Từ vụ thí sinh Hoa hậu bị tràn dịch khớp gối khi luyện tập, chuyên gia chỉ rõ 5 món tuyệt đối không ăn để nhanh khỏi bệnh
Để có được vóc dáng như ngày hôm nay, Chayxamlet tiết lộ cô đã phải chạy bộ liên tục 13km/ngày không ngơi nghỉ, dẫn tới việc bị tràn dịch khớp gối rất nghiêm trọng.
Với ngoại hình khá nổi bật và ấn tượng trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, nhưng ít ai biết rằng, để có được sự đánh giá cao như vậy, thí sinh Chayxamlet Vatsana (20 tuổi, có bố người Lào, mẹ người Việt) đã phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí trải qua không ít đau đớn.
Chayxamlet Vatsana, thí sinh cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020. Ảnh: PL&BĐ
Theo tiết lộ của Chayxamlet, để cải thiện vóc dáng và chuẩn bị cho cuộc thi lần này, cô đã từng chạy bộ liên tục 13km/ngày không ngơi nghỉ, dẫn tới việc bị tràn dịch khớp gối rất nghiêm trọng. Hậu quả là Chayxamlet phải dành 3 tháng để hồi phục và tĩnh dưỡng tại nhà.
Mặc dù bị chấn thương do chạy bộ nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, Chayxamlet Vatsana đã rất thông minh khi lựa chọn phương pháp này để luyện tập. Bởi khoa học đã chứng minh, chạy bộ là một hoạt động thể chất phổ biến giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp, trầm cảm và lo lắng…
Nguyên nhân của bệnh tràn dịch khớp gối
Theo các chuyên gia, trong ổ khớp gối luôn có một lượng chất dịch nhất định với tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và giảm ma sát giữa hai đầu xương. Bệnh tràn dịch khớp gối xảy ra khi khớp gặp vấn đề bất thường, chất dịch tăng đột biến, làm thay đổi tính chất hoạt động của khớp đầu gối.
Khớp gối là bộ phận chịu toàn bộ trọng lực của phần trên cơ thể. Bởi vậy, khi khớp gối tràn dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc sinh hoạt, vận động của bệnh nhân. Nếu để hiện tượng nhiễm khuẩn xảy ra, khớp gối sẽ bị xơ cứng, đau khớp gối, viêm khớp, thậm chí là hỏng hoàn toàn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính gây bệnh
Chơi thể thao: Những người tham gia các môn thể thao liên quan đến việc vặn đầu gối, chẳng hạn như bóng rổ, có nhiều khả năng gặp phải các loại chấn thương đầu gối gây ra tràn dịch khớp gối.
Béo phì: Trọng lượng dư thừa gây thêm căng thẳng cho khớp gối, góp phần làm quá tải mô, khớp và thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến sưng đầu gối. Béo phì làm tăng nguy cơ viêm xương khớp, một trong những nguyên nhân thường xuyên hơn của sưng đầu gối.
Tuổi tác: Khả năng phát triển đầu gối sưng liên quan đến viêm khớp tăng lên khi tuổi cao.
Bị tràn dịch khớp gối nên kiêng ăn gì?
Việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp chúng ta cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hại sẽ khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, người bị tràn dịch khớp khối cần hạn chế ăn những thực phẩm sau:
- Đồ cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt… cùng những thực phẩm cay nóng làm gia tăng tình trạng sưng nóng, viêm nhiễm.
- Đồ nếp: Bánh, ngô, xôi, cơm nếp… kích thích hiện tượng sưng viêm tại khớp.
- Thực phẩm gây nhiệt: Măng, thịt bò, cá mòi, cá chép, da gà… là những thực phẩm khiến sinh nhiệt khiến hiện tượng tràn dịch khớp gối thêm trầm trọng.
- Thực phẩm làm tăng lipid: Nội tạng động vật, dăm bông, xúc xích, mỡ động vật… có thể gây bất lợi cho quá trình làm lành tổn thương.
- Chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê… chứa nhiều chất kích thích quá trình sản sinh dịch khớp gối.
Bổ sung 2 chất này có tác dụng ngăn ngừa chóng mặt
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm nguy cơ bị chóng mặt đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm hiểu sâu thêm về hiện tượng chóng mặt lành tính (BPPV), một vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, di chuyển đầu, xoay đầu. Tình trạng này xảy ra do các tinh thể canxi carbonate (otoconia) trong tai bị tách rời và di chuyển tới ba ống bán khuyên, nơi cảm nhận chuyển động của đầu. Chúng cản trở dòng chảy của chất lỏng ở khu vực này, từ đó khiến tai gửi sai tín hiệu lên não.
Theo các tác giả của nghiên cứu, khoảng 86% những người mắc phải chứng chóng mặt này cho biết họ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống, thậm chí khiến họ không thể làm việc được.
Ji-Soo Kim, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Đại học Y Seoul cho biết, chóng mặt lành tính thường được khắc phục bằng cách thực hiện một số chuyển động đầu nhất định dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp vừa đơn giản vừa có thể ngăn ngừa những cơn chóng mặt tái phát. Theo tiến sĩ Kim, phương pháp điều trị này còn đặc biệt hiệu quả đối với người bị thiếu vitamin D.
BPPV là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng chóng mặt.
Phát hiện mới
Anthony Geraci, bác sĩ kiêm chuyên gia về thần kinh tại Trung tâm y tế Northwell ở Great Neck, New York khẳng định, nghiên cứu trên là bằng chứng tốt nhất tới nay chứng minh có một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cho tình trạng chóng mặt phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 900 người mắc BPPV. Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm những người có lượng vitamin D thấp, dưới 20ng/ml, sẽ bổ sung 180mg vitamin D và 500mg canxi hai lần mỗi ngày, Trong khi đó, nhóm còn lại là sẽ không phải tăng cường 2 chất này.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung giảm nguy cơ bị chóng mặt tới 24% so với người khác. Hơn nữa, hiệu quả cao nhất nằm ở người thiếu nhiều vitamin D. Các nhà nghiên cứu đã thống kê, người có lượng vitamin D thấp, dưới 10ng/ml giảm được 45% tỷ lệ tái phát chóng mặt, trong khi con số này chỉ là 14% ở những người có mức vitamin D từ 10 đến 20ng/ml.
Tiến sĩ Kim cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này do từ trước đến nay, đến gặp bác sĩ để thực hiện các chuyển động đầu là cách chủ yếu để điều trị chứng chóng mặt tư thế lành tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một phương pháp điều trị rẻ tiền, ít rủi ro và chỉ cần bổ sung vài chất dinh dưỡng là có thể ngăn ngừa chứng rối loạn phổ biến và thường tái phát này".
Lợi ích của vitamin D và canxi
Mọi người có thể tăng cường vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiêu thụ thức ăn như cá béo hoặc dùng thực phẩm bổ sung.
Tăng cường vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ Geraci lưu ý, không ít nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương do vấp ngã ở người cao tuổi.
Sami Saba, nhà thần kinh học kiêm bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Great Neck, New York cho biết, phương pháp điều trị BPPV truyền thống chỉ giúp tái định vị, đưa các tinh thể canxi carbonate bị dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát sau một thời gian và cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc.
Nghiên cứu trên hứa hẹn đem lại hy vọng cho những người mắc BPPV. Theo bác sĩ Saba, các tinh thể tai trong, còn gọi là sỏi tai otoconia, được tạo ra từ canxi cacbonate và vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi. Đây có thể là lý do tại sao bổ sung hai chất dinh dưỡng này lại giúp ngăn ngừa nguy cơ chóng mặt tái phát.
Cơ thể con người tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. Ngoài ra, chất này cũng tồn tại trong một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, gan động vật, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, để bổ sung canxi, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, đậu và một số loại cá.
Làm thế nào để tính cường độ luyện tập theo thể trạng mỗi người? Cường độ luyện tập theo thể trạng của mỗi người là yếu tố vô cùng quan trọng giúp quyết định sự thành công của kết quả khi tham gia các bộ môn thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe thể chất. Điều đầu tiên cần đảm bảo khi tham gia vào bất kỳ bộ môn thể thao tăng cường sức khỏe thể...