Nét văn hóa ẩn trong từng chiếc bánh trung thu truyền thống của các quốc gia Châu Á
Không chỉ riêng Việt Nam, các nước châu Á cũng có truyền thống đón trung thu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippines.
Mỗi quốc gia lại có tên gọi lễ trung thu khác nhau, hình thức cúng bái, đón lễ cũng không giống nhau. Và đặc biệt, mỗi nước lại có món bánh trung thu truyền thống riêng biệt.
Việt Nam
Trung thu ở nước ta, theo truyền thống sẽ có 2 loại bánh, bánh nướng và bánh dẻo. Từ xưa, bánh trung thu thường được làm từ nhân đậu xanh, hạt sen hay thập cẩm. Nếu bánh nướng có vỏ bánh làm từ bột mì, thì bánh dẻo được làm từ bột nếp với nhân đậu xanh bên trong.
Trước kia, bánh trung thu truyền thống thưởng chỉ có 2 hình thức là hình tròn hoặc vuông. Hoa văn in trên bánh là hoa sen, loài hoa được xem như quốc hoa của Việt Nam. Trong khi đó, ngày nay để đáp ứng thị hiếu khách hàng, các nghệ nhân, thương hiệu bánh đã tạo nên nhiều hình dạng bánh đa dạng hơn từ hình con chó, thỏ con, con lợn, đến bông hoa.
Trung Quốc
Với quan niệm trung thu là dịp để đoàn viên, bánh trung thu truyền thống của Trung Quốc có hình tròn đơn giản. Bởi lẽ, theo họ hình tròn là tượng trưng như chiếc bàn ăn cơm khi mọi thành viên trong gia đình cùng trở về nhà để đoàn tụ, quây quần, cùng dùng bữa, ngắm trăng, ăn bánh và thưởng trà. Bánh trung thu của người hoa là dạng bánh nướng, ở mỗi vùng khác nhau sẽ sử dụng nhân bánh sao cho phù hợp với sở thích, nguyên liệu phổ biến của vùng miền đó như Quảng Châu, Vân Nam, Tô Châu….
Nhật Bản
Tsukimi Dango là món bánh truyền thống của Nhật Bản, được người dân xứ anh đào chuẩn bị vào dịp lễ trung thu hằng năm. Tên bánh là sự kết hợp bởi hai từ: Tsukimi theo tiếng Nhật có nghĩa là ngắm trăng và Dango là tên gọi chung của các loại bánh bao làm từ bột gạo (gần giống với bánh mochi). Theo đó, tên bánh cũng là hàm ý chỉ món bánh này dành cho lễ trung thu, khi trăng sáng mọi người cùng quây quần ăn bánh, uống trà và ngắm trăng.
Cách làm Tsukimi Dango rất đơn giản, tương tự như bánh trôi nước của Việt Nam. Tuy nhiên, bánh trung thu Nhật Bản được làm từ bột Shiratama pha với bột Joushinko tạo nên chiếc bánh có độ dai dẻo và cứng vừa. Vào ngày rằm tháng 8, các gia đình của người dân Nhật Bản xếp bánh thành tháp cúng. Sau đó, bánh được nướng sơ hơi giòn, quết một lớp mật đường trên bánh ăn kèm cùng bột đậu nành Kinanko.
Người dân Nhật Bản thường đặt bánh tại các bàn gần cửa sổ, hay những nơi có thể ngắm trăng vào đêm trung thu để cùng nhau ăn bánh, uống trà và ngắm trăng.
Từ thế kỷ 14, bánh trung thu du nhập vào đất nước xứ chùa Vàng. Xét về hình thức và cách thức làm bánh, bánh trung thu Thái Lan không quá cầu kỳ và đặc sắc. Bánh trung thu truyền thống của Thái Lan là loại bánh nướng có nhân bên trong là sầu riêng và 2 lòng đỏ trứng muối- tượng trưng cho mặt trăng ngày rằm. Nhưng món bánh nướng sầu riêng này của Thái Lan lại mang đậm bản sắc riêng của họ. Bởi lẽ, sầu riêng là loại trái cây nổi tiếng của xứ chùa vàng.
Video đang HOT
Hàn Quốc
Tương tự như Nhật Bản, món bánh trung thu truyền thống của Hàn Quốc cũng được làm từ bột gạo. Vào một ngày trước lễ Chuseok, mọi người trong gia đình sẽ cùng làm bánh Songpyeon. Cách làm bánh Songpyeon là nhào bột gạo và viên thành những viên tròn có kích thước nhỏ như quả bóng bàn. Nếu trước kia vỏ bánh chỉ có một màu trắng nhưng ngày nay người Hàn đã biến tấu đa dạng hơn với nhiều màu sắc như hồng, tím, xanh, vàng. Nhân bên trong bánh có thể thay đổi đa dạng theo sở thích mỗi người từ hạt vừng, đậu đỏ, hạt dẻ hay các loại hạt bổ dưỡng khác. Khi hấp bánh Songpyeon được hấp với lá thông để làm tăng thêm mùi thơm hấp dẫn.
Từ xa xưa, người Hàn Quốc cho rằng trăng tròn, trăng khuyết cũng giống như cuộc đời của mỗi người, luôn thay đổi mỗi ngày để trở thành phiên bản hoàn mỹ hơn. Những ai làm bánh Songpyeon đẹp mắt sẽ lấy được một người chồng tốt hoặc sinh được những đứa bé sinh đẹp.
Malaysia
Bánh trung thu của Malaysia là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Về cách thức, nguyên liệu bánh trung thu của Malaysia tương tự với loại bánh truyền thống của Trung Quốc. Tuy nhiên, về hình thức, các nghệ nhân làm bánh tại Malaysia đã biến tấu thành nhiều khuôn mẫu khác nhau từ bông hoa, chiếc lá, hình sò biển hay ngôi sao. Vì vậy, bánh trung thu của Malaysia bắt mắt và thu hút nhiều du khách phương xa.
Philippines
Hopia là tên gọi của món bánh trung thu truyền thống Philippines. Phần nhân bánh đa dạng với đậu xanh, đậu đỏ, khoai lang tím hay thịt chính là nét cuốn hút của bánh hopia. Tuy nhiên độc đáo và nét riêng của bánh trung thu Philippines là lớp vỏ bột giòn giòn bên ngoài, tạo cảm giác thú vị khi thưởng thức. Có thể không cầu kỳ về màu sắc, hoa văn nhưng bánh hopia vẫn là món bánh đặc sắc của Philippines.
Theo Inside.vn
Cách làm bánh trung thu dẻo đẹp, ngon, chuẩn vị truyền thống tại nhà
Bạn đã từng nghĩ sẽ tự làm bánh trung thu dẻo chiêu đãi cả nhà chưa? Dưới đây là cách làm bánh dẻo đơn giản mà bạn có thể thử thực hiện.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Phần nhân bánh
200 gram đậu xanh không vỏ
150 gram đường
50 gram dầu ăn
50 gram mạch nha
30 gram bột bánh dẻo
Nước hoa bưởi hoặc vani.
- Phần vỏ bánh
700 gram nước đường bánh dẻo
1 thìa nhỏ dầu ăn
1/2 thìa cà phê nước hoa bưởi
350 gram bột bánh dẻo
Khuôn bánh 150 gram.
Cách làm bánh trung thư nướng chuẩn vị truyền thống tại nhà
- Bước 1: làm nhân bánh
Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2 tiếng cho đậu nở mềm, sau đó cho đậu vào nồi và đổ nước ngập, nấu cho tới khi chín mềm.
Cho đậu đã nấu chín vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Đổ đậu vào chảo chống dính và thêm đường, bật bếp sên lửa nhỏ và đảo liên tục khoảng vài phút, cho dầu ăn vào sên tiếp. Khi thấy đậu bắt đầu đặc lại, lấy 30 gram bột bánh dẻo hòa tan với một chút nước rồi cho vào chảo đậu, khuấy đều và sên tiếp tới khi nhân đậu thành một khối. Lúc này bạn mới cho mạch nha vào đảo đều, cho thêm chút dầu hoa bưởi hoặc vani vào đảo đều là tắt bếp.
Chia phần nhân thành từng viên 50 gram rồi bọc kín và cất trong ngăn mát.
- Bước 2: Làm vỏ bánh
Cho nước đường bánh dẻo vào tô sạch, thêm nước hoa bưởi và một chút dầu ăn rồi khuấy đều. Cho bột bánh dẻo vào trộn đều tới khi thấy bột đặc lại thì đặt ra bàn sạch, dùng lực lòng bàn tay kéo bột và miết ra xa tới khi mịn dẻo không dính tay là được.
Chia phần vỏ thành các viên 100 g rồi ấn dẹt miếng bột, cho nhân đậu xanh vào giữa và nhẹ nhàng gói bánh lại sao cho nhân không bị hở ra ngoài.
Lấy một ít bột khô rải đều lên viên bột và khuôn bánh để chống dính. Đặt viên bột vào khuôn rồi ép chặt, để 30 giây cho bánh định hình.
Bánh sau khi hoàn thành có thể cho vào túi đựng bánh, hàn kín miệng hoặc cất bánh trong hộp kín để bảo quản.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo Doisongphapluat
Thử làm ngay món bánh Trung thu trứng muối cho mùa Trung thu thêm hương vị Ngoài loại bánh trung thu truyền thống, bạn có thể trổ tài làm bánh trung thu nhân trứng muối cho cả nhà cùng thưởng thức. Chỉ cần vài nguyên liệu quen thuộc và cách làm vô cùng đơn giản sau đây, bạn đã có những chiếc bánh trung thu trứng muối thơm ngon đón chào mùa Trung thu đang về. Chuẩn bị nguyên...