Vì sao trẻ dưới 5 tuổi hay ốm vặt?
Con em 13 tháng tuổi, rất hay ốm vặt và dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh. Thu Thủy (Yên Bái)
Có rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết tại sao con lại hay ốm, đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi, và rất hay bị tái phát . Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ dưới 5 tuổi dễ mắc các bệnh lây nhiễm như:
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện: Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.
Khám bệnh cho trẻ em vùng cao Điện Biên. Ảnh: Yến Ngọc
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh.
Video đang HOT
Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm bạn cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng. Trong trường hợp trẻ bị ốm bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc.
Theo vietbao
Bệnh lây nhiễm nặng hơn ở người béo phì
Trong một nghiên cứu gần đây của Trung tâm kiểm xoát dịch bệnh (CDC) ở Mỹ cho thấy, 90% ca phải đặt ống thở do nhiễm vi rút nghiêm trọng là do béo phì và 3 trong số này tử vong vì bệnh quá nặng.
Đáng chú ý, nghiên cứu của CDC cho thấy tình trạng thừa cân sẽ ảnh hưởng đến phổi và làm cho người bệnh mẫn cảm hơn với các vi-rút nhiễm qua đường hô hấp, trong đó có vi-rút cúm. Hơn nữa, áp lực tăng của xoang ngực và xoang bụng trong trường hợp béo phì có thể cản trở hoạt động hô hấp và trao đổi khí của phổi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 5/10 bệnh nhân có màng máu trong phổi, và 6/10 bệnh nhân bị suy thận. Những tình trạng bệnh lý này cũng được thấy trước đó ở các bệnh nhân không béo phì bị cúm, nhưng không ở tỷ lệ cao.
Còn theo số liện của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) 80% bệnh nhân nặng trong dịch cúm H1N1 năm 2009 có vấn đề về sức khỏe lâu dài trước đó. Một trong số những vẫn đề về sức khỏe mà bệnh nhân cúm H1N1 mắc phải trước đó là béo phì, nhất là béo ngiêm trọng và các bệnh liên quan đến béo phì như bệnh tim, cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2.
Một người được cho là béo phì nếu có chỉ số cơ thể (Body Mass Index - BMI) lớn hơn hoặc bằng 30. Và béo phì nghiêm trọng khi có chỉ số BMI lớn hơn 40. BMI là một chỉ số được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Chỉ số này được dùng để phân loại tình trạng béo phì ở người lớn.
Thực tế là rất nhiều bệnh nhân béo khì không biết rằng họ có nguy cơ đối mặt với rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, và họ cũng là đối tượng mẫn cảm hơn với các vi rút cúm mới.
Cũng theo WHO, bệnh béo phì ngày càng được quan tâm ở Việt Nam, với số bệnh nhân đang tăng nhanh
Để giảm nguy cơ mắc và chuyển nặng vì cúm, các chuyên gia khuyên là nên giảm cân bằng cách:
Hạn chế ăn các loại mỡ no (mỡ có mạch các bon no): như các loại mỡ động vật
Ăn nhiều rau quả và các loại đậu
Hạn chế ăn đường
Thường xuyên vận động: tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tích cực vận động trong ngày
Riêng những người bị béo phì nghiêm trọng (BMI> 40) được khuyên nên đi khám ngay nếu họ có các dấu hiệu của bệnh cúm nhưng vậy các bác sỹ mới có đủ thời gian để chẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp và cần thiết.
Để bảo vệ bản thân trước đại dịch cúm, chung ta nên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh như rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho, hắt hơi và trước khi ăn uống. Nếu không có xà phòng, việc dùng cồn sát trùng tay cũng là biện pháp tốt. Ngoài ra, nếu cảm thấy không khỏe bạn nên ở nhà, tránh đến những nơi công cộng để không phát tán mầm bệnh có thể bạn đang mắc.
Chu Đình Tới
Theo WHO
Dung dịch sát khuẩn ngừa bệnh ra sao? Việc vệ sinh nhà cửa, trường lớp, công sở và giữ đôi tay sạch được xem là cách phòng một số bệnh lây nhiễm (cúm A/H1N1, tay-chân-miệng...). Nhưng không phải ai cũng biết cach dùng những sản phẩm này. Gel rửa tay - bảo vệ nửa chừng Không ít người luôn "thủ" trong túi một lọ gel rửa tay và nghĩ rằng có...