Cách đơn giản bệnh nhân ung thư vú có thể làm để cứu mạng mình
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa của Hiệp hội Y khoa Mỹ JAMA Network Open, đã phát hiện ra rằng chỉ 15 phút tập thể dục mỗi tuần làm giảm tới 60% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú, theo tờ Daily Mail.
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới.
Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng những phụ nữ hoạt động thể chất thường xuyên trước khi phát bệnh ung thư và sau khi điều trị thì ít có khả năng bị ung thư tái phát hoặc tử vong hơn.
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu gần đây nhất của Trung tâm Y tế Kaiser Permanente Southern California (Mỹ) đã cho thấy hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
Tuy nhiên, tác dụng của tập thể dục sau khi phát bệnh ung thư vú vẫn còn gây tranh cãi. Và khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư còn chưa được nghiên cứu nhiều.
Và các nhà nghiên cứu này đã tiến hành thêm nghiên cứu mới nhằm đánh giá tác động của việc tập thể dục đối với nguy cơ tử vong ở những người sống sót sau ung thư vú.
Nghiên cứu đã xem xét 315 người sống sót sau ung thư vú sau mãn kinh, những bệnh nhân đã phát bệnh ít nhất 2 năm trước đó, với độ tuổi trung bình là 71.
Video đang HOT
Mỗi tuần chỉ cần tập thể dục liên tục trong ít nhất 15 phút ở cường độ vừa phải là đã giảm được 60% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư vú. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện các cuộc phỏng vấn lần đầu từ năm 2013 đến năm 2015 và được theo dõi cho đến nghiên cứu kết thúc vào tháng 4.2022.
Câu hỏi tập trung về việc tập thể dục liên tục trong ít nhất 15 phút mỗi tuần.
Kết quả cho thấy mỗi tuần chỉ cần tập thể dục liên tục trong ít nhất 15 phút ở cường độ vừa phải là đã giảm được 60% nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân này, theo Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu hiện đang kêu gọi đưa việc tập thể dục vào các kế hoạch chăm sóc vì ngay cả hoạt động vừa phải cũng có thể rất quan trọng để kéo dài thời gian sống sót.
Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú chị em có thể chủ động phòng tránh
Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú là gì?
Theo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nguy cơ chính là tuổi người phụ nữ. Hầu hết các bệnh ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.
Một số phụ nữ sẽ bị ung thư vú ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác mà họ biết. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là sẽ mắc bệnh, và không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có tác động như nhau. Hầu hết phụ nữ có một số yếu tố nguy cơ, nhưng hầu hết phụ nữ không bị ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, phòng tránh
- Không hoạt động thể chất: Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh: Phụ nữ lớn tuổi thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
- Uống nội tiết tố: Một số hình thức liệu pháp thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi thực hiện hơn 5 năm.
- Tiền sử sinh sản: Mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú và chưa từng mang thai đủ tháng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Uống rượu: Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ ung thư vú của phụ nữ tăng lên khi có thói quen uống nhiều rượu.
- Nghiên cứu cho thấy rằng, các yếu tố khác như hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư. Bên cạnh đó, thay đổi các hormone do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
- Tuổi: Nguy cơ ung thư vú tăng lên theo tuổi; hầu hết ung thư vú được chẩn đoán sau 50 tuổi.
- Đột biến gen: Thay đổi di truyền (đột biến) đối với một số gen nhất định, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2. Những phụ nữ được thừa hưởng những thay đổi di truyền này có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn.
- Tiền sử kinh nguyệt: Kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi .
- Bộ ngực dày: Vú dày đặc có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ, đôi khi có thể khiến bạn khó nhìn thấy khối u trên chụp quang tuyến vú. Phụ nữ có bộ ngực dày dễ bị ung thư vú.
- Tiền sử cá nhân bị ung thư vú hoặc một số bệnh vú không phải ung thư: Phụ nữ đã từng bị ung thư vú có nhiều khả năng bị ung thư vú lần thứ hai. Một số bệnh vú không phải ung thư như tăng sản không điển hình hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ cao hơn nếu có mẹ, chị gái hoặc con gái (người thân cấp một) hoặc nhiều thành viên trong gia đình bên mẹ hoặc bên cha bị ung thư vú. Có người thân nam giới cấp độ một bị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ.
- Điều trị trước đây bằng cách sử dụng xạ trị: Những phụ nữ được xạ trị vào ngực (như điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước 30 tuổi có nguy cơ cao bị ung thư vú sau này trong cuộc đời.
Dấu hiệu nào có thể phát hiện sớm bảy loại ung thư thường gặp? Theo các bác sĩ, ung thư hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám kịp thời. Bệnh viện K mới đây đã hướng dẫn dấu hiệu cảnh báo sớm này. Dấu hiệu nhận biết bảy loại ung thư phổ...