Người phụ nữ khiến bác sĩ ngạc nhiên vì 5 năm phát hiện mắc 3 loại ung thư
Đi khám định kỳ sau 5 năm điều trị ung thư tuyến giáp, người phụ nữ 58 tuổi bất ngờ phát hiện mắc thêm 2 loại ung thư rất hay gặp ở người Việt là vú và đại tràng.
Bệnh nhân nữ 58 tuổi (ở Tuyên Quang), có tiền sử bị tăng huyết áp đã điều trị nhiều năm. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ từ tháng 12/2018. Bác sĩ căn dặn bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn.
Đến tháng 9 năm nay, bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện khối u vú phải, kích thước 3×4cm, phân loại BIRADS 5. Bệnh nhân được chỉ định sinh thiết cho kết quả ung thư biểu mô xâm nhập và được chỉ định nhập viện Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) điều trị.
Video đang HOT
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được chỉ định nội soi tiêu hóa, tầm soát thêm bệnh lý đường tiêu hóa, kết quả nội soi tiêu hóa phát hiện thêm tổn thương tại đại tràng sigma. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bà bị ung thư biểu mô tuyến.
Bác sĩ khoa Ung bướu và Chăm sóc giảm nhẹ nhận định đây là trường hợp rất đặc biệt, cùng lúc mắc 3 bệnh ung thư: tuyến giáp, tuyến vú, đại tràng. Sau cuộc hội chẩn, bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ vú phải, vét hạch nách phải, cắt đoạn đại tràng sigma vét hạch của bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau 3 giờ đồng hồ.
Tới ngày 19/11, sau hậu phẫu hơn 10 ngày, bệnh nhân hồi phục sức khỏe, không gặp biến chứng nào. 2 tuần nữa, bệnh nhân sẽ trở lại bệnh viện điều trị hóa chất bổ trợ chu kì.
Các thầy thuốc cho biết hai yếu tố quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh ung thư là khả năng tầm soát phát hiện sớm và nhận thức dự phòng bệnh ung thư ở chính người bệnh. Ba loại ung thư bệnh nhân mắc phải gồm vú, tuyến giáp và đại tràng đều có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Bướu cổ nguy hiểm như thế nào?
Bệnh bướu cổ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Nhiều người lo lắng biếu cổ là bị ung thư, vô phương cứu chữa.
Ảnh minh hoạ
Về vấn đề này, BSCKI Lê Thanh Tuấn (Khoa Ngoại vú - Đầu Mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM) cho biết: Bướu cổ là tình trạng kích thước tuyến giáp tăng lên, sưng to bất thường do các tế bào tuyến giáp phát triển và sinh sản quá mức. Trong y khoa bướu cổ gọi là bướu giáp, được chia làm ba loại bao gồm bướu giáp lành tính (bướu đơn thuần), bướu giáp ác tính và bướu giáp do cường giáp. Bướu giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, nhất là người trên 40 tuổi. Cứ 8 phụ nữ có 1 người có vấn đề về tuyến giáp. Bướu cổ không có triệu chứng đến khi phát triển thành khối u trước cổ. Khối u thường không gây đau nhưng thường có các triệu chứng: khó nuốt, khó thở, ho khan, khàn giọng...
Đa phần bướu giáp lành tính, không phải ung thư. Người bệnh được theo dõi định kỳ. Nếu bướu lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chèn ép đường thở, nuốt, thần kinh... có thể phẫu thuật. Một số trường hợp bướu giáp ác tính (ung thư tuyến giáp), người bệnh phải phẫu thuật loại bỏ một thùy chứa ung thư tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp, hạch bạch huyết nếu có di căn.
Với bướu cổ ác tính ở giai đoạn sớm, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng. Người bệnh thường phát hiện bướu cổ khi khám sức khỏe định kỳ qua siêu âm, chụp CT, MRI vùng cổ vì bệnh khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bướu ác tính to lên nhanh chóng.
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nhằm chẩn đoán và đánh giá bệnh bao gồm: Xét nghiệm máu chức năng tuyến giáp: Đo nồng độ hormone tuyến giáp để đánh giá tuyến giáp hoạt động bình thường hay không. Xét nghiệm kháng thể: Tìm kiếm kháng thể (loại protein được sinh ra bởi các tế bào bạch cầu) được tạo ra khi mắc một số bệnh của tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp đơn giản và hiệu quả đánh giá các bất thường của tuyến giáp. Qua siêu âm, bác sĩ có thể biết được tính chất của bướu giáp để đánh giá khả năng lành hay ác của bướu. Trong trường hợp siêu âm nghi ngờ ung thư, người bệnh có thể thực hiện sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ giúp kiểm tra có hay không ung thư. Chụp CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) tuyến giáp: Sử dụng khi bướu giáp kích thước lớn hoặc lan xuống ngực nhằm đo kích thước và sự lan rộng của bướu cổ.
Ở giai đoạn muộn, khối u trở nên to và cứng, cố định trước cổ. Người bệnh ung thư tuyến giáp khi phát hiện không quá lo lắng vì có thể điều trị khỏi. Với người bị cường giáp sẽ được chữa khỏi bằng thuốc, i-ốt phóng xạ, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp này.
Loại bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn Ung thư tuyến giáp thể nhú có tiên lượng tốt nhất trong các loại ung thư. Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Sinh con sau điều trị ung thư Chị N.L.L. (sinh năm 1986, trú tại Hà Đông, Hà Nội) mắc ung thư tuyến giáp từ 5 năm trước. Trong...