Cậu bé 3 tuổi mắc bệnh ung thư với triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở tã lót
Cậu bé Jayden Cookson đến từ Grimsby (Anh) được đưa tới bệnh viện khám sau khi cô Demi Bourne, mẹ cậu bé, phát hiện vết máu trong tã lót.
Các bác sĩ nói với cô rằng nguyên nhân là do nhiễm trùng, không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, triệu chứng trên lại xảy ra, khiến cô Bourne phải đưa con trai trở lại Bệnh viện Diana Princess of Wales ở Grimsby.
Tại đây, các bác sĩ xét nghiệm máu và nước tiểu, cho thấy kết quả Jayden có lượng sắt thấp và cần theo dõi thêm.
Tuy nhiên, 2 tuần sau, cô Bourne lại tìm thấy máu trên tã lót của Jayden. Khi đó, các bác sĩ yêu cầu tiến hành siêu âm để chẩn đoán bệnh. Kết quả siêu âm cho thấy thận của Jayden có dấu hiệu ung thư.
Jayden hiện đang trải qua quá trình hóa trị để xem xét hiệu quả trước khi có thể phải cắt bỏ thận.
Ung thư thận là gì?
Ung thư thận là căn bệnh trong đó các tế bào thận trở nên ác tính (ung thư) và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u. Hầu như tất cả các bệnh ung thư thận đều xuất hiện lần đầu ở niêm mạc của các ống nhỏ trong thận. Loại ung thư thận này được gọi là ung thư biểu mô tế bào thận.
Thận là cơ quan hình hạt đậu, có kích thước bằng nắm tay. Chúng nằm trong bụng ở 2 bên cột sống. Chức năng chính của thận là làm sạch máu, loại bỏ các chất thải và tạo ra nước tiểu.
Triệu chứng
Theo NHS Anh (Dịch vụ Y tế Quốc gia, Anh), các triệu chứng của bệnh ung thư ở thận có thể bao gồm:
Video đang HOT
- Máu trong nước tiểu
- Một khối u hoặc sưng tấy ở lưng, dưới xương sườn hoặc ở cổ
- Đau giữa xương sườn và thắt lưng không biến mất
- Chán ăn hoặc giảm cân mà không rõ nguyên nhân
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc không có năng lượng
- Sốt cao nhiều ngày không giảm
- Đổ mồ hôi nhiều, kể cả vào ban đêm
Nguyên nhân gây ung thư thận
Nguyên nhân gây ung thư thận chưa được làm rõ, nhưng các yếu tố khiến một số người có nguy cơ cao hơn là:
- Hút thuốc. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư thận gần gấp đôi so với những người không hút thuốc
- Nơi làm việc tiếp xúc với các hóa chất như asen, một số chất tẩy nhờn kim loại hoặc cadmium được sử dụng trong khai thác mỏ, hàn, trồng trọt và sơn
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư thận
- Thừa cân hoặc béo phì
- Huyết áp cao
- Mắc bệnh thận tiến triển
- Là nam giới. Nam giới có nhiều khả năng mắc ung thư thận hơn.
Nghiên cứu mới: Thịt bò và bơ sữa giúp tiêu diệt tế bào ung thư
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago của Mỹ chỉ ra rằng lượng phân tử tự nhiên trong các sản phẩm động vật như thịt và sữa có thể xâm nhập các khối u và tiêu diệt tế bào ung thư.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Daily Mail)
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng phân tử tự nhiên trong sữa mẹ và các sản phẩm động vật như thịt và sữa có thể xâm nhập vào các khối u và tiêu diệt tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago của Mỹ đã khám phá ra hàng trăm chất dinh dưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào ung thư cùng khả năng điều trị hiệu quả, và tập trung vào một chất gọi là Axit Trans-Vaccenic (TVA).
Các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân ung thư có hàm lượng hợp chất này trong máu cao hơn sẽ phản ứng tốt hơn với việc điều trị - giống như việc họ được bổ sung một chất dinh dưỡng.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature cho biết phần thịt mỡ của bò và cừu nhiều khả năng có mức TVA cao hơn so với thịt nạc, tương tự đối với các sản phẩm sữa nguyên chất béo so với sữa ít béo và sữa gầy.
Axit béo từ sữa có khả năng chống ung thư bằng cách tăng cường một số tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T, giúp nhận biết những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài và thúc đẩy hệ thống miễn dịch tiêu diệt chúng ở bên trong.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết việc tiêu thụ thức ăn giàu hợp chất này hoặc sử dụng chúng như một chất bổ sung có thể làm giảm kích thước khối u tồn tại trong cơ thể bệnh nhân ung thư.
Tiến sỹ Jing Chen, thành viên nòng cốt của dự án nghiên cứu, cho biết: "Tập trung vào các chất dinh dưỡng có thể kích hoạt phản ứng của tế bào T, chúng tôi đã tìm thấy một chất thực sự giúp tăng cường khả năng miễn dịch chống khối u bằng cách kích hoạt một 'con đường' miễn dịch quan trọng."
Cô cùng nhóm nghiên cứu của mình đã xác định được chất dinh dưỡng này sau khi xem xét cơ sở dữ liệu gồm khoảng 700 chất chuyển hóa khác nhau, đó là những chất được tạo ra khi cơ thể tiêu hóa thức ăn và đều đến từ thực phẩm bên ngoài.
Sau đó, họ tổng hợp thành một "thư viện" các hợp chất dinh dưỡng cho máu bao gồm 235 phân tử khác nhau rồi phân tích về khả năng ảnh hưởng đến việc kích hoạt tế bào T CD8 của mỗi loại.
Tiếp đến, họ thử nghiệm trên tế bào của cả người và chuột để rút ngắn số lượng xuống còn sáu "ứng cử viên" và kết luận rằng TVA chính là phương pháp hiệu quả nhất trong việc "kích hoạt" các tế bào miễn dịch đó.
Họ triển khai TVA vào chế độ ăn uống của chuột và nhận ra nó làm giảm khả năng khối u ác tính và tế bào ung thư ruột kết phát triển thành khối u so với những con chuột có chế độ ăn đối chứng.
Họ cũng thử nghiệm các tế bào ung thư bạch cầu trong phòng thí nghiệm và thu được kết quả rằng TVA tăng cường liệu pháp nhắm trúng đích để tiêu diệt các tác nhân gây hại đó.
Một báo cáo do Liên hợp quốc công bố vào tháng Năm đã kết luận rằng các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển như protein, sắt, canxi, kẽm, vitamin B12 và choline, creatine và taurine "không thể dễ dàng có được từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật."
Nhưng hấp thụ quá nhiều chất có thể dẫn đến xơ cứng động mạch và cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ vào tháng trước cũng chỉ ra rằng những người ăn nhiều thịt đỏ - khoảng 2,5 khẩu phần mỗi ngày - có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn 62% so với những người ít ăn thịt đỏ.
Tuy nhiên, việc thay thế khẩu phần thịt đỏ bằng các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm 22% nguy cơ mắc bệnh./.
Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ ghép tế bào gốc thế giới? Lãnh đạo bệnh viện đầu ngành về huyết học khu vực phía Nam chia sẻ, kỹ thuật ghép tế bào gốc của Việt Nam hiện đã tiếp cận đến tầm châu Á. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn. Ngày 24/11, Hội nghị Truyền máu huyết học phía Nam mở rộng và Hội nghị Ghép tủy xương - Tế bào gốc tạo máu...