Những ai không nên tập Yoga?
Tự tập Yoga nếu bị chấn thương rất khó phục hồi. Đây là cảnh báo của bà Trần Thị Hằng, Phó tổng thư ký Liên đoàn Yoga Việt Nam, bên lề sự kiện ra mắt học viện thể thao toàn cầu diễn ra vào sáng nay 9/12.
Bà Trần Thị Hằng
Theo bà Hằng, Yoga có từ lâu đời xuất phát từ Ấn Độ, với rất nhiều lợi ích mà Yoga mang lại, hiện nay Yoga đã trở thành môn thể thao phổ biến không chỉ trên thế giới mà ngay ở Việt Nam.
Nếu như trước đây, nhiều người vẫn mơ hồ cho rằng Yoga chỉ là những động tác “ ngồi thiền” nhưng theo bà Hằng “thật ra không phải thế”. Bởi Yoga là môn thể thao khá toàn diện, có tác dụng vượt trội hơn so với các môn thể thao khác đặc biệt đối với phụ nữ.
“Những bài tập sẽ mang lại sự dẻo dai, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho phụ nữ. Ngoài ra Yoga còn có đặc điểm vượt trội hơn các môn khác là tác động vào hệ thần kinh, tâm trí và đặc biệt là nội tiết tố – tuyến giáp, tuyến nội tiết tố bên trong của phụ nữ . Đây là lợi ích mà những bộ môn thể thao khác không thể tác động đến”, bà Trần Thị Hằng nhấn mạnh.
Chính vì những lợi ích này, bà Hằng cho rằng trong xã hội mà ai cũng bận rộn với nhiều stress cũng như thói quen lười vận động … thì việc ngày dành 1 tiếng tập yoga sẽ là liệu pháp hoàn hảo cho cả tâm trí và sức khỏe.
Tự tập Yoga cực kỳ nguy hiểm
Trả lời câu hỏi của PV Infonet, những ai không nên lựa chọn bộ môn thể thao này, bà Hằng nhấn mạnh, khác với những bộ môn thể thao khác là bạn phải có một sức khỏe để luyện tập (tập gym phải có sức khỏe để nâng tạ hay chạy bộ phải cần sức bền) nhưng yoga thì ưu việt hơn – kể cả những người mới ốm dậy, những người mới phẫu thuật, những người không có sức khỏe tốt.
Bà Hằng đưa ra dẫn chứng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Yoga đã được coi như là liệu pháp tăng cường sức khỏe – có tác dụng như một môn vật lý trị liệu. Bằng chứng là hiện nay Yoga đã có rất nhiều bài tập trị liệu (trị liệu lưng, khớp gối, thoát vị đĩa đệm và tiền đình).
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Hằng cũng khuyến cáo, với mỗi người nên chọn bài tập phù hợp với sức lực của mình. Nếu khỏe, dẻo dai có thể tập với những bài tập cường độ khó, khi luyện tập lâu ngày có thể tập nâng cao.
“Trẻ dưới 12 tuổi không nên tập Yoga chuyên nghiệp vì sẽ ảnh hưởng đến xương. Nếu tập thì phải tập theo chương trình kid yoga (bài tập giành riêng cho trẻ nhằm tăng trưởng chiều cao) chứ không thể tập bừa bãi được”, bà Hiền nhấn mạnh.
Theo đó, vị chuyên gia này khyến cáo mọi người đều có thể tập được yoga nhưng hãy lựa chọn bài tập phù hợp khả năng và sức lực của mình. Yoga có nhiều nhánh khác nhau (thiền, thở, thanh lọc..). Hiện các trung tâm hay dạy cho các học viên là các asana (các động tác cần có quy chuẩn, định tuyến) ví dụ các động tác này khi tập đầu gối phải vuông ra 90 độ, nhưng nếu tự tập ở nhà đầu gối không được 90 độ sẽ tác động xấu đến khớp gối của chị và dần dần đau dần thậm chí có khi bị hỏng đầu gối.
“Vì thế, thời điểm đầu tiên đi tập, người tập tuyệt đối không tự tập mà phải đến các trung tâm dưới sự hướng dẫn bài bản của các giảng viên để làm các động tác đúng đắn nhất.
Bởi vì chấn thương trong luyện tập yoga, nhìn tập tưởng nhẹ nhàng nhưng khi chẳng may gặp chấn thương thì rất khó phục hồi (liên quan đến các hệ xương, cơ). Theo đó, thời gian phục hồi phải tính đến đơn vị năm”, bà Hằng khuyến cáo.
Do đó, bà Hằng nhấn mạnh, người mới tập nên có sự hướng dẫn của các giảng viên, chỉ đến khi các học viên đã quen các động tác, các định tuyến của asana rồi, nếu không có thời gian thì mới có thể tự tập ở nhà.
Theo infonet
Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ bí quyết đương đầu với bệnh ung thư
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng người bệnh cần học cách sống chung với bệnh ung thư. Đồng thời giữ cho bản thân thái độ lạc quan, yêu đời, có thể làm những việc yêu thích như nấu ăn, xem phim, nghe nhạc, ngồi thiền, đi bộ, đạp xe, tập yoga...
165.000 ca mắc ung thư mới và gần 115.000 người chết trong năm 2018. Đó là những con số đáng báo động về tình hình mắc ung thư ở nước ta.
Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều đáng tiếc là tại nước ta vẫn có hơn 70% người được phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Việc điều trị chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm triệu chứng.
Buồn bã, lo âu, trầm cảm... là những trạng thái cảm xúc thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Cứ 4 người mắc bệnh ung thư thì sẽ có một người thực sự bị trầm cảm.
GS,TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Hữu Nghị.
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, bệnh ung thư ảnh hưởng đến cơ thể và lối sống của từng cá nhân theo cách riêng. Và mỗi người có cách riêng để đương đầu với bệnh ung thư.
"Hầu hết mọi người sẽ tìm ra cách để ổn định, tiếp tục làm việc, thực hiện những sở thích và duy trì các mối quan hệ xã hội của mình. Đồng thời họ sẽ thêm trân trọng cuộc sống và sống sao cho trọn vẹn và ý nghĩa nhất", GS cho biết.
Người bệnh có thể thử những việc sau để tìm ra cách đương đầu phù hợp với bệnh ung thư.
Thứ nhất, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc.
Nhiều người cho rằng việc tỏ ra buồn bã, suy sụp, sợ hãi hay giận dữ là một việc làm thể hiện sự yếu đuối. Nhưng thực tế cho thấy việc thể hiện được cảm xúc thực giúp người bệnh thoải mái và có thái độ tích cực hơn trong quá trình điều trị và trong cuộc sống.
Người bệnh có thể chia sẻ với người thân, người bạn tin tưởng nhất hoặc có thể thể hiện cảm xúc qua những cách khác nhau như viết nhật ký, sáng tác âm nhạc, thơ ca, hội họa... Việc đó sẽ giúp người bệnh cảm thấy kiểm soát được cảm xúc chứ không bị chi phối bởi những cảm xúc của mình.
Nụ cười của bệnh nhân ung thư tại một lớp học vẽ vẽ Tipsy Art do SCI phối hợp tổ chức. Ảnh: SCI.
Thứ hai, dành thời gian nhiều hơn chăm sóc bản thân
Người bệnh hãy làm những việc yêu thích như nấu ăn, tâm sự với bạn bè, xem một bộ phim, nghe nhạc hay ngồi thiền. Đồng thời luôn giữ cho mình một thái độ lạc quan, yêu đời.
"Có thái độ lạc quan không có nghĩa là bạn không bao giờ cảm thấy buồn, căng thẳng. Khi bạn cảm thấy trùng xuống một lúc nào đó, hãy chia sẻ cảm xúc với người thân của mình",GS Thuấn nhấn mạnh.
Thứ ba, thực hiện một chương trình thể dục nhẹ nhàng
Bạn có thể đi bộ, đạp xe, tập yoga... trong điều kiện sức khỏe cho phép và theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy sức sống hơn.
Thứ tư, mở rộng vòng tay hướng đến bạn bè, gia đình
Khi tình hình trở nên nặng nề hơn và cảm thấy khó khăn, cần có thêm sức mạnh, người bệnh không nên tự đương đầu một mình, mà chia sẻ với bạn bè, gia đình, người thân và các tổ chức hỗ trợ.
GS Thuấn cho rằng, bên cạnh việc tuân thủ điều trị và tiếp nhận những thông tin từ nhân viên y tế, người bệnh cần trang bị thêm cho mình kiến thức về bệnh ung thư đang mắc phải, lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng...qua các nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.
"Giữ cho mình tình trạng thể chất và tinh thần thật tốt chính là chìa khóa giúp bạn đương đầu và chiến thắng bệnh ung thư", GS Thuấn nói.
Nhiều người vẫn tin rằng bệnh ung thư đồng nghĩa với cái chết, mang án tử. Nhưng thực sự nhiều loại bệnh ung thư có thể chữa trị được. Thực tế vẫn có nhiều người bệnh đang sống khỏe mạnh.
Nam Phương
Theo dantri
Chỉ phụ nữ sống thọ mới có hết 6 thói quen này vào buổi sáng: Nếu bạn có đủ thì xin chúc mừng! 6 thói quen này nếu được thực hiện đều đặn vào buổi sáng sẽ thay đổi hoàn toàn sức khỏe và cuộc sống của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều mong có được một cuộc sống trường thọ và cơ thể khỏe mạnh. Thực tế, buổi sáng là thời điểm quan trọng để duy trì sức khỏe vì chúng ta vừa trải...