Giới chức Maui giải thích lý do không bật còi báo động trong thảm hoạ cháy rừng
Khi được hỏi về việc vì sao không có còi cảnh báo người dân khi các vụ cháy rừng xảy ra khiến nhiều người thiệt mạng, người đứng đầu Cơ quan Xử lý Khẩn cấp Maui (MEMA) Herman Andaya cho biết còi báo động ở phía Tây Maui được sử dụng chủ yếu trước thảm hoạ sóng thần.
Cảnh đổ nát sau thảm họa cháy rừng tại thị trấn Lahaina, đảo Maui, Hawaii, Mỹ, ngày 14/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài NBC, người đứng đầu MEMA hạt Maui ngày 16/8 đã lên tiếng bảo vệ quyết định không bật hệ thống còi báo động trong thảm hoạ cháy rừng xảy ra tại thị trấn du lịch Lahaina, bang Hawaii vào tuần trước. Các đám cháy đã cướp đi sinh mạng của 111 người và phá huỷ nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo liệu ông có hối hận vì đã không kích hoạt hệ thống còi báo động hay không, Giám đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quận Maui Herman Andaya trả lời: “Tôi không”.
Theo ông Andaya, hệ thống còi báo động nằm ở ven biển, chủ yếu được sử dụng để cảnh báo sóng thần.
Video đang HOT
“Người dân được hướng dẫn sẽ đi lên phía vùng đất cao hơn trong trường hợp còi báo động vang lên. Nếu chúng tôi bật còi vào đêm hôm đó, chúng tôi sợ rằng mọi người sẽ lên phía sườn núi. Và nếu đúng như vậy, thì họ đã lao đầu vào lửa rồi”, vị quan chức nhấn mạnh.
Theo danh sách thử nghiệm Hệ thống Còi báo động Cảnh báo Ngoài trời Toàn Tiểu bang đăng trên trang web của hạt Maui, cháy rừng là một trong những mối nguy hiểm mà chúng có thể được sử dụng, cũng như các cơn bão và núi lửa phun trào.
Đối với thảm hoạ cháy rừng vừa qua, MEMA đã triển khai 2 hệ thống cảnh báo khác, bao gồm Cảnh báo Khẩn cấp Không dây và Hệ thống Cảnh báo Khẩn cấp. Những hệ thống này gửi tin nhắn văn bản đến điện thoại, cũng như tin nhắn qua truyền hình và đài phát thanh.
Tuy nhiên, người dân ở phía Tây Maui cho biết họ gặp cảnh mất điện trước khi ngọn lửa bùng phát. Vào thời điểm đó, gió giật với tốc độ gần 100 km/h vào và các đường dây điện đã bị phá hủy.
“Họ không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cho chúng tôi. Không có gì hết, không có còi báo động” Lisa Panis, một người dân sống tại Lahaina, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tuần trước.
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của vụ cháy rừng vẫn chưa được xác định. Các quan chức cho biết ngọn lửa tàn phá Lahaina là một trong ba ngọn lửa bùng phát trên đảo vào ngày 8/8.
Tổng chưởng lý bang Hawaii Anne Lopez cho biết văn phòng của bà sẽ tiến hành “đánh giá toàn diện các chính sách ra quyết định” trước và trong các vụ cháy rừng.
Thảm họa cháy rừng ở Hawaii: Nhà chức trách điều tra về cách thức ứng phó với cháy rừng
Ngày 11/8, Tổng chưởng lý bang Hawaii Anne Lopez cho biết chính quyền đang mở cuộc điều tra về cách thức xử lý các vụ cháy rừng kinh hoàng xảy ra ở bang này khi ngày càng có nhiều chỉ trích về cách ứng phó của chính quyền.
Hiện số người thiệt mạng do cháy rừng tại đây đã tăng lên 80 người và 1.418 người vẫn đang phải tạm trú tại các nơi trú ẩn khẩn cấp.
Nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi trong thảm họa cháy rừng tại đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ, ngày 10/8/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Anne Lopez đưa ra thông báo này và cập nhật con số thương vong khi những người dân đầu tiên được phép quay trở lại thị trấn Lahaina, nhưng hầu hết nhà của họ đã bị thiêu trụi.
Bà cho biết thêm văn phòng của bà sẽ xem xét các cách thức ứng phó được đưa ra trước và trong các vụ cháy rừng xảy ra ở Hawaii và sẽ thông báo kết quả cho công chúng.
Ít nhất 3 đám cháy lớn bùng phát cuối ngày 8/8 ở bờ biển phía Tây đảo Maui thuộc bang Hawaii và nhanh chóng lan rộng, bao trùm thị trấn ven biển Lahaina. Ba ngày sau thảm họa, hiện vẫn chưa rõ người dân ở đây có nhận được bất cứ cảnh báo nào trước khi ngọn lửa lan vào các ngôi nhà của họ. Hệ thống còi báo động dường như đã không được kích hoạt trong thảm họa cháy rừng lần này. Nhiều người sống sót ở Lahaina nói rằng họ không nghe thấy bất kỳ tiếng còi cảnh báo nào và chỉ nhận ra mình đang gặp nguy hiểm khi nhìn thấy khói bốc lên và nghe thấy các tiếng nổ gần đó.
Cơ quan quản lý thảm họa ở Hawaii cho biết thời điểm đó, các cảnh báo khẩn cấp đã được gửi qua điện thoại di động, ti vi và đài phát thanh. Tuy nhiên, không rõ liệu những cảnh báo đó có kịp thời đến được với người dân hay không, bởi ngay lúc đó, tình trạng mất điện và mất sóng di động trên diện rộng đã cắt đứt hầu hết liên lạc ở bên trong Lahaina.
Đây là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra ở Hawaii kể từ năm 1960. Vào thời điểm đó, một trận sóng thần đã cướp đi sinh mạng của 61 người. Thành phố Lahaina là một trong những điểm thu hút du lịch của đảo Maui, với 2 triệu du khách/năm, tương đương khoảng 80% du khách đến đảo.
Hiện chưa xác định được nguyên nhân cháy rừng ở Maui, song Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cho rằng thảm thực vật khô, gió mạnh và độ ẩm thấp đã gây ra cháy rừng. Theo ông Thomas Smith, giáo sư địa lý môi trường tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, cháy rừng xảy ra hằng năm ở Hawaii, nhưng đám cháy năm nay bùng phát nhanh và lớn hơn bình thường.
Mỹ hứng thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong hơn 100 năm Số người chết trong vụ cháy rừng ở Hawaii đã tăng đến mức khiến vụ này trở thành thảm họa thiên nhiên gây chết người nhiều nhất ở Mỹ trong hơn 100 năm. Số người chết có thể còn tăng Tính đến hôm qua (13.8) đã có ít nhất 93 người chết và hàng trăm người còn mất tích trong trận cháy rừng...