Pha thuốc vào sữa hoặc nước quả có nên chăng?
Trẻ nhỏ thường sợ uống thuốc vì thuốc đắng, hay khó chịu mùi vị của thuốc. Do vậy nhiều cha mẹ đã lừa trẻ bằng cách cho thuốc vào sữa hoặc vào các loại nước mà trẻ thích uống. Việc làm này có nên không?
Ngoài nước và các chất hữu cơ ( casein, albumin, globulin, lactose, lipid…), trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao, độ kiềm cao, sữa sẽ làm chậm sự hấp thu một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể tương tác bất lợi với thuốc (tạo thành phức hợp khó tan không hấp thu được). Các kháng sinh fluoroquinolon (như ciprofloxacin và levofloxacin) có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng với sữa. Danh sách thuốc có thể tương tác với sữa còn rất nhiều.
Chưa kể, nếu cho sữa vào bình, trẻ không uống hết sữa như vậy vô hình chúng liều lượng thuốc bị giảm xuống.
Việc cho trẻ uống thuốc hòa chung với sữa hoặc các loại nước quả là rất phản khoa học. Trẻ sẽ bỏ bú hoặc không chịu uống các loại nước quả mà trước đó trẻ rất yêu thích.
Hình minh họa
Video đang HOT
Đối với trẻ khó uống thuốc nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để dễ uống. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nếu trẻ không ưa dùng loại này có thể đổi sang lại khác cho trẻ. Nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như xirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Có thể dùng xilanh bơm vào khóe miệng cho trẻ. Theo phản xạ trẻ sẽ nuốt. Lưu ý bỏ kim tiên chỉ dùng xi lanh. Hạn chế tối đa sự tương tác thuốc.
Theo vietbao
Lươn bổ khí huyết, mạnh gân cốt
Sau đây là một số món ăn - bài thuốc từ lươn:
Ngưi già khí huyết hư nhược, gân cốt rã ri, mỏi mệt vô lực, bồi cho sản phụ sau sinh:
- Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thíp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.
- Lươn to vài con, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng, dùng muối làm sạch, sau đó ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Ch cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.
- Thịt lươn (15g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10 - 20ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.
- Đầu lươn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh vịt, nấm hương, tỏi gừng, thíp với ngưi già khí huyết hư, lú lẫn.
Chữa viêm gan mạn tính: Lươn vàng (2 - 3 con) làm thịt, bỏ ruột tầm gửi cây dâu (60g) rễ lau (30g) nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước.
Chữa bạch đới - khí hư: Lươn 1 con to, lấy phần giữa (khoảng 30cm) đốt ra tro hồ tiêu 15 hạtn nhỏ, trộn với rượu, uống (Namợc thần hiệu).
Phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn đốt tồn tính,n bột uống với rượu. Phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng.
Chữa liệt mặt, méo mồm: Tiết lươn (1 phần), nhựa cây duối hoặc bột hạt thầu dầu tía (2 phần). Đánh cho nhuyễn, phết lên giấy, dán vào má (bị bên má này thì đánh bên má kia).
Chữa kiết lỵ:
Đầu lươn rang khô,n bột, trộn với ít đưng đỏ, rồi hòa rượu uống.
Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, báp mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày, dùng nhiều ngày.
Món ăn cho ngưi đái tháo đưng: lươn 200g, bắc sa sâm 10g, báp 10g, gừng, gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào đun sôi rồi cho sa sâm, báp vào, đun nhỏ lửa trong nửa gi. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: nhuận phế, thanh nhiệt,ng âm, thíp vớnh nhân đái tháo đưng. Hoặc lươn sốt cà chua ăn hằng ngày cũng rất tốt.
Theo SK&ĐS
Củ ấu - bài thuốc hay Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù, năng suất cao. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương. Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng,...