Canada sơ tán khẩn gần 20.000 dân vì thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất
Lực lượng cứu hộ Canada đang dồn sức ngăn chặn tình trạng cháy rừng lan đến thành phố phía Bắc Yellowknife, nơi gần 20.000 cư dân được sơ tán khẩn cấp bằng ô tô và máy bay trong thảm họa cháy rừng tồi tệ nhất nước này.
Theo Reuters, máy bay thả bom nước đã được huy động đến khu vực Yellowknife, thủ phủ của vùng lãnh thổ Tây Bắc của Canada, khi khói dày đặc bao phủ khu vực, còn tình trạng cháy rừng chỉ cách thành phố 15 km về phía Tây Bắc và có thể lan đến vùng ngoại ô vào cuối tuần nếu không có mưa.
“Những ngày rất khó khăn phía trước với hai ngày gió Tây Bắc đến Tây-Tây Bắc sẽ khiến lửa cháy lan về phía Yellowknife”, dịch vụ cứu hỏa khu vực cho biết trong một tuyên bố trên Facebook hôm 17/8 (giờ địa phương).
Người dân Canada xếp hàng chờ sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cháy cao. Ảnh: Reuters
Ở Yellowknife, hàng trăm người dân đã xếp hàng bên ngoài một trường trung học địa phương chờ sơ tán bằng máy bay tới tỉnh Alberta lân cận, do khả năng sơ tán bằng đường bộ trở nên khó khăn hơn vì ảnh hưởng của các đám cháy.
Video đang HOT
Thành phố Yellowkife đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 16/8 và yêu cầu có sự hỗ trợ từ chính quyền liên bang do các đám cháy rừng bất ngờ bùng phát dữ dội.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 17/8 (giờ địa phương) đã triệu tập họp nhóm ứng phó sự cố quốc gia để thảo luận về các vụ cháy. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Bill Blair cho biết, chính phủ đang theo dõi chặt chẽ các nỗ lực sơ tán và sẵn sàng nhanh chóng vận chuyển cư dân bằng máy bay nếu các tuyến đường bộ bị cắt.
Khói từ các đám cháy rừng bao phủ vùng lãnh thổ Tây Bắc của Canada. Ảnh: Reuters
Trên thực tế, đây là mùa cháy rừng tồi tệ nhất ở Canada với hơn 1000 đám cháy đang bùng phát trên cả nước, trong đó có 265 đám cháy ở vùng lãnh thổ Tây Bắc. Các chuyên gia cho rằng, biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tình trạng này, đặc biệt là hạn hán bất thường tại phần lớn lãnh thổ Canada.
Chính phủ Canada ước tính khoảng 65% dân số của vùng lãnh thổ Tây Bắc sẽ được sơ tán nhưng hạn chế hoạt động và di chuyển bằng đường bộ từ Yellowknife đến tỉnh Alberta ở phía Nam.
Trong một nỗ lực ngăn chặn cháy lan, Thị trưởng Yellowknife Rebecca Alty cho biết, các đội đặc biệt buộc phải chặt cây gần thành phố, đồng thời lên kế hoạch sử dụng chất chống cháy và duy trì hệ thống phun nước để hạn chế thiệt hại do cháy rừng rây ra.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, dịch vụ cứu hỏa vùng lãnh thổ Tây Bắc cũng cho biết, một đám cháy bùng phát đe dọa Hay River, cộng đồng khoảng 3.000 người ở gần hồ Great Slave, đã được dập tắt trong đêm.
Cho đến nay, khoảng 134.000 km2 trên khắp Canada đã bị giặc lửa tàn phá, gấp hơn sáu lần mức trung bình trong 10 năm qua. Gần 200.000 người trên khắp cả nước đã buộc phải sơ tán. Tình trạng cháy rừng quy mô lớn đang đặt áp lực lên lực lượng cứu hộ Canada, nhất là khi gió mạnh khiến lửa bùng cháy dữ dội hơn.
Còi cảnh báo thảm họa không hoạt động, chính quyền Hawaii nói gì?
Người đứng đầu cơ quan ứng phó khẩn cấp tại Maui, bang Hawaii (Mỹ) mới đây đã lên tiếng bảo vệ quyết định "không hú còi báo động" trong trận cháy rừng thảm khốc vừa qua.
Khung cảnh hoang tàn sau thảm họa cháy rừng. Ảnh AP.
Herman Andaya, người đứng đầu Cơ quan quản lý khẩn cấp Hạt Maui, ngày 16/8 (giờ địa phương) cho biết còi báo động ở Hawaii được sử dụng để cảnh báo người dân về sóng thần, chính vì vậy, nếu phát báo động qua hệ thống này trong vụ cháy có thể khiến người dân hiểu nhầm và sơ tán về nơi ngọn lửa đang hoành hành.
Đám cháy bùng phát hôm 8/8, lan xuống chân núi lửa, quét qua thị trấn nghỉ dưỡng nổi tiếng Lahaina, giết chết ít nhất 110 người, phá hủy hoặc làm hư hại khoảng 2.200 tòa nhà.
"Người dân đã có kinh nghiệm với việc tìm kiếm vùng đất cao hơn trong trường hợp còi báo động vang lên. Nếu chúng tôi bấm còi vào đêm hôm đó, chúng tôi sợ rằng mọi người sẽ chạy đến mauka (lên sườn núi) và nếu đúng như vậy thì họ đã lao vào lửa rồi", ông Andaya nhấn mạnh trong một cuộc họp báo ngày 16/8.
Thay vào đó, Maui có hai hệ thống cảnh báo khác nhau, một hệ thống gửi tin nhắn văn bản đến điện thoại và một hệ thống khác phát tin nhắn khẩn cấp trên truyền hình và đài phát thanh, ông Andaya nói thêm. Còi báo động chủ yếu được đặt ở bờ biển nên chúng sẽ vô dụng đối với những người ở vùng cao hơn.
Thống đốc Hawaii Josh Green cũng bảo vệ quyết định không hú còi báo động. Ông Green đã ra yêu cầu tổng chưởng lý tiểu bang tiến hành đánh giá toàn diện về các phản ứng khẩn cấp của chính quyền địa phương, khẳng định đây "không phải là một cuộc điều tra hình sự". "Điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm vào thời điểm này là học cách bảo vệ bản thân an toàn hơn trong tương lai", ông Green nhấn mạnh
Mỹ cảnh báo nhiễm độc hóa chất sau thảm họa cháy rừng Hawaii Theo các quan chức y tế Mỹ, thảm họa cháy rừng ở đảo Maui thuộc bang Hawaii đã khiến nguồn nước và đất đai tại đó bị nhiễm độc nghiêm trọng. Tờ Bưu điện New York dẫn lời các quan chức y tế bang Hawaii hôm 15/8 cho biết, tro bụi từ hàng nghìn ngôi nhà bị thiêu rụi trong thảm họa cháy...