Tử vong vì suy tim cao hơn nhiều loại ung thư
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%, cao hơn so với nhiều loại ung thư.
Suy tim đang là một gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và hệ thống y tế.
Báo cáo của Hội Tim mạch châu Á – Thái Bình Dương cho thấy trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2019, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng từ 23% lên 35%.
Châu Á chịu gánh nặng lớn về tử vong do bệnh tim mạch với khoảng 58% số ca tử vong trên toàn cầu. Trong đó, suy tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán suy tim là 50%. Con số này cao hơn so với nhiều loại ung thư.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, ước tính nước ta có hàng triệu người bị suy tim với chi phí điều trị rất lớn, tạo gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và hệ thống y tế.
Bác sĩ Vinh cho hay biểu hiện thường gặp của suy tim là khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, chóng mặt. Suy tim là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khiến tim không đủ khả năng để bơm máu hay cung cấp cho nhu cầu của cơ thể.
Bệnh nhân suy tim phải tuân thủ tái khám, sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Ảnh: GL.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, suy tim là một trong những bệnh mạn tính nặng thường gặp nhất, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh suy tim có thể bị phù phổi cấp, tổn thương đa cơ quan như gan thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc đột tử.
Mặc dù y khoa có nhiều phương pháp điều trị nhưng suy tim vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tái nhập viện cao. Chất lượng cuộc sống, tâm lý của người bệnh ảnh hưởng nặng nề.
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân chỉ tuân thủ điều trị trong thời gian đầu. Khi tình trạng sức khỏe ổn định, người bệnh có tâm lý chủ quan dẫn đến sai lầm như không uống thuốc đều đặn, không tái khám định kỳ, tự ý uống thuốc khác, không tuân thủ chế độ dinh dưỡng, vận động…
Hậu quả là tình trạng suy tim diễn tiến nặng phải nhập viện. Mỗi lần nhập viện vì cơn suy tim cấp, bệnh nhân lại tăng thêm nguy cơ tử vong. Do đó, người bệnh cần phối hợp 3 yếu tố: sử dụng thuốc đều đặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi có chương trình chăm sóc hợp lý, người bệnh suy tim có thể kiểm soát bệnh tốt, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ nhập viện lại và kéo dài tuổi thọ.
Căn bệnh khiến nhiều người Việt tử vong cao gần gấp đôi ung thư
Mỗi năm, hơn 200.000 người Việt tử vong vì bệnh lý tim mạch, gần gấp đôi bệnh ung thư. Trong khi đó, kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ.
Số người Việt tử vong vì tim mạch cao hơn ung thư
Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2022, bệnh tim mạch trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Mỗi năm, bệnh lý này cướp đi 19,5 triệu sinh mạng, chiếm khoảng 1/3 tử vong do mọi nguyên nhân.
Việt Nam không nằm ngoài tình trạng này. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm (khoảng 115.000 người).
Đo huyết áp cho bệnh nhân tại Viện Tim mạch Quốc gia. Ảnh: Võ Thu
Chia sẻ tại buổi họp báo trước khi diễn ra Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27, do Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức sáng 2/11, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch thường trực của hội, đánh giá Việt Nam đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến về bệnh lý tim mạch tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Thậm chí trong can thiệp tim bẩm sinh, thầy thuốc Việt Nam được mời đi nhiều quốc gia để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật.
Theo Giáo sư Việt, trước đây, nhiều bệnh nhân tim mạch nước ta phải ra nước ngoài chữa bệnh, nay người dân đã có cơ hội tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến ngay tại chỗ mà không còn phải ra nước ngoài.
"Tỷ lệ bệnh nhân tim mạch phải ra nước ngoài gần như không có, rất ít", Giáo sư Việt khẳng định.
Lấy ví dụ, trước đây nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim phải ra nước ngoài điều trị với chi phí cao, nhưng đầu tuần qua, Viện Tim mạch Việt Nam trở thành cơ sở đầu tiên ở nước ta điều trị thành công ca bệnh rung nhĩ phức tạp bằng công nghệ rất mới là bóng áp lạnh.
Kỹ thuật này nhằm ngăn ngừa cơn rối loạn nhịp tái phát và vãn hồi chức năng tim bị suy giảm, giúp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt bình thường trở lại.
Vì sao tỷ lệ bệnh nhân mắc và tử vong vì bệnh tim mạch cao?
Lý giải nguyên nhân, vị chuyên gia cho hay kiến thức chung để chủ động phòng chống bệnh tim mạch của đa số người dân còn thiếu, chưa hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì, không chủ động điều chỉnh lối sống (ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện). Việc khám sức khỏe định kỳ cũng chưa được chú ý.
Ngoài ra, khi tuổi thọ bình quân tăng lên, số người cao tuổi tăng lên, các bệnh lý tim mạch (nhất là bệnh lý xơ vữa) cũng tăng lên, đó là thách thức cho ngành Tim mạch Việt Nam.
Bổ sung ý kiến, GS.TS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, cho rằng bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống, ngày nay đô thị hóa trong xã hội phát triển nhanh, các yếu tố môi trường như bụi, tiếng ồn, stress hay hậu Covid-19 cũng được tính là yếu tố nguy cơ mới xuất hiện ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 diễn ra từ ngày 2 - 5/11 với chủ đề Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội. Hơn 2.000 đại biểu trong, ngoài nước, trong đó có 300 chuyên gia tim mạch hàng đầu ASEAN và thế giới, tham dự và báo cáo.
Đại hội có hơn 80 phiên khoa học, dành riêng một chuyên đề về ứng dụng AI, tiềm năng trong tim mạch. Theo Giáo sư Minh, hướng mới mà Hội Tim mạch Việt Nam nhắm đến, đó là phát triển các bảng kiểm đánh giá nguy cơ tim mạch. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong chưa đầy 5 phút, người dùng có thể tự đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch thấp - trung bình - cao trong 5-10 năm tới, từ đó hướng đến sự tư vấn của các thầy thuốc tim mạch.
Bên cạnh đó, Giáo sư Minh cho biết các tiến bộ Hội Tim mạch Việt Nam đang nhắm đến trong tương lai là cần trao đổi chuyên gia về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo ra sao để xử lý các phương tiện chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tim mạch. "Câu hỏi đặt ra là trí tuệ nhân tạo có thay thế được thầy thuốc trong siêu âm tim mạch, đọc kết quả hay không... Ngoài ra, chúng ta cũng có hạn chế trong việc dùng robot, kỹ thuật số", Giáo sư Minh thẳng thắn.
Cứu sống thầy giáo vùng cao nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" Thầy giáo 38 tuổi ở Sơn La được đưa xuống cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y trong tình trạng rất nguy kịch sau 2 ngày sốt do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei - vi khuẩn ăn thịt người, nguy cơ tử vong lên tới gần 100%. Nam bệnh nhân 38 tuổi là thầy giáo ở một trường tiểu học vùng cao...