Điểm danh những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Huyết áp có thể thay đổi tuỳ theo cảm xúc, hoạt động của mỗi người tại các thời điểm khác nhau. Thậm chí một hành động nhỏ như uống caffe, hút thuốc lá cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Tìm hiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp để giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khoẻ chính mình.
Bất cứ ai cũng có thể bị cao huyết áp nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Hút thuốc lá, ăn mặn, bị xúc động, sử dụng chất kích thích, tuổi tác cao…đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp . Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp cụ thể bạn cần biết để phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Huyết áp là một thông số giúp nhận biết tình trạng sức khỏe của mình. Người bị cao huyết áp là khi có chỉ số huyết áp tâm thu từ 14mmHg trở lên hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.
1.1 Ăn mặn – Yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp
Chế độ ăn nhiều muối là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ cao huyết áp được cảnh báo bởi các chuyên gia. Điều này đã được chứng minh bằng các kết quả thực nghiệm trên người bệnh. Những người ăn mặn có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn so với người ăn nhạt.
Theo các chuyên gia, lượng muối khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của một người bị cao huyết áp không được vượt quá 6 gam. Tương đương với 1 thìa cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên hầu hết người Việt Nam có chế độ ăn mặn. Lượng muối tiêu thụ lớn hơn nhiều lần so với khuyến cáo của chuyên gia. Đó chính là lý do khiến tỷ lệ người bị cao huyết áp tăng lên so với các nước khác trong khu vực.
Để cải thiện tình trạng này thì thiết lập một chế độ ăn nhạt là điều cần thiết. Đặc biệt là với những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn, bớt nêm nếm thêm gia vị để giữ huyết áp ổn định, bảo đảm sức khỏe của mình.
Ăn mặn là yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp – Ảnh: Internet
1.2. Cao huyết áp là kết quả của rối loạn Lipid máu
Rối loạn Lipid máu cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ cao huyết áp. Khi nồng độ mỡ trong máu tăng cao, hệ thống động mạch sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Bởi cơ quan này luôn phải chịu áp lực dòng máu lớn. Nó khiến lớp nội mạc bên trong động mạch bị tổn thương và xơ cứng. Các mảng xơ vữa lắng đọng lại làm giảm mất khả năng đàn hồi dẫn đến cao huyết áp.
Để cải thiện, chúng ta cần một chế độ ăn giúp kiểm soát lipid máu. Giảm lượng tiêu thụ các chất béo không lành mạnh như nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản, sữa nguyên chất béo…Ăn nhiều rau xanh và các loại ngũ cốc, trái cây tươi để trì hoãn xơ cứng mạch máu, ổn định huyết áp.
1.3. Tuổi tác
Tình trạng lão hóa và xơ cứng thành mạch máu bên trong cơ thể tỷ lệ thuận với tuổi tác. Điều này đồng nghĩa với việc bạn già đi, thành mạch máu cũng hư hỏng theo. Hậu quả của nó chính là giảm khả năng đàn hồi, tạo áp lực trong lòng mạch tăng lên. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở người lớn tuổi.
Để cải thiện tình trạng cao huyết áp do tuổi tác, chúng ta cần áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung chất xơ, hạn chế ăn mặn và đồ ngọt là điều cần thiết. Bên cạnh đó hãy tiến hành tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ ổn định huyết áp theo thời gian.
1.4. Thường xuyên căng thẳng, lo âu
Video đang HOT
Căng thẳng, Stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp. Các chuyên gia cho biết cảm xúc có tác động rất lớn đến huyết áp. Một người khỏe mạnh khi gặp phải tình huống khiến họ thường xuyên lo lắng, mất ngủ huyết áp sẽ tăng cao hơn bình thường.
Stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến cao huyết áp mãn tính. Để khắc phục, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ. Suy nghĩ tích cực và tránh xa các tác nhân gây stress, căng thẳng.
Ngoài ra thiết lập lại thời gian biểu, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Ngủ đủ giấc cũng biện pháp giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Stress, căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến cao huyết áp mãn tính – Ảnh Internet
1.5. Mắc các bệnh lý đi kèm
Có tới 90% người bị cao huyết áp thường thấy là tăng huyết áp nguyên phát. 10% còn lại là do bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm như thận cấp, mãn tính, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận,…
Một số người mắc các bệnh lý nội tiết như: Cường Aldosteron tiên phát, hội chứng Cushing, bệnh lý tuyến giáp… Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
Đối với người mắc bệnh lý đi kèm, việc kiểm soát huyết áp cần phải hiểu rõ nguyên nhân và được điều trị đúng. Việc ổn định huyết áp phải đi kèm với điều trị các bệnh lý trên.
1.6. Tác dụng phụ của thuốc
Cao huyết áp cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Nhóm thuốc gây cao huyết áp thường gặp là: Thuốc giảm đau NSAIDs, thuốc tránh thai,…Một số loại thuốc sử dụng kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ cao huyết áp đột ngột.
Để phòng tránh hiện tượng này, khi mắc bệnh bạn không nên tự ý dùng thuốc. Thay vào đó hãy đến phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
1.7. Hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Hút thuốc lá, thuốc lào chứa nhiều chất kích thích gây hại cho sức khoẻ. Trong đó chất nicotin trong thuốc lá vô cùng độc hại. Nó gây kích thích hệ thần kinh giao cảm co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Uống rượu bia quá mức dẫn đến xơ gan, tổn thương thần kinh nặng gây tăng huyết áp gián tiếp.
Hút thuốc lá, uống rượu bia là yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp – Ảnh: Internet
2. Sống lành mạnh để giảm nguy cơ cao huyết áp
Để hạn chế nguy cơ làm tăng huyết áp chúng ta cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. Bỏ thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, thuốc lào. Kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Thực hiện chế độ giảm lipid máu. Không ăn mỡ, phủ tạng động vật. Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả tươi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Chế độ ăn hợp lý, giảm muối đường. Kết hợp với đó là luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh béo phì ở người cao tuổi. Vận động hàng ngày từ 30 – 45 phút rất có lợi cho tim mạch và các bệnh liên quan đến huyết áp.
Tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp như Stress, căng thẳng kéo dài. Đồng thời đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất có thể và điều trị kịp thời.
Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xử lý bằng cách nào?
Khi bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa, không ít những người mắc căn bệnh này đang trong thời kỳ mang thai. Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sử dụng thuốc hạ áp cho phụ nữ mang thai là biện pháp điều trị bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Nhưng khi sử dụng thuốc, thai phụ cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ khó lường cho cả mẹ và con.
Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ bầu những băn khoăn khi bị cao huyết áp khi mang thai.
1. Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thể bạn cũng đã nhận thấy được rằng, bệnh cao huyết áp ngày càng xu hướng trẻ hóa. Thực tế đã có không ít người mắc căn bệnh này ngay trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai của phụ nữ.
Nhìn chung uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Còn phụ thuộc vào từng nhóm thuốc. Để biết được chính xác bạn có bị cao huyết áp trong quá trình mang thai hay không? bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện kịp thời, và có cách xử lý thích hợp nhất.
2. Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp không nên sử dụng nhóm thuốc nào?
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc hạ áp của các nhóm sau. Bởi những nhóm thuốc này sau khi vào cơ thể sẽ qua nhau thai. Gây ra những tác hại xấu cho thai nhi như: hạ huyết áp, suy thận, vô hiệu, dị tật bẩm sinh và thậm chí là gây tử vong thai nhi.
2.1. Nhóm thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Lisinopril, Enalapril)
Nếu dùng nhóm thuốc trong 6 tháng cuối thai kỳ sẽ gây hạ huyết áp. Chưa dừng lại ở đó chúng còn có thể gây suy thận, tăng kali máu của thai nhi. Khiến cho thai nhi bị teo chân tay, biến dạng mặt, giảm sản sự phát triển phôi. Hoặc giảm sản sọ trẻ sơ sinh. Sự giảm sản nước ối ở mẹ biểu hiện gần đúng với sự giảm chức năng thận của thai nhi vô cùng nguy hiểm.
Không nên tự ý mua thuốc hạ áp khi đang mang thai, bởi sẽ dẫn đến những tác động xấu đến thai nhi (Ảnh: Internet)
Nhiều trường hợp thuốc có thể gây giảm nước ối không xuất hiện. Cho đến khi thai nhi không thể đảo ngược được. Có lẽ vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo không dùng thuốc nhóm ức chế men chuyển ở giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, thì bạn cần siêu âm định kỳ. Để có thể đánh giá môi trường âm đạo, và khi phát hiện có sự giảm nước ối cần ngưng dùng thuốc ngay. Trừ trường hợp khẩn cấp, cần cứu mạng sống của mẹ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên New England Journal Of Medicine. Thì các bà mẹ có thai dùng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sẽ làm tăng nguy cơ dị dạng tim mạch hệ thần kinh trung ương của bé. Do đó có khuyến cáo không nên sử dụng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
2.2. Nhóm thuốc đối kháng với Angiotensin II
Tác dụng đối với thai nhi gần tương tự với nhóm ức chế men chuyển. Nhưng nó có tác dụng nhanh và mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhiều hơn. Vì thế, uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? khi sử dụng nhóm thuốc này thì câu trả lời là có.
Hơn nữa, theo các bác sĩ chuyên khoa thì tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thuốc vào 6 tháng cuối của thai kỳ. Nếu cần phải dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần phải thăm dò, kèm theo những hiệu chỉnh phù hợp.
2.3. Nhóm thuốc chẹn Calci (Nifedipin, Amlodipin)
Khi sử dụng nhóm thuốc hạ áp này sẽ làm giảm huyết áp mạnh. Từ đó gây ra giảm tưới máu tử cung, thiếu oxy cho thai nhi. Trong những cuộc thử nghiệm ở súc vật, khi sử dụng nhóm thuốc này khi chúng mang thai làm giảm tưới máu tử cung. Nên đã gây ra hiện tượng quái thai như: gây bất thường ở đầu, chi, chết phôi thai. Hay làm kích thước rau thai nhỏ lại, nhung mao kém phát triển (ở khỉ). Hoặc làm thời gian mang thai kéo dài, thú sơ sinh giảm khả năng sống sót.
Nghiêm trọng khi nhóm thuốc này có thể gây quái thai cho súc vật, thì khi quy ra người mức độ nguy hiểm còn nhiều lần liều bình thường.
Uống thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé (Ảnh: Internet)
Mặc dù trên người chưa có nghiên cứu, hay một kiểm chứng cụ thể. Nhưng trong một vài trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm chẹn Calci. Sẽ gây ra các biến đổi sinh hóa ở phần đầu tinh trùng, dẫn đến giảm chức năng tinh trùng. Đây cũng chính là một trong những lý do các bác sĩ chuyên khoa, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc chẹn Calci cho sản phụ trong suốt quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này còn có tác dụng chống co thắt tử cung. Nên nếu sản phụ bị dọa sảy thai bác sĩ vẫn cho sử dụng nhưng với điều kiện phải theo dõi cẩn thận.
2.4. Nhóm chẹn Beta
Khi thử nghiệm trên súc vật cho thấy, nhóm thuốc này có thể gây hủy phôi thai. Làm chậm nhịp tim ở thai và ở thú sơ sinh. Tuy chưa có kiểm chứng cụ thể trên người. Chỉ mới có thông tin về mức độ ảnh hưởng không có lợi của nhóm thuốc này đến thai nhi khi sử dụng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi khi thuốc đi qua nhau thai, nồng độ thuốc trong máu của mẹ và trong thai nhi gần xấp xỉ nhau. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng nhóm thuốc hạ áp này cho người mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu có thể Tìm hiểu vai trò của thuốc chẹn Beta điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc điều trị này đúng cách.
Muốn biết uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? bà bầu bị cao huyết áp nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị huyết áp trên thai phụ sao cho phù hợp. Cao huyết áp khi mang thai được điều trị phù hợp sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Bà bầu bị cao huyết áp cần làm gì?
Không chỉ với các sản phụ tuổi còn trẻ, mà ở bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh khi mới chớm bị cao huyết áp sẽ có nhiều cách hơn để đưa huyết áp về mức an toàn bằng cách cải thiện chế độ ăn, luyện tập, tránh gây căng thẳng trong gia đình... Giai đoạn này chưa nhất thiết phải dùng thuốc.
Mẹ bầu bị cao huyết áp cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị thích hợp (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang mang thai cần phải dùng thuốc. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bởi có thuốc có thể dùng được nhưng ở một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh nhân mà chọn lựa một thuốc, cũng như cho cách dùng phù hợp.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần thăm khám định kỳ, nhất là trong giai đoạn chuyển thai kỳ. Để bác sĩ thuốc nắm bắt và điều chỉnh thuốc kịp thời. Trong trường hợp đặc biệt, bạn phải dùng một loại thuốc chưa phù hợp với giai đoạn thai kỳ đó. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích cùng nguy cơ để chỉ định, thông báo cho bệnh nhân. Biết và hợp tác với người bệnh theo dõi một cách cẩn trọng nhất trong suốt quá trình dùng thuốc. Nhằm có biện pháp xử lý kịp thời nếu không may xảy ra tình huống xấu.
Phụ huynh cần biết các tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ em rất phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, cân nặng, giới tính, độ tuổi... Chẩn đoán chính xác cao huyết áp ở trẻ em giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Cao huyết áp ở trẻ em là một bệnh lý nguy hiểm....