Toàn cảnh thảm họa cháy rừng san phẳng cả thị trấn ở Hawaii, Mỹ
Vụ cháy rừng thảm khốc ở quần đảo Hawaii của Mỹ đã giết chết ít nhất 67 người, đốt cháy các tòa nhà và thiêu rụi một thị trấn cổ.
Những ngôi nhà và công trình nằm sát bờ biển bị thiêu rụi. Ảnh: AFP
Các vụ cháy rừng bùng phát trên đảo Maui của Hawaii đã khiến hàng nghìn người phải sơ tán và biến phần lớn thị trấn Lahaina sôi động, có tuổi đời hàng thế kỷ thành tro bụi.
Người dân ở đây vừa mới bắt đầu kiểm tra mức độ tàn phá của ngọn lửa, trong khi các đội cứu hỏa tiếp tục làm việc để khống chế một trong những vụ cháy rừng kinh hoàng nhất trong những năm gần đây. Thống đốc Hawaii Josh Green đã mô tả đám cháy là có thể là thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử bang. Ông nói: “Những gì chúng ta đã chứng kiến thật là thảm khốc”.
Mọi người đang tìm kiếm những người thân mất tích, vì phần lớn hòn đảo vẫn chưa có sóng điện thoại di động và điện. Các quan chức cảnh báo việc phục hồi sau các đám cháy sẽ mất nhiều thời gian.
Đám cháy bắt đầu khi nào và như thế nào?
Nhà thờ Waiola và chùa Hongwanji cùng bị lửa nhấn chìm. Ảnh: AP
Các đám cháy rừng hồi đầu tuần này ở Maui bùng phát do gió khô thổi mạnh và nhanh chóng lan sang các khu dân cư. Tốc độ và sức mạnh của ngọn lửa khiến các quan chức địa phương bất ngờ. Thống đốc Green cho biết: “Chúng tôi chưa từng trải qua trận cháy rừng nào gây ảnh hưởng mạnh đến một thành phố như thế này trước đây”.
Nhiệt độ toàn cầu tăng cao và hạn hán đã góp phần biến các khu vực của Hawaii thành một chiếc hộp đánh lửa tạo nên một trong những đám cháy nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ. Những điều kiện này trở nên tồi tệ hơn do gió mạnh từ một cơn bão gần đó.
Video đang HOT
Các đám cháy lan rộng thế nào?
Những đám cháy lớn đầu tiên dường như đã bắt đầu ngay sau nửa đêm 8/8. Ngọn lửa bùng lên và đến sáng hôm sau đã lan sang thị trấn cổ Lahaina.
Một con tàu bị thiêu rụi ở vùng biển phía trước thị trấn Lahaina. Ảnh: Reuters
Những cơn gió lớn do Bão Dora hình thành trên Thái Bình Dương đã giúp đám cháy lan qua vùng ven biển Lahaina với tốc độ đáng báo động. Ngọn lửa lan nhanh đến nỗi một số cư dân phải nhảy xuống biển để thoát thân. Cảnh sát biển đã giải cứu hơn chục người trên mặt biển.
Đến sáng 9/8, thị trấn lịch sử này về cơ bản đã bị san phẳng. Các vụ cháy khác ở Kula và trên đường Pulehu ở thung lũng trung tâm bùng phát vào chiều 8/8.
Cảnh tượng tựa như bãi phế liệu ở Lahaina sau khi lửa thiêu rụi tất cả. Ảnh: AP
Những thiệt hại ban đầu
Số nạn nhân thiệt mạng được xác định là 67 người vào tối 11/8, nhưng con số đó có thể còn tăng lên. Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới chỉ thống kê được số thi thể được tìm thấy ngay bên ngoài. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu người vẫn mắc kẹt bên trong nhà.
Các đội tìm kiếm và cứu hộ từ California đang tham gia nỗ lực tìm kiếm những người sống sót và xác định danh tính những người thiệt mạng.
Nỗ lực chữa cháy vẫn tiếp diễn
Trực thăng của vệ binh quốc gia phun nước chữa cháy từ trên cao. Ảnh: Shutterstock
Vệ binh quốc gia và các đội cứu hộ khác đã tới để hỗ trợ các nhân viên chữa cháy ít ỏi của Maui. Hòn đảo này chỉ có khoảng 65 lính cứu hỏa làm việc cùng một lúc và 13 xe cứu hỏa sử dụng trong đô thị, thay vì trên địa hình phức tạp hoặc vùng đất hoang dã.
Ông Bobby Lee, Chủ tịch Hiệp hội Lính cứu hỏa Hawaii cho biết: “Về cơ bản, bạn đang cố gắng dập một ngọn đuốc”.
Các đội cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với nhiều đám cháy, trên khắp Maui cũng như trên đảo Hawaii, tại các khu vực và hệ sinh thái mà trước đây chưa từng đối mặt với các mối đe dọa cháy rừng nghiêm trọng. Giới chuyên gia nói rằng mặc dù các đám cháy trên do nhiều yếu tố gây ra, nhưng không thể phủ nhận cuộc khủng hoảng khí hậu đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Thị trấn cổ bị san phẳng
Hình ảnh thị trấn cổ Lahaina trước và sau khi bị hỏa hoạn tấn công. Ảnh: Planet Labs
Lahaina, được thành lập vào những năm 1700 và từng là thủ đô của Vương quốc Hawaii, gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Những con đường rợp bóng cây với các phòng trưng bày nghệ thuật và cửa hàng nổi tiếng đã bị thiêu rụi. Các quan chức cho biết ít nhất 1.700 công trình, bao gồm nhà cửa, trường học và nơi thờ cúng đã bị phá hủy hoặc hư hại.
Tòa nhà cổ nhất ở Maui, Bảo tàng Baldwin Home, đã bị hỏa hoạn san bằng. Cây đa 150 tuổi ở đây đã cháy xém, mặc dù nó vẫn đứng vững. Nhà thờ Waiola – được coi là nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên ở Maui – và ngôi chùa Phật giáo Hongwanji Shin 90 tuổi cũng đã bị phá hủy.
Hai cư dân tìm kiếm trong đống đổ nát, nơi từng là ngôi nhà của họ. Ảnh: Getty Images
Hoạt động phục hồi
Hoạt động phục hồi thiệt hại sau cháy rừng hầu như chưa diễn ra. Mặc dù hàng nghìn khách du lịch đang được sơ tán khỏi hòn đảo, nhưng hàng nghìn người dân địa phương vẫn cần nhà ở. Tại các nơi trú ẩn, cư dân đã lập danh sách viết tay những người mất tích.
Với nhiều khu vực trên đảo không có sóng điện thoại và không thể tiếp cận do hỏa hoạn, con số thực sự về người thiệt mạng và người mất tích vẫn chưa rõ ràng.
Hệ thống cảnh báo thảm họa ở Maui không hoạt động, 80 người chết oan?
Số người chết trong các vụ cháy rừng ở Maui (Hawaii, Mỹ) đã tăng lên 80, tuy nhiên, con số này có thể tiếp tục tăng khi các đội tìm kiếm với chó nghiệp vụ đang làm việc xuyên ngày đêm để tìm kiếm các thi thể.
Những chiếc xe bị ngọn lửa thiêu cháy bên cạnh bờ biển Maui. Ảnh AP.
Theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA), chi phí để xây dựng lại thị trấn nghỉ dưỡng lịch sử Lahaina trên đảo Maui ước tính khoảng 5,5 tỷ USD. Ngọn lửa dữ và lan nhanh thiêu rụi hơn 1.000 tòa nhà và san bằng gần như toàn bộ thị trấn.
Giới chức Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các hệ thống báo động khẩn cấp của bang Hawaii sau khi có thông tin cho biết một số khu dân cư không hề có báo động. Nhiều người vì quá bất ngờ khi thảm họa ập đến, đã phải nhảy xuống biển để tránh ngọn lửa.
Còi báo động được lắp đặt khắp đảo Maui nhằm cảnh báo về các thảm họa thiên nhiên sắp xảy ra, tuy nhiên, hệ thống này đã không vang lên. Ngoài ra, tình trạng mất điện và mạng di động trên diện rộng đã cản trở các hình thức cảnh báo khác.
Tổng chưởng lý của bang Hawaii, Anne Lopez cho biết, đã tiến hành điều tra về việc ra quyết định ứng phó thảm họa của chính quyền địa phương cả trước và trong khi xảy ra vụ cháy, trong khi Thống đốc Josh Green khẳng định, ông đã chấp thuận tiến hành điều tra về nỗ lực ứng phó thảm họa.
Vụ cháy bùng lên hôm 8/8 trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Hawaii, vượt qua trận sóng thần năm 1961 giết chết 61 người, một năm sau khi Hawaii trở thành một tiểu bang của Mỹ
Số người thiệt mạng vì cháy rừng tại Hawaii tăng mạnh Số người thiệt mạng vì cháy rừng tại đảo Maui thuộc bang Hawaii của Mỹ đã tăng lên thành 53 trong khi hàng chục ngàn người đã và sắp được sơ tán. Chính quyền hạt Maui của bang Hawaii ngày 10.8 thông báo ít nhất 53 người thiệt mạng do đám cháy rừng Lahaina trên đảo, tăng thêm 17 người so với trước...