Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc
Việc ăn thực phẩm tươi sống có thể mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Cơn ác mộng sau chuyến du lịch
Mới đây, các bác sĩ phát hiện giun ký sinh trong não một cô gái 30 tuổi đến từ New England, Mỹ.
Cô nhập viện vì đau đầu kéo dài và cảm giác nóng rát ở chân lan dần lên toàn bộ cơ thể. Điều đáng nói là nguyên nhân lại xuất phát từ một món ăn rất phổ biến mà nhiều người vẫn yêu thích.
Theo tờ Daily Mail, bệnh nhân vừa trở về từ chuyến du lịch đến Hawaii, Nhật Bản và Thái Lan. Trong hành trình này, cô thường xuyên ăn các món cá sống – Món ăn quen thuộc của nhiều người.
Giun ký sinh ở não cô gái (Ảnh: Getty).
Lúc đầu, khi đến bệnh viện với triệu chứng đau đầu và cảm giác bỏng rát, cô được kê đơn thuốc chống lo âu và cho về nhà.
Tuy nhiên, khi tình trạng ngày càng tồi tệ, cô buộc phải quay lại bệnh viện để làm thêm xét nghiệm.
Kết quả khiến tất cả mọi người đều bất ngờ: Cô đã bị nhiễm giun phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis) – một loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào não người.
Sau khi được chẩn đoán, cô gái 30 tuổi được điều trị bằng liệu trình steroid kéo dài 14 ngày để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng.
Sau 6 ngày nằm viện, sức khỏe của cô có dấu hiệu cải thiện và được xuất viện về nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết không có thuốc điều trị đặc hiệu cho nhiễm giun phổi chuột.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể hồi phục sau vài tuần đến vài tháng, nhưng cũng có không ít bệnh nhân bị tổn thương thần kinh lâu dài.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến viêm não hoặc viêm màng não, thậm chí là tử vong.
Loại ký sinh nguy hiểm
Giun phổi chuột (Angiostrongylus cantonensis) là một loại giun tròn có vòng đời chủ yếu trong cơ thể chuột.
Chuột mang giun trưởng thành trong phổi, sau đó thải trứng và ấu trùng qua phân.
Khi ấu trùng này bị các loài ốc sên hoặc một số loài giáp xác nhỏ ăn phải, chúng trở thành vật trung gian truyền bệnh.
Giun phổi chuột là loại ký sinh nguy hiểm (Ảnh: Getty).
Nếu con người vô tình ăn phải thực phẩm chưa nấu chín có chứa ấu trùng giun, chẳng hạn như hải sản sống, ốc sên hoặc rau sống bị nhiễm bẩn, giun có thể xâm nhập vào cơ thể và di chuyển lên hệ thần kinh trung ương.
Điều nguy hiểm là khi vào cơ thể con người, ấu trùng giun phổi chuột không thể trưởng thành như trong chuột. Thay vào đó, chúng đi lạc đến não và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, sốt, cảm giác nóng rát ở chân tay và thậm chí là viêm màng não.
Mặc dù giun thường chết trước khi trưởng thành, quá trình này có thể để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng.
Nhiễm giun phổi chuột không phải là chuyện hiếm, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới và nơi người dân có thói quen ăn thực phẩm tươi sống.
Năm 2017, Hawaii ghi nhận 19 ca nhiễm giun phổi chuột, chủ yếu do ăn rau sống bị nhiễm bẩn.
Một trường hợp nổi tiếng khác vào năm 2018 xảy ra với một du khách người Úc khi anh ta bị nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn ốc sống trong một nhà hàng ven biển ở Thái Lan. Sau đó, anh phải nhập viện suốt nhiều tháng vì biến chứng thần kinh.
Một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 2022, khi một thanh niên trẻ tuổi ở Úc tham gia một thử thách với bạn bè và ăn một con sên sống.
Con sên này bị nhiễm ấu trùng giun phổi chuột, khiến nạn nhân mắc một căn bệnh hiếm gặp và dẫn đến bại liệt vĩnh viễn. Đây là một lời cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi tiêu thụ thực phẩm chưa qua nấu chín kỹ.
Làm sao để phòng tránh nhiễm giun phổi chuột?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng cách tốt nhất để phòng tránh nhiễm giun phổi chuột là hạn chế ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là hải sản, ốc sên và các loại rau có nguy cơ nhiễm bẩn.
Nếu ăn rau sống, cần rửa sạch kỹ dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong nước muối trước khi tiêu thụ. Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt ấu trùng giun, do đó, việc nấu chín thực phẩm là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng rất quan trọng. Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi làm vườn, tiếp xúc với đất hoặc động vật. Kiểm soát chuột và ốc sên trong khu vực sống cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Ba không khi ăn rau sống
Rau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
Rau là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh do chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất của Mỹ khuyến nghị người lớn nên ăn 400g rau quả mỗi ngày nhưng hơn 80% dân số không đạt được mức đó.
Rau sống, đặc biệt rau lá xanh, là thành phần phổ biến cho các món như salad, bánh sandwich và sinh tố. Một số người nghĩ rằng rau sống bổ dưỡng hơn rau nấu chín, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Rau nấu chín có thể giảm một số chất dinh dưỡng như vitamin C nhưng cũng làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau sống. Ảnh: Ban Mai
Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore, rau sống tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe do chứa:
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
Vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E. coli, Salmonella và Listeria thường có trong rau tươi. Những yếu tố gây ô nhiễm thực phẩm này có thể làm hỏng rau, dẫn tới các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy và nôn mửa, thậm chí tử vong trong trường hợp nguy hiểm.
Rau có thể nhiễm virus nếu người trồng sử dụng nước bẩn để tưới tiêu hay sơ chế rau không đảm bảo vệ sinh. Norovirus, một nhóm virus lây lan nhanh chóng, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc từ thực phẩm tươi sống.
Một số ký sinh trùng có thể tìm thấy trong rau bao gồm Cryptosporidium và Cyclospora, có thể gây đau bụng, tiêu chảy và sốt.
Dư lượng thuốc trừ sâu
Việc sử dụng thuốc trừ sâu để trồng trọt có thể để lại dư lượng trên rau. Tiêu thụ rau nhiễm bẩn thời gian dài nguy cơ dẫn đến ung thư, tổn hại hệ miễn dịch và thần kinh. Rửa, gọt vỏ và nấu chín rau đều có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu.
Ba không khi ăn rau sống
Ngâm rau sống quá lâu trong nước muối
Vì bạn sẽ trực tiếp ăn rau sống nên thao tác nhặt và rửa loại thực phẩm này rất quan trọng. Bạn phải loại bỏ hoàn toàn những phần hỏng, héo úa, già. Rửa rau qua nhiều lần nước, trực tiếp từng lá dưới vòi nước là cách tốt nhất giúp loại bỏ chất bẩn, trứng giun sán.
Sau đó, bạn cần ngâm rau trong nước muối để sát khuẩn khoảng 15 phút. Kéo dài khoảng thời gian này sẽ khiến rau nát, giảm độ tươi giòn, giảm dinh dưỡng. Lưu ý không cho quá nhiều muối vào nước ngâm.
Ngoài ra, nước muối cũng không loại bỏ được hoàn toàn hóa chất nên việc lựa chọn nguồn rau an toàn có ý nghĩa lớn.
Không vẩy rau ráo nước
Nhiều người không vẩy rau sau khi rửa dễ dẫn tới đau bụng khi ăn. Nếu không biết cách vẩy, bạn có thể để rau trong rổ một lúc để ráo nước.
Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sống
Rau sống có nguy cơ tiểm ẩn vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay tồn dư thuốc từ sâu. Bởi vậy, những người có hệ miễn dịch yếu bao gồm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang có bệnh liên quan hệ miễn dịch nên tránh xa loại thực phẩm này. Họ nên lựa chọn rau nấu chín.
Ba không khi ăn hải sản Để tránh nguy cơ mắc hoặc làm bệnh gout trầm trọng hơn, mọi người không nên dùng nhiều hải sản cùng lúc với bia. Ngoài ra, bạn cũng không ăn tôm, cua, cá sống hoặc đã chế biến để quá 3 ngày. Hải sản được rất nhiều người ưa chuộng do đa dạng về chủng loại, có thể chế biến không ít món...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dịch sởi lan rộng, nguy cơ cao từ khu vực tiêm chủng thấp

Hẹp eo động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Nghệ An đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp được bệnh viện cứu sống

Đang đun bếp lúc sáng sớm, người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ bị đột quỵ

Ăn 2 quả Kiwi trước khi đi ngủ, chuyện gì sẽ xảy ra?

Đau thắt lưng kéo dài, cụ ông đi khám phát hiện mắc ung thư phổi di căn

4 thực phẩm 'đại kỵ' với chuối, chớ ăn chung kẻo hối hận

Hội chứng thiên thần: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Lý do ăn cà chua giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

Những gợi ý để xác định xem bản thân có mắc chứng tự kỷ ở người trưởng thành

Cắt tử cung, cứu sản phụ bị băng huyết sau khi sinh con lần thứ 6
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền ông Trump tranh cãi với thẩm phán về vụ trục xuất người
Thế giới
09:57:48 20/03/2025
Cô gái chui vào nhà vệ sinh cũ nát gội đầu, makeup "lột xác", kết quả gây choáng: Đẹp cỡ này là nhờ cơ địa!
Netizen
09:54:58 20/03/2025
Bí ẩn người đàn ông ở Vĩnh Long sơn màu xanh khắp mọi nơi trong nhà: Lý do thực sự là gì?
Lạ vui
09:47:50 20/03/2025
Tuyên án vụ nhóm học sinh mâu thuẫn dẫn đến truy sát nhau
Pháp luật
09:46:50 20/03/2025
Nóng: Sao hạng A bị tống tiền 9 tỷ bằng ảnh riêng tư từ điện thoại
Sao châu á
09:42:43 20/03/2025
Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật: Tẩy chay là hình phạt cao nhất
Sao việt
09:40:21 20/03/2025
Mỹ nam Việt đóng phim nào thất bại phim đó, tiếc cho nhan sắc lai Tây độc lạ nhất showbiz
Hậu trường phim
09:35:12 20/03/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 9: Vợ chồng bạn của ông Nhân có phản ứng bất thường
Phim việt
08:44:11 20/03/2025
Bùng nổ tranh cãi: Obito có rap cả đời cũng không "đủ tuổi" bằng HIEUTHUHAI?
Nhạc việt
08:07:13 20/03/2025
Thanh tra Chính phủ đề nghị rà soát 38 điểm mỏ cát ở Vĩnh Long
Tin nổi bật
08:00:38 20/03/2025