Bị cúm tại sao không dùng kháng sinh?
Thông thường khi bị nóng sốt, ho, sổ mũi thì mọi người thường hay ra tiệm thuốc Tây mua thuốc hạ sốt và kèm kháng sinh về uống.
Đây là một thói quen không tốt và không đúng theo khoa học, nhất là trong mùa dịch cúm hiện nay. Để giúp cho bà con biết rõ về việc này, chúng tôi xin được chia sẻ như sau:
Thuốc kháng sinh được thiết kế để nhằm tấn công vào các cấu trúc và quá trình sinh sống cụ thể của vi khuẩn, chẳng hạn như thành tế bào và hệ thống tổng hợp protein để tiêu diệt chúng.
Nhưng vi rút có cấu trúc hoàn toàn khác biệt so với vi khuẩn. Vi rút không có thành tế bào, không tự thực hiện các quá trình trao đổi chất và chỉ có thể nhân lên khi xâm nhập vào tế bào chủ.
Các thành phần mục tiêu tấn công của thuốc kháng sinh không tồn tại ở cấu trúc của vi rút, khiến thuốc kháng sinh không có mục tiêu nào để diệt vi rút. Để điều trị các bệnh do vi rút gây ra, bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng vi rút.
Thuốc này được thiết kế khác biệt để can thiệp vào quá trình xâm nhập và sinh sôi nảy nở của vi rút ở tế bào vật chủ.
Ví dụ cụ thể là vi rút cúm A/H1N1 hiện nay. Đây là một trong những chủng vi rút cúm phổ biến. Nếu bà con mình mua kháng sinh ampicillin về uống thì sẽ như thế nào? Ampicillin hoạt động bằng cách tấn công thành tế bào của vi khuẩn, trong khi vi rút cúm A/H1N1 không có thành tế bào, nó sống bám vào tế bào chủ để sinh sản.
Ampicillin là một loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế sự tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn, làm suy yếu cấu trúc bảo vệ của chúng. Thành tế bào bị suy yếu, khiến cho áp lực nội bào trong vi khuẩn vượt qua khả năng giữ vững của thành tế bào, thành tế bào vi khuẩn bị vỡ ra, vi khuẩn bị phá hủy và nó sẽ bị chết đi.
Còn vi rút cúm, mặc dù vi rút không có thành tế bào như các tế bào vi khuẩn, nhưng chúng có một lớp vỏ bảo vệ được gọi là capsid, là một lớp protein bọc quanh vật liệu di truyền (DNA hoặc RNA). Bên ngoài lớp capsid còn có một lớp màng lipid ngoài cùng, gọi là vỏ (envelope) chứ không phải là thành tế bào, lớp vỏ được lấy từ màng tế bào của tế bào chủ khi vi rút ra khỏi tế bào vật chủ.
Các lớp vỏ này có vai trò bảo vệ vật liệu di truyền của vi rút khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng và pH. Nhờ vậy, vi rút có thể tồn tại ở môi trường ngoài một khoảng thời gian nhất định, mặc dù trạng thái của chúng là bất động cho đến khi chúng tìm được tế bào chủ để xâm nhập và nhân lên.
Video đang HOT
Để dễ hình dung, thì có thể hiểu là thành tế bào vi khuẩn giống như một bức tường xây bằng gạch, còn vỏ vi rút giống như một màng bọc thực phẩm. Nếu lấy búa tạ (Ampicillin) mà đập bức tường thì tường sẽ đổ sập, nếu đập vào màng bọc thực phẩm thì nó chỉ đàn hồi, rồi trở về hình dạng cũ.
Nếu mọi người dùng kháng sinh không đúng thì có 3 cái hại: Sử dụng kháng sinh không đúng sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Vi khuẩn sẽ trở nên kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong tương lai. Thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như các vấn đề tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), dị ứng, hoặc thậm chí bị sốc phản vệ rất nguy hiểm; làm chậm quá trình phục hồi sau mắc cúm, do kháng sinh làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và cản trở việc hấp thu thức ăn từ ruột vào cơ thể.
Riêng trường hợp bệnh cúm biến chứng bội nhiễm vi khuẩn như viêm họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi… thì mới dùng kháng sinh, do bác sĩ khám và kê đơn.
Cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh não mô cầu
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xác định quân nhân Nguyễn Văn Ngh. tử vong do sốc nhiễm khuẩn não mô cầu thể tối cấp; 7 người tiếp xúc trực tiếp với anh này phải cách ly.
Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị một ca bệnh cấp tính.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân não mô cầu.
Bệnh não mô cầu thường có di chứng nặng
Bệnh não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp với tỷ lệ tử vong từ 8 - 15%. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%.
Hiện đang có một bệnh nhân não mô cầu thể tối cấp điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai. Nữ bệnh nhân tên Tạ Thị Th. (55 tuổi, ở Hà Nam).
Trao đổi với VietTimes, anh T.V.H (con trai bà Th.) cho biết mẹ sinh sống tại TP.HCM và về Hà Nam chơi dịp Tết. Ngày 8 Tết, bà bị sốt nóng lạnh liên tục và tình trạng ngày càng nặng, mệt mỏi nhiều hơn, nên gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.
Các bác sĩ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới xác định bà Th. bị não mô cầu thể tối cấp và đã điều trị cách ly bà.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới, chưa biết đường lây của bệnh nhân từ đâu. "Sau khi được điều trị đúng phác đồ, kịp thời, bệnh nhân tiến triển tốt hơn và hiện nay đã ổn định và tuần sau có thể ra viện" - Ông Cường thông tin với VietTimes sáng 14/2.
Cùng thời điểm hiện nay, một ca bệnh khác bị não mô cầu đã không qua khỏi là anh Nguyễn Văn Ngh.
Tối qua, 13/2, Bộ Quốc phòng đã thông tin chính thức về nguyên nhân tử vong của quân nhân Nguyễn Văn Ngh. là do sốc nhiễm khuẩn não mô cầu thể tối cấp.
Trước đó, ngày 10/2, anh Nguyễn Văn Ngh. (Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 12, Sư đoàn 3, Quân khu I) đã tử vong do bị sốc nhiễm khuẩn não mô cầu thể tối cấp.
Ngày 13/2, Viện Y học dự phòng Quân đội đã lấy mẫu xét nghiệm các cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 và phát hiện 7 mẫu dương tính với não mô cầu - những người đã tiếp xúc trực tiếp với anh Nguyễn Văn Ngh.
Đơn vị đã tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe 7 quân nhân trên và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Một ngày trước khi tử vong, khoảng 8 giờ ngày 9/2, anh Ngh. báo cáo chỉ huy đại đội mình bị sốt, buồn nôn và đau bụng. Anh được bộ phận y tế của đơn vị thăm khám, truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh và theo dõi.
Tuy nhiên, sức khỏe của anh không được cải thiện, nên được chuyển lên Bệnh viện Quân y 110 rồi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để điều trị.
Qua kết quả xét nghiệm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xác định anh Ngh. ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu thể tối cấp.
Bệnh do não mô cầu lây qua đường hô hấp
Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) lưu ý: Bệnh do não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Bệnh hay gặp vào mùa đông - xuân, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch.
Bệnh nhân bị viêm màng não mô cầu.
Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người, có thời gian ủ bệnh từ 2 - 10 ngày, thông thường từ 3 - 4 ngày. Khả năng lây truyền từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng).
Những biểu hiện của não mô cầu thường là sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, có thể xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc biểu hiện sốc nhiễm khuẩn...
Biện pháp phòng bệnh
Cục Y tế dự phòng cho biết hiện đã có vắc xin phòng bệnh não mô cầu, do đó, người dân cần chủ động tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng; vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời gian từ 7 ngày trước ngày khởi phát cho đến 24 giờ sau khi bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu cần được theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối.
Sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh, cho những người tiếp xúc gần.
Nghi ngờ mắc cúm A nên làm gì? Thời tiết lạnh ẩm thuận lợi cho virus cúm phát triển khiến nhiều người mắc bệnh. Nếu nghi ngờ mắc cúm A nên làm gì để phát hiện sớm và điều trị bệnh mau khỏi? TS.BS Vũ Viết Sáng - Chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường hô hấp, Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ gặp tai nạn nghiêm trọng khi sang Singapore chữa ung thư thận

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

Ai nên tiêm vaccine uốn ván?

Thực phẩm 'gây hại' cho tâm trạng: nguy cơ trầm cảm tăng cao

Chế độ ăn thiếu hụt calo hay nhịn ăn gián đoạn: Phương pháp nào giảm cân hiệu quả?

Số ca sởi tiếp tục tăng, Hà Nội ghi nhận ca tử vong

Cách giảm axit uric hiệu quả tại nhà

Cách chế biến tận dụng lợi ích sức khỏe từ cải bắp tí hon

Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Ăn nhiều thịt để giảm cân, thận trọng với nguy cơ sỏi thận

Hà Nội: Lại lo vì ô nhiễm không khí
Có thể bạn quan tâm

Một ngày của phi đội bay chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin nổi bật
20:52:16 22/03/2025
Ông Trump nói đang đàm phán phân chia lãnh thổ Nga, Ukraine
Thế giới
20:37:30 22/03/2025
Lừa đảo trực tuyến lại biến tấu
Pháp luật
20:33:42 22/03/2025
Clip nam thanh niên đang khám răng cho cháu bé thì bị 3 người lao vào đấm túi bụi: Hé lộ nguồn cơn
Netizen
20:33:38 22/03/2025
Sao Việt 22/3: Khánh Thi hài lòng với tuổi 43, đạo diễn Quang Dũng nhập viện
Sao việt
20:31:10 22/03/2025
Vì sao Lưu Diệc Phi và Triệu Lệ Dĩnh bị cô lập trong showbiz?
Sao châu á
20:26:06 22/03/2025
Những lưu ý khi thiết kế nội thất cho người hướng nội
Trắc nghiệm
20:13:18 22/03/2025
Biến hóa hàng nghìn đồ chơi nhựa cũ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Lạ vui
20:10:12 22/03/2025
Mỹ nhân hoãn cả tuần trăng mật vì Kim Soo Hyun, giờ gặp cảnh ê chề không một ai cứu nổi
Hậu trường phim
19:54:41 22/03/2025
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt: Không ngờ tên 3 đứa con nhà Ae Sun và Gwan Sik lại chứa đựng ẩn ý này
Phim châu á
19:50:16 22/03/2025