Lợi ích bất ngờ của nấm hương
Nấm hương được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, ít ai biết, nấm hương là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Theo trang sức khỏe Health, nấm hương có hàm lượng calo thấp, giàu axit amin và nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin D, nên hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.
Bà Lauren O’Connor, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ một số lợi ích sức khỏe của nấm hương như:
Điều hòa huyết áp: Nấm hương là nguồn cung cấp magie và kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.
Các hợp chất trong nấm hương như ergosterol, eritadenine (hợp chất giảm cholesterol) và lentinan, cũng có thể có tác dụng hạ huyết áp.
Giúp kiểm soát cholesterol: Chất xơ hòa tan beta-glucan trong nấm hương có tác dụng kiểm soát cholesterol. Ngoài ra, eritadenine từ loại nấm này cũng có thể kiểm soát cholesterol. Eritadenine giúp loại bỏ cholesterol khỏi máu và hỗ trợ hấp thụ cholesterol.
Video đang HOT
Tăng cường miễn dịch: Nấm hương chứa beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, chất béo không bão hòa, axit amin – đặc biệt là axit linoleic liên hợp (CLA) và ergothioneine trong nấm hương còn có thể làm giảm các dấu hiệu viêm.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Beta-glucan, một chất được tìm thấy trong nấm hương, có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư. Tại Nhật Bản, beta-glucan đã được ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị ung thư nhờ khả năng kích thích hệ miễn dịch.
Thành phần lentinan có trong nấm hương chính là một dạng beta-glucan. Khi cơ thể hấp thu lentinan, một loạt các protein điều hòa miễn dịch gọi là cytokine sẽ được sản sinh. Cytokine giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng và đặc biệt hỗ trợ cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Theo các chuyên gia về sức khỏe, dù nấm hương là loại thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng cũng có lưu ý khi dùng. Với người cơ địa dị ứng cần phải cần trọng khi dùng nấm hương. Ngoài ra, nấm hương còn có thể gây ra tác dụng phụ phát ban da hoặc đau dạ dày, đau bụng.
Để tận dụng được lợi ích của nấm hương, cần sử dụng đúng, đồng thời kết hợp với các nguyên liệu khác để vừa có được bữa ăn ngon, vừa đem lại sức khỏe tốt.
Na ngọt thơm nhưng chứa thứ 'cực độc', tránh xa tuyệt đối kẻo rước họa vào thân
Na rất được trong mùa hè với hương vị ngọt thơm và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này cũng chứa một thứ 'cực độc' cần phải tránh xa kẻo rước họa vào thân.
Có phải hạt na "cực độc"?
Khi thưởng thức na, cần lưu ý rằng hạt na có chứa độc tố. Nếu lỡ nuốt phải hạt na thì cũng không cần quá lo lắng. Vỏ hạt na dày và cứng, giúp ngăn chặn độc tố bên trong phát tán. Thông thường, hạt na sẽ được đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa nên không gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu hạt na bị dập nát, các độc tố bên trong sẽ dễ dàng giải phóng, có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong tùy vào số lượng nuốt phải. Các chất độc chính trong hạt na thuộc nhóm acetogenin, bao gồm squamosten A, anoslin, neo-desacetyluvaricin, neo-anonin-B, neo-reliculatacin A, các squamocin, các squamostatin.
Hạt na cực độc nên tránh xa để tránh mang họa vào thân. Ảnh: Shutter Stock
Do có độc tính nên từ xưa hạ na đã được dân gian sử dụng để diệt côn trùng, chấy, rận thông qua các biện pháp như nấu nước gội đầu hoặc giã nát hạt na đắp lên đầu. Trong trường hợp này, độc tố trong hạt na rất nguy hiểm.
Nếu dính vào mắt, nó có thể gây bỏng mắt, bỏng biểu mô giác mạc. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Ngoài ra, nếu độc tố này tiếp xúc với da, đặc biệt là các vết thương hở, nó có thể gây lở loét, viêm nhiễm nghiêm trọng và tổn thương da nặng nề.
Lợi ích của việc ăn na đúng cách
Na là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào - một khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hemoglobin - thành phần chính của hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu.
Na rất giàu vitamin A - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ giác mạc, duy trì độ ẩm cho mắt, ngăn ngừa khô mắt và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Loại quả này còn chứa các carotenoid như lutein và zeaxanthin, được biết đến với khả năng bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh có hại từ màn hình điện tử và ánh nắng mặt trời, giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Ăn na đúng cách đam lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Ảnh: Getty Images
Na chứa một lượng lớn magie và kali, hai khoáng chất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Magie giúp thư giãn mạch máu và ngăn ngừa co thắt, trong khi kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, từ đó giảm huyết áp. Vitamin B6 có trong na giúp giảm homocysteine, một loại axit amin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vitamin B6 trong na giúp giảm buồn nôn và nôn, các triệu chứng thường gặp trong thời kỳ ốm nghén. Vitamin A và C trong na rất quan trọng cho sự phát triển của mắt, da, tóc và hệ miễn dịch của thai nhi.
Na cũng có thể làm giảm nguy cơ sảy thai, giảm thiểu cơn đau chuyển dạ khi sinh nở và tăng sản xuất sữa mẹ sau khi sinh. Kali và magie trong na giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật và các biến chứng tim mạch khác trong thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn nên tham khải ý kiến của bác sĩ trước khi ăn na, đặc biệt nếu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc dị ứng với na.
Vitamin C có trong na giúp trung hòa các gốc tự do gây viêm nhiễm trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, người có lượng vitamin C thấp trong máu có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn. Na cũng chưa magie là một khoáng chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp, giúp giảm viêm, tăng cường mật độ xương và giảm đau khớp.
8 lợi ích của việc ăn nấm thường xuyên Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe. 1. Dinh dưỡng của nấm Nấm là thực phẩm lựa chọn thay thế cho thịt đỏ của nhiều người. Tùy thuộc vào quá trình nấu, nấm có thể có kết cấu đậm đà, thường được...