Chuyên gia cảnh báo sau Covid-19, ung thư có thể thành đại dịch
Tại Việt Nam, số ca ung thư mới vẫn đang tăng cao, ung thư vú và đại trực tràng có khuynh hướng trẻ hóa.
Các chuyên gia cảnh báo ung thư có thể trở đại dịch sau khi Covid-19 kết thúc, nếu không có các giải pháp khẩn cấp.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết trung bình mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 20.000 ca mắc mới ung thư. Tuy nhiên, trong 11 tháng của năm 2023, đã có 30.000 ca ung thư mới đến khám và điều trị tại bệnh viện ung bướu tuyến cuối phía Nam.
Thông tin trên được chia sẻ tại Hội nghị phòng chống ung thư TP.HCM 2023 diễn ra sáng nay (7/12). Theo bác sĩ Dũng, tại TP.HCM, nhiều chứng cứ cho thấy một số bệnh nhân mắc ung thư có khuynh hướng trẻ hơn như ung thư vú, đại trực tràng; một số loại tăng số lượng người mắc hơn như ung thư giáp, dạ dày, tiền liệt tuyến. Còn theo GLOBOCAN 2020, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư tại Việt Nam đều tăng nhanh.
Giám đốc bệnh viện này cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có lý do đại dịch Covid-19. Đại dịch này đã khiến nhiều bệnh nhân phải kéo dài thời gian chờ đợi, không được tầm soát phát hiện sớm.
Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: Thế Sơn.
Thực tế, thời gian dịch Covid-19 xảy ra, việc chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh nhân ung thư giảm 50% ở tất cả các quốc gia. Tại châu Âu, ít nhất 1 triệu ca ung thư không được chẩn đoán trong 2 năm đại dịch. Nhiều xét nghiệm tầm soát ung thư không được thực hiện.
Tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống y tế đều tham gia chống dịch Covid-19, trong đó có các chuyên gia và nhân viên y tế thuộc lĩnh vực ung thư.
Video đang HOT
“Các chuyên gia cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với đại dịch ung thư nếu không có những giải pháp khẩn cấp và thúc đẩy mạnh hơn”, bác sĩ Dũng nhấn mạnh. Số lượng bệnh nhân ung thư chẩn đoán trễ sẽ tiếp tục gia tăng, suy giảm chất lượng điều trị. Do đó, cả thế giới, trong đó có Việt Nam, đã kích hoạt trở lại việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị ung thư.
Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết tại hội thảo phòng chống ung thư năm nay, các chuyên gia sẽ tập trung chia sẻ về tiến bộ trong tầm soát, đồng thời chuyển đổi từ mục tiêu không chỉ điều trị ung thư mà phải bảo tồn chức năng sinh học, thẩm mỹ, chất lượng sống cho người bệnh. Ví dụ ở ung thư giai đoạn cuối, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu, trước cả mục tiêu kéo dài sự sống.
Thời gian qua, các trung tâm ung thư lớn trên cả nước đạt những kết quả cao trong điều trị, nhiều bệnh ung thư có tiềm năng chữa khỏi; nhiều cơ sở được mở rộng hoặc xây mới. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới và tử vong vì bệnh này tiếp tục gia tăng, cần cảnh giác trước nguy cơ bệnh nhân ung thư tràn ngập.
Hội thảo phòng chống ung thư TP.HCM 2023 lần thứ 26 quy tụ hơn 1.700 đại biểu trên cả nước và các chuyên gia quốc tế. Đây là diễn đàn uy tín để chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, những nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn tiến bộ y học trong kiểm soát căn bệnh này.
9 loại vitamin và chất dinh dưỡng nếu thiếu có thể dẫn đến ung thư
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và có thể góp phần làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Dưới đây là 9 loại vitamin và chất dinh dưỡng có thể hữu ích:
Vitamin D
Mức vitamin D đầy đủ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, vú và tuyến tiền liệt. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nguồn thực phẩm và chất bổ sung có thể góp phần duy trì mức vitamin D tối ưu.
Vitamin C
Là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa có thể dẫn đến ung thư. Trái cây và rau quả, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, dâu tây và ớt chuông, là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.
Nên bổ sung nhiều trái cây và rau củ quả vào chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ảnh: Pexels
Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa khác giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Nó có thể đóng vai trò ngăn ngừa một số bệnh ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Các loại hạt và dầu thực vật là nguồn cung cấp vitamin E tốt.
Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết để duy trì làn da, thị lực và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt, rau bina và gan động vật.
Folate (Vitamin B9)
Folate là vitamin B đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA. Hấp thụ đủ folate có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Các loại rau lá xanh, các loại đậu và ngũ cốc tăng cường là nguồn cung cấp folate tốt.
Vitamin B6
Vitamin B6 tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể, bao gồm cả những phản ứng liên quan đến tổng hợp và sửa chữa DNA. Mức vitamin B6 đầy đủ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chuối, thịt gia cầm và ngũ cốc tăng cường là nguồn cung cấp vitamin B6 tốt.
Selen
Selenium (selen) là một nguyên tố vi lượng có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Các loại hạt, cá, thịt gia cầm và ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp selen dồi dào.
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3, đặc biệt là những chất có trong cá béo như cá hồi và cá thu. Axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) có thể làm giảm nguy cơ ung thư và các bệnh khác.
Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho chức năng miễn dịch và tổng hợp DNA. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nhưng mức kẽm đầy đủ có thể góp phần ngăn ngừa ung thư. Các thực phẩm như thịt, các sản phẩm từ sữa và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, theo The Times of India.
Loại trái cây được xem là siêu thực phẩm Quả lựu cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là dồi dào sắt và vitamin C. Loại quả này còn giúp chữa một số bệnh tiêu hóa, sát trùng, tăng miễn dịch, phòng bệnh tim mạch. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, quả lựu có thể xem là...