cho du khách lưu luyến biết bao bởi tình đất tình người cũng như chính những món ăn dân dã vô cùng đặc biệt nơi đây.
Bún vịt nấu tiêu cũng là một món ăn điển hình như vậy.
Bún vịt nấu tiêu thơm ngon hấp dẫn (Ảnh: Internet)
Không giống như người miền ngoài dù đám tiệc gì cũng sẽ luôn ưu tiên chọn thịt gà hơn, rất ít khi chọn thịt vịt để làm. Tuy nhiên đối với người miền Tây, lợi thế địa hình sông nước thuận tiện với việc chăn thả vịt chạy đồng hoặc gia súc nuôi trong nhà đều sẽ tận dụng nuôi vịt. Chính vì thế ở miền Tây có rất nhiều vịt, sức tiêu thụ của bà con cũng rất lớn. Bên cạnh đó thịt vịt cũng là loại thịt có tính mát, lại có thể chế biến được nhiều món nên người miền Tây luôn thích ăn vịt hơn cả.
Để chế biến các món ăn từ vịt bởi người dân miền Tây có quá nhiều cách khác nhau, món nào cũng đều hấp dẫn và ngon miệng thèm ăn hoài. Đơn giản nhất là món vịt luộc chấm mắm gừng nồng cay, bên cạnh còn có vịt quay hay vịt nướng than được tẩm ướp vừa phải, cầu kỳ hơn chút nữa sẽ có gỏi vịt và cà ri vịt. Nhưng có vẻ đối với người Sóc Trăng nói riêng chắc hẳn không có cách chế biến nào qua nổi bún vịt nấu tiêu, thậm chí có người muốn lạ hơn sẽ chấm bánh mì với nước dùng trong tô bún vịt.
Bún vịt nấu tiêu được coi là đặc sản Sóc Trăng do hương vị rất riêng, rất Sóc Trăng chỉ có bà con nơi đây mới có thể nêm nếm chuẩn bài nhất. Có thể cùng là một công thức, nhưng người dân gốc xứ Sóc Trăng nấu vẫn mang hương vị đặc biệt hơn so với những vùng khác.
Vịt cần được sơ chế sạch sẽ với rượu, gừng, chanh và chà muối hột mới có thể loại bỏ tối đa mùi hôi lông tạo nên món ăn thơm ngon nhất. Các nguyên liệu khác bao gồm tiêu hột, nước hầm xương và cả nước dừa mới làm cho nồi nước lèo có được vị ngọt thanh tự nhiên đến mê mẩn.
Vịt sau khi sơ chế sẽ chặt ra vừa ăn, nêm gia vị tẩm ướp khoảng 30 phút cho thấm sau đó sẽ đem xào săn lại trên bếp lửa. Sau khi thịt vịt đã săn sẽ cho nước dừa và nước hầm ương vào nấu cho tới khi thịt vịt nhừ rục xương mới đúng bài. Bỏ tiêu hột vào hầm chung làm cho vị nồng nồng cay cay dậy lên hấp dẫn. Khi nồi vịt nấu tiêu đã xong, cho thêm ớt tươi đã bỏ hột vào nồi rồi đảo lại một lần để lan tỏa hết các loại gia vị một cách hài hòa.
Đặc sản nơi Sóc sờ bai Sóc Trăng (Ảnh: Internet)
Một tô bún vịt nấu tiêu thơm lừng cuốn hút bao thực khách, tô bún đầy đủ gồm có bún, có thịt vịt, nước lèo kèm rau giá như bắp chuối bào hay rau muống chẻ giòn sần sật. Khi sắp đủ nguyên liệu vào tô, chỉ còn việc múc nước lèo chan lên sẽ có ngay tô bún hòa quện hương vị với cái nồng cay của tiêu nguyên hột, cái đậm đà của các loại gia vị, đặc biệt là vị ngọt thanh tự nhiên chính từ nước dừa tươi và nước hầm xương, nếu muốn ăn chua hơn cay hơn cũng có thể thêm chanh và ớt để hợp khẩu vị. Bún vịt nấu tiêu không thể nào thiếu đi sự kết hợp của chén hành tím ngay đất Vĩnh Châu đã được xắt mỏng ngâm giấm chua.
Bưng tô bún nóng hổi, nỗi nhớ nhà không nguôi! Hãy ít nhất một lần thử món ăn đặc biệt này khi có dịp ghé về Sóc Trăng, vị giác bạn sẽ được chiều chuộng vô cùng.
Ốc gác bếp hun khói, ngâm sữa trứng rồi luộc sả chấm cơm mẻ... ngon quên đường về Ở miền Tây có một món ăn dân dã của người quê, thường treo giàn bếp để dành, giờ trở thành món ăn đặc sản. Đó là món "ốc gác bếp". Món này chỉ đơn giản những con ốc bươu, ốc lác bắt được ngoài đồng, bà con đem về treo giàn bếp để dành mà thôi. Ốc bắt về rửa sạch chuẩn...