Súc miệng nước muối có làm dịu đau họng, viêm họng?
Giữa tình hình dịch cúm A, cảm lạnh… gia tăng việc tìm hiểu cách điều trị làm dịu cơn đau họng, viêm họng và thực hư việc súc miệng bằng nước muối giúp khắc phục tình trạng này có đem lại hiệu quả không?
Giữa tình hình dịch cúm A, cảm lạnh… gia tăng, nhiều người đã sử dụng nước muối để giảm triệu chứng đau họng, viêm họng nhưng liệu phương pháp súc miệng này có thực sự giúp giảm đau viêm họng hiệu quả?
Nước muối loãng có tính ưu trương (hypertonic). Điều này có nghĩa là nước muối có áp suất thẩm thấu cao hơn chất lỏng trong các tế bào. Các bác sĩ cho rằng việc súc miệng bằng nước muối giúp làm dịu cơn đau họng và thậm chí ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác.
Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp làm dịu nhẹ cơn đau họng tại nhà (Ảnh: Getty)
Cách súc miệng bằng nước muối
Tiến sĩ Natalia Kyriazidis – Bác sĩ tai, mũi và họng tại Mass Eye and Ear và là giảng viên khoa tai mũi họng tại Trường Y Harvard cho biết: “Nên hòa tan nửa thìa muối với 8ml nước ấm sau đó nhấp một ngụm, ngửa đầu ra sau và súc miệng trong 15 đến 30 giây trước khi nhổ ra. Lặp lại cho đến khi dùng hết nước”. Có thể súc miệng nhiều lần trong ngày và đảm bảo nước ấm nhưng không quá nóng để đem lại hiệu quả.
Lợi ích của việc súc miệng bằng nước muối?
Làm dịu cơn đau họng
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau họng bằng cách giảm viêm, làm loãng chất nhầy và hút bớt chất lỏng dư thừa, giúp giảm sưng và khó chịu.
Hầu hết các cơn đau họng là do dịch tiết từ mũi, khi súc miệng bằng nước muối sẽ phá vỡ dịch tiết và làm giảm nguồn gây kích ứng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Việc súc miệng bằng nước muối còn có thể giúp loại bỏ cặn bã, giảm vi khuẩn trong cổ họng và thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, đấy chỉ là phương pháp tạm thời và khắc phục tình trạng nếu nặng hơn vẫn nên tới cơ sở y tế và gặp các chuyên gia bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Làm giảm kích ứng ở nướu răng
Mark Wolff – Hiệu trưởng trường Nha khoa thuộc Đại học Pennsylvania chia sẻ, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy việc này có thể ngăn ngừa bệnh tật nhưng súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm kích ứng nướu do các tình trạng như viêm nướu.
Nên tạo hỗn hợp nước muối và súc miệng trong hai phút, một hoặc hai lần một ngày khi cần thiết. Sử dụng nước muối loãng thường xuyên sẽ hỗ trợ vệ sinh răng miệng bằng cách giữ cho miệng sạch sẽ và giảm thiểu vi khuẩn có hại.
Làm giảm nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, đau đớn có thể phát triển bên trong miệng. Do vị trí có thể khó điều trị, buộc hầu hết mọi người chỉ chịu đựng sự khó chịu. Nhưng việc súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và xoa dịu nhiệt miệng.
Giảm tình trạng khô miệng
Khô miệng cũng có thể khắc phục bằng việc súc miệng bằng nước muối vì nó có thể kích thích lại các tế bào lót miện để tạo ra nhiều chất nhầy tốt hơn trong các tế bào đem lại sự cân bằng tốt hơn.
Làm giảm sự tích tụ trong mảng bám
Mảng bám là một lớp màng dính tích tụ trên răng và có liên quan đến sâu răng và bệnh nướu răng, theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Mặc dù đánh răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, các nghiên cứu cho thấy rằng thường xuyên sử dụng nước muối súc miệng cũng có thể làm giảm sự tích tụ mảng bám hiệu quả.
Như vậy, việc súc miệng bằng nước muối cũng giúp cổ họng đỡ bị khô, sẽ giúp giảm đau họng. Ngoài ra, muối còn giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn gây đau họng. Nhưng nên ghi nhớ rằng, nước muối không phải là thuốc chữa viêm họng. Nó không giúp điều trị triệt để nguyên nhân gây đau họng, giảm nhẹ cơn đau.
6 nhóm người không nên ăn nhiều gạo nếp
Gạo nếp là nguyên liệu chính để gói bánh chưng, bánh tét, nấu xôi, chè nhưng đây cũng là thực phẩm có tính ấm, dễ gây khó tiêu, vì vậy một số trường hợp cần lưu ý khi ăn...
1. Gạo nếp giàu dinh dưỡng, chữa nhiều bệnh
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại, trong 100g gạo nếp có khoảng 75 - 80g tinh bột. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của gạo nếp. Ngoài ra, trong gạo nếp còn chứa protein, chất béo, chủ yếu là chất béo không bão hòa.
Trong gạo nếp còn có hàm lượng canxi tương đối cao, tốt cho xương và răng, sắt giúp hỗ trợ sản sinh hồng cầu, magiê giúp điều hòa chức năng cơ và thần kinh, phốt pho là thành phần rất quan trọng cho cấu trúc xương và năng lượng tế bào.
Không những vậy, gạo nếp còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin B1 giúp hỗ trợ hệ thần kinh và chuyển hóa năng lượng, vitamin B2 tốt cho da và mắt.
Gạo nếp là nguyên liệu chính của nhiều món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh tét...
Các tài liệu Đông y từ xa xưa cũng ghi chép về gạo nếp như một vị thuốc thông dụng. Trong Đông y, gạo nếp thường được gọi với tên nhu mễ, đây là một vị thuốc có vị ngọt, tính ấm, đi vào kinh tỳ, vị và phế, có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ làm ấm vị.
Gạo nếp thường được Đông y ứng dụng trong điều trị các chứng tỳ vị hư hàn gây nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, khí hư gây tự ra mồ hôi, hơi thở ngắn, mệt mỏi, phụ nữ mang thai bị sa bụng, đầy trướng...
2. Những ai cần lưu ý khi ăn gạo nếp
Tuy gạo nếp là một lương thực quen thuộc, có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng một số người với những thể trạng hoặc tình trạng sức khỏe dưới đây cần lưu ý khí ăn gạo nếp.
2.1 Người có thể trạng nhiệt không nên ăn nhiều gạo nếp
Người có thể trạng nhiệt là người thường có các biểu hiện như nóng trong, mụn nhọt, nhiệt miệng, táo bón... Gạo nếp theo Đông y có tính ấm, có thể kích động nhiệt trong cơ thể, vì vậy có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng kể trên.
2.2 Người có hệ tiêu hóa kém và người bệnh dạ dày
Gạo nếp là loại gạo có thành phần tinh bột dạng amylopectin có độ dẻo cao, khi ăn nhiều có thể gây khó tiêu hóa. Chính vì vậy những người có hệ tiêu hóa kém, vốn dĩ đã thường bị đầy bụng, khó tiêu không nên ăn quá nhiều đồ ăn làm từ gạo nếp.
Gạo nếp là loại gạo khó tiêu hóa và thủy phân ở ruột, dạ dày, lại kích thích khiến dạ dày co bóp và tiết acid nhiều hơn. Vì vậy, những người vốn mắc các bệnh về dạ dày nên thận trọng trước khi ăn các loại thực phẩm làm từ gạo nếp.
Người bệnh tiêu hóa kém không nên ăn nhiều gạo nếp.
2.3 Người đang bị viêm nhiễm, phụ nữ sau sinh, người đang có vết thương hở
Gạo nếp có thể khiến tình trạng viêm kéo dài hơn bình thường, có thể làm mưng mủ vết thương, từ đó khiến vết thương lâu lành hơn. Vì vậy, những người đang có tình trạng viêm như viêm họng, viêm phế quản, viêm nhiễm ngoài da, phụ nữ sau sinh hoặc người đang có vết thương hở không nên ăn nhiều gạo nếp.
2.4 Người thừa cân, béo phì
Gạo nếp là loại lương thực chứa nhiều tinh bột và calo. Trong 100g gạo nếp có thể có tới 350-370 calo năng lượng. Ăn nhiều gạo nếp rất dễ dẫn đến tăng cân, chính vì thế những người vốn đã có tình trạng thừa cân béo phì không nên ăn quá nhiều thực phẩm được làm từ gạo nếp.
2.5 Trẻ nhỏ và người cao tuổi
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, thường có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nếu ăn quá nhiều gạo nếp có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu gây chướng bụng, khó chịu. Người lớn tuổi có răng yếu, chức năng tiêu hóa cũng trở nên kém hơn nên hạn chế các đồ ăn có gạo nếp để tránh nguy cơ đầy bụng, khó tiêu.
2.6 Người mới ốm dậy
Tương tự như người lớn tuổi và trẻ nhỏ, người mới ốm dậy cũng thường được khuyên ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hồi phục. Gạo nếp dễ gây đầy bụng, khó tiêu nên người mới ốm dậy tiêu hóa kém nên thận trọng khi ăn gạo nếp.
8 nguy hiểm 'rình rập' từ việc không uống đủ nước Uống nước mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng bởi nước chiếm đến 60% cơ thể con người, có tác dụng bôi trơn xương khớp, điều hòa nhiệt độ cơ thể, nuôi dưỡng não và tủy sống. Dưới đây là những hậu quả bạn sẽ gặp phải nếu uống thiếu nước. Da bị nhăn nheo, chảy sệ Khi cơ thể bị thiếu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim

Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho người hẹp van động mạch chủ

Ai nên tiêm vaccine uốn ván?

Thực phẩm 'gây hại' cho tâm trạng: nguy cơ trầm cảm tăng cao

Chế độ ăn thiếu hụt calo hay nhịn ăn gián đoạn: Phương pháp nào giảm cân hiệu quả?

Số ca sởi tiếp tục tăng, Hà Nội ghi nhận ca tử vong

Cách giảm axit uric hiệu quả tại nhà

Cách chế biến tận dụng lợi ích sức khỏe từ cải bắp tí hon

Bệnh sởi lây qua những đường nào?

Ăn nhiều thịt để giảm cân, thận trọng với nguy cơ sỏi thận

Hà Nội: Lại lo vì ô nhiễm không khí

Uống nước cốt chanh đến mức gầy rộc, vẫn lớn tiếng với chồng 'tôi đang thải độc'
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Bảo Quốc viên mãn bên vợ gần 60 năm, Bảo Thy tự tin khoe dáng gợi cảm
Sao việt
23:41:45 22/03/2025
NewJeans bị toà án cấm hoạt động độc lập
Nhạc quốc tế
23:36:10 22/03/2025
Lý do diễn viên phim "Âm dương lộ" từ chối quay trong phim trường
Hậu trường phim
23:32:21 22/03/2025
Con trai mất khi chữa cháy rừng, mẹ đau đớn nhớ khoảnh khắc cuối cùng
Tin nổi bật
23:29:46 22/03/2025
Bước ngoặt "đáng ghét" của Kang Ha Neul
Phim châu á
23:24:59 22/03/2025
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mở màn đỉnh nóc kịch trần, dàn Anh Tài quá "chiến" bùng nổ MXH
Nhạc việt
23:14:27 22/03/2025
Ông Park gửi tặng hoa cưới cho Văn Toản
Sao thể thao
22:54:54 22/03/2025
Anh em sinh 3 được cả làng ngưỡng mộ, cùng đỗ đại học, cưới cùng 1 ngày
Netizen
22:54:01 22/03/2025
Mẹo luộc cua, ghẹ không rụng càng
Ẩm thực
22:52:40 22/03/2025
Minh Tú 'đáp trả' khi Á hậu Quỳnh Châu đôi co, chất vấn giám khảo
Tv show
22:46:24 22/03/2025