Cách làm vịt nấu lá giang chua chua béo béo cả nhà đều thích
Thời xưa thịt vịt nấu lá giang là được coi là đặc sản của các miền Trung nhưng ngày nay bởi các hương vị thơm ngon hấp dẫn người ăn nên nó được chế biến rộng khắp ba miền và được mọi người chào đón lồng nhiệt.
Hương vị vô cùng đặc biệt dễ ăn nhất làm thành mát trong những ngày nóng làm cho món ăn càng trở lên hấp dẫn hơn.
Bài viết sau hutu.vn xin giới thiệu với các bạn cách làm vịt nấu lá giang chuẩn công thức cổ truyền của người miền trung. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị béo mà không ngậy không tanh của thịt vịt, vị chua thanh mát của lá giang, vị cay vừa của ớt vô cùng cuốn hút chỉ trong một món ăn.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu khoảng 4 người ăn.
Nguyên liệu chính để làm Vịt nấu lá giang tất nhiên là thịt vịt và lá giang. Vịt khoảng 1 con 1,5 kg là vừa ăn không già quá cũng không non quá mới đạt được độ ngon cần thiết không bị tanh và bị dai khi chế biến. Lá giang khoảng 100 gram chọn lá tươi vừa hái là ngon nhất tránh dùng lá bị khô ăn mất ngon. Nếu muốn có nhiều vị chua hơn thì bạn dùng lá già nhiều hơn lá non sẽ đạt được hiệu quả cao.
Nguyên liệu làm vịt nấu lá giang
Các loại nguyên liệu phụ khác thông thường hay nấu trong các món canh chua như: Dứa khoảng 1 trái, khế 1 quả, ngò gai 50 gram, sả 4 nhánh. Ớt đỏ giúp cho món canh cay cay ăn ngon miệng hấp dẫn hơn khoảng 3 trái tuỳ loại cay vừa hay cay nhiều.
Các nguyên liệu thông thường trong bếp ăn nhà bạn như hành tiêu tỏi ớt và các loại gia vị như mắm muối mì chính bột canh hạt nêm, đường và dầu ăn … cần chuẩn bị đủ giúp cho hoàn thiện mùi vị trong quá trình chế biến.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Lá giang rửa sạch nhặt loại bỏ những phần không ăn được, có thể ngâm sơ qua nước muối để lá sạch hoàn toàn và rửa lại 1 lần nữa bằng nước thật sạch. Dứa và khế mua loại gọt sẵn về nhà rửa sạch thái lát vừa ăn và để ra rổ chờ chế biến. Ngò gai hành lá cũng rửa sạch loại bỏ phần không ăn được và thái khúc. Tỏi băm, Sả, ớt rửa sạch loại bỏ phần không ăn được sau đó băm nhỏ chờ chế biến.
Vịt mua về rửa sạch bằng nước muối hoặc sát muối kỹ từ trong ra ngoài 1 là loại bỏ chất bẩn, 2 là loại bỏ thêm mùi tanh giúp thịt thơm ngon hơn. Nên mua vịt còn sống ngoài chợ và nhờ người bán làm thịt trực tiếp đợi chờ và lấy thịt sau khi làm xong. Kinh nghiệm khi chọn vịt sống là con vịt có lông mượt và đủ lông. Khi bắt vịt lên thấy phần ức tròn chắc tay và nhiều thịt nên chọn vịt có da cổ, da bụng dày ăn sẽ ngon hơn.
Cách làm vịt nấu lá giang chua chua béo béo cả nhà đều thích
Nếu không có thời gian bạn có thể lựa chọn vịt làm sẵn tuy chất lượng không đảm bảo bằng vịt sống. Vịt này phải chọn vịt vừa mới mổ. Nhìn da còn tươi màu sắc đều màu tự nhiên, khi dùng tay ấn vào thì thấy thịt đàn hồi tự nhiên và ngửi sơ thì không thấy có mùi lạ. Cũng rờ ức để chọn được con vịt có nhiều thịt hơn.
Nếu cẩn thận hơn và đúng quy trình để thịt không hôi chúng tôi xin bật mí cho bạn dùng muối, gừng đập dập cộng thêm và rượu trắng chà xát toàn thân để khoảng 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cũng có thể muối cộng thêm giấm hoặc chanh thoa đều để làm sạch và giảm mùi hôi.
Thịt vịt sau khi rửa sạch thì chặt miếng vừa ăn sau đó chuyển sang công đoạn ướp ngay để thịt vịt ngấm đều gia vị. Dùng tỏi băm, hạt nêm, một chút mắm, 1 chút dầu ăn, hạt tiêu say và ớt băm nhỏ để ướp thịt vịt.
Bước 3: Chế biến thịt vịt
Sau khi ướp được khoảng 5 tới 10 phút là bạn có thể chuẩn bị sang công đoạn tiếp theo. Đưa chào nên bếp cho thêm chút dầu ăn để phi phần tỏi băm đã chuẩn bị sẵn công thêm chút sả và ớt để các nguyên liệu thơm bắt mũi bạn. Tiếp tục cho thịt vịt vào xào với lửa vừa đến khi thịt săn lại. Trong quá trình này bạn cho luôn dứa vào để xào cùng. Nhớ cho sau 1 chút vì dứa chín nhanh hơn vịt nhiều.
Xào xơ săn thịt vịt cho món thịt vịt nấu lá giang
Sau khi xào săn thì thả thịt vịt vào nồi nước nóng đã chuẩn bị sẵn sau đó đưa lên bếp đun trên lửa lớn. Tiếp đến sau khi nước sôi bạn cho phần lá giang đã chuẩn bị ở trên vào nồi và đợi sôi 1 chút và thực hiện nêm nếm gia vị ngay.
Ở bước chế biến lá giang phía trên bạn có thể bóp cho lá giang giập lát thì sẽ nhanh chua và chua nhiều hơn còn không thì cũng không cần bạn chỉ cần nấu kỹ 1 chút là được. Phần dứa nếu bạn muốn không bị chín quá và món canh đẹp mắt hơn thì trong quá trình cho vịt vào bớt phần dứa lại để cho vào sau.
Nêm nếm vừa ăn cuối cùng là cho phần sả đập dập, ớt băm nhuyễn vào nồi chuẩn bị bắt xuống thì cho thêm ngò gai và hành lá. Đến đây là bạn đã có thể kết thúc món thịt vịt nấu lá giang ngon bá cháy chôi cơm rồi bạn nhé.
Video đang HOT
Cách làm vịt nấu lá giang đơn giản dễ làm nhiều người mê
Thịt vịt và lá giang đều có dược tính và hàm lượng dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể vì vậy hàng tuần bạn có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn cho gia đình bạn thì rất tốt. Nó có tác dụng chữa chứng ăn uống không tiêu, bụng bị trướng hay là đau dạ dày. Hoặc hỗ trợ trị đau nhức xương khớp tương đối hiệu quả bạn nhé.
Nhớ thưởng thức món ăn khi còn nóng để đạt được độ ngon tối đa, tuỳ vào khẩu vị gia đình bạn mà bạn nên nêm nếm vừa phải gia tăng độ chua cay mặn ngọt cho vừa miệng người ăn bạn nhé. Đây là kỹ năng của người chế biến đòi hỏi tích luỹ lâu ngày khi phục vụ cho riêng gia đình bạn mà chỉ bạn mới có thể biết được.
Cuối tuần mát trời, làm ngay 4 món lẩu gà thơm ngon cho cả nhà quây quần
4 món lẩu gà thơm ngon cho cả nhà quây quần. Cùng tham khảo 4 cách làm lẩu gà để cùng gia đình và bạn bè thưởng thức nhé!
Cách làm lẩu gà lá giang và măng chua
Nguyên liệu:
800g thịt gà
200g măng chua
150g lá giang
200g nấm rơm
3 củ hành tím4 tép tỏi
3 cây sả
Rau ăn kèm: bông chuối, rau muống bào...Rau nêm: rau om, ngò gaiGia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường cát, đường phèn, muối, nước mắm
Các bước làm:
Sả rửa sạch, băm nhỏ 1 cây, 2 cây còn lại đập dập cắt khúc.
Hành tím, tỏi băm, ớt băm nhỏ.
Gà chặt miếng vừa ăn, rửa sạch, để ráo. Sau đó, bạn đem đi ướp với hành tím, tỏi, ớt, sả băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1.5 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm trong khoảng 30 phút cho thật thấm gia vị.
Lá giang rửa sạch, vò sơ qua cho lá hơi dập, để ráo.
Măng chua rửa sạch 2 - 3 lần sau đó ép cho ráo nước.
Rau nêm rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Rau nhúng ăn kèm rửa sạch, để ráo.
Nấm rơm rửa sạch.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, trút sả cây, tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho thịt gà vào xào săn lại.
Khi thịt gà săn lại, bạn cho vào khoảng 1,5 lít nước đun cho đến khi gà mềm (khoảng 15 phút) thì tiếp tục cho lá giang, măng chua, nấm vào và nêm 50g đường phèn, 1 muỗng cà phê muối đun thêm khoảng 2 - 3 phút nữa. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa với khẩu vị của mình, cho rau nêm vào và tắt bếp.
Múc lẩu gà lá giang ra nồi lẩu mini, đun sôi rồi nhúng các loại rau ăn kèm vào. Bạn có thể thưởng thức cùng bún, chấm kèm với nước mắm mặn.
Cách làm lẩu gà thập cẩm
Nguyên liệu
Gà ta: 1 con khoảng 1kg
Nấm kim châm, nấm đông cô, nấm hương
Rau ngải cứu, rau cải cúc
Khoai môn, khoai lang, cà chua, ngô ngọt, ớt cay
Các loại gia vị: hạt nêm, đường, mì chính, mắm, sa tế, bột canhCác bước làm:
Dùng muối/rượu để khử mùi tanh trên gà. Rửa lại thật sạch với nước rồi chặt thành từng miếng vuông vừa ăn. Ngoài ra, để riêng phần chân, cổ, cánh để ướp gia vị làm nước lẩu.
Rửa sạch các loại rau, để ráo và cắt thành từng khúc khoảng 5cm.
Nấm rửa sạch, cắt bỏ phần gốc rồi bày ra đĩa.
Củ, quả làm sạch vỏ rồi rửa sạch.
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Tiếp theo cho hành khô đập dập vào phi đến khi ngả vàng thì cho sả đập dập, gừng thái sợi, ớt tưới vào xào qua. Cho phần chân, cổ, cánh đã tẩm ướp gia vị vào xào cùng trong khoảng 5 phút.
Chuẩn bị sẵn nồi nước dùng 3 lít nước, đổ các thứ đã xào ở trên vào nồi. Nếm các loại gia vị: bột canh, nước mắm, đường, mì chính vào sao cho vừa miệng rồi tiếp tục đun sôi trong vòng 20 phút.
Khi thấy nước lẩu sôi thì cho tiếp ngô, cà thua thái lát, nấm hương, khoai môn, khoai lang vào và đun sôi tầm 15 phút nữa là có thể dùng. Với những người thích ăn nhiều vị chua cay thì có thể thêm một chút nước cốt chanh và sa tế để màu sắc hấp dẫn hơn.
Pha chế nước chấm với tỷ lệ: thìa đường, 1 thìa bột canh, mì chính, lá chanh thái nhỏ, ớt và thêm 1 ít nước cốt chanh vào rồi khuấy đều.
Đổ 2/3 nước lẩu sang bếp ga để thưởng thức, 1/3 phần nước còn lại để chế thêm khi nước lẩu cạn.
Cho 1 phần thịt gà vào nồi, đun sôi. Nhúng các loại rau vào nước lẩu để chín rồi thưởng thức. Lưu ý, không nên cho hết thịt gà vào một lượt vì nếu ăn không kịp thì thịt gà sẽ bị bở, ăn không ngon.
Cách làm lẩu gà ớt hiểm
Nguyên liệu:
1.2kg gà ngon
100g ớt hiểm
5g kỷ tử
100g sả
20g tỏi1 củ hành tây20g hành tím3 quả sấu
Hạt nêm, nước tương
Các bước làm:
Làm sạch gà với nước muối, chặt thành miếng vừa ăn. Gà sau khi rửa với nước muối sẽ giảm bớt mùi tanh. Ướp gà trong khoảng 15 phút với một chút tỏi băm, hành tím băm, hạt nêm và nước tương.
Lấy khoảng 6 quả ớt hiểm giã nhuyễn cùng với chút muối và chia làm 2 phần, phần nhiều dùng để nấu lẩu, phần ít hơn dùng làm nước chấm. Chỗ ớt hiểm nguyên quả rửa sạch và để khô nước.
Hành tím bỏ vỏ và băm thật nhỏ, hành tây bóc vỏ và cắt thành dạng múi cau rồi để ráo nước. Củ sả rửa sạch, bỏ gốc già, đập dập rồi băm nhỏ. Kỷ tử rửa với nước mát.
Trong bước này, chúng ta cho vào chảo dầu ăn, bỏ sả vào phi thơm rồi vớt sả ra và cho gà vào dầu sả chiên hơi vàng thì vớt ra.
Bắc một nồi 2 lít nước lên bếp, đun khi nào nước sôi thì cho hành tây, sả và gà và nấu tiếp. Sau khoảng 5 phút, chúng ta thêm ớt hiểm đã giã nhuyễn, thêm hạt nêm cho vừa, 1 muỗng canh nước tương, 3 quả sấu. Nấu gà trên lửa nhỏ cho đến lúc thịt gà mềm hoàn toàn.
Cuối cùng, chúng ta chỉ cần cho kỷ từ và phần ớt hiểm nguyên quả vào đun sôi tầm 5 phút là có thể thưởng thức.
Cách làm lẩu gà nấm
Nguyên liệu
Gà ta: 1 con nhỏ
Các loại nấm : nấm linh chi, nấm đông cô, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm đùi gà
Xương ống : khoảng 500g
Rau xà lách
Hành tím, tỏi, ớt,...
Các loại gia vị : dầu ăn, mì chính, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt,...Các bước làm:
Dùng muối/rượu trắng để khử mùi tanh trên gà, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo. Chặt gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Ướp gà trong vòng 30 phút với hỗn hợp gia vị theo tỷ lệ sau: thìa hạt nêm, thìa bột ngọt, thìa tiêu xay, 1 thìa tỏi băm.
Xương ống rửa sạch và chần qua với nước sôi.
Rửa sạch củ cải trắng, gọt vỏ và cắt thành từng miếng.
Đem ngâm các loại nấm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút. Sau đó, rửa sạch và thái thành từng miếng với kích thước vừa phải.
Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, cho phần xương ống vào ninh trong vòng 3 tiếng. Tiếp theo, cho củ cải vào, nêm 1 thìa giấm gạo, 1 thìa muối, để lửa nhỏ và chờ nước sôi.
Khi nước dùng sôi thì nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa miệng. Sau đó, cho thịt gà, các loại nấm, rau xà lách vào nồi lẩu để thưởng thức. Có thể ăn kèm với bún, miến dong hoặc mì trứng đều ngon.
Cách làm canh tôm su su thanh mát, giải nhiệt ngày nóng Canh tôm là một món canh dùng để thanh nhiệt ngày nắng nóng rất tốt và vô cùng bổ dưỡng. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm canh tôm su su ngay nhé! Canh tôm là một trong những món canh bổ dưỡng lại có hương vị thơm ngon. Vào những ngày nóng oi ả mà được thưởng thức tô canh tôm...