Cách đọc hàm lượng chất béo, đường, muối trên nhãn dinh dưỡng của thực phẩm để có lựa chọn khỏe mạnh hơn
Nhiều người mua hàng hiện nay bị lạc trong “ma trận” những con số của các nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm mà không biết cách để chọn loại thực phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Dưới đây là chỉ dẫn của chuyên gia để bạn có thể có những lựa chọn dinh dưỡng khỏe mạnh hơn.
Nhãn dinh dưỡng thực phẩm được thiết kế giúp chúng ta chọn lựa thực phẩm thích hợp để hấp thụ dinh dưỡng một cách khỏe mạnh hơn. Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói sẵn đều có nhãn dán đề cập đến giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, bao gồm protein, chất béo, muối và hàm lượng tinh bột.
Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được ý nghĩa của những con số chỉ thị đó, ngoài các chuyên gia về dinh dưỡng. Làm sao chúng ta biết được chỉ số ở mức nào thể hiện rằng thức ăn đó có hàm lượng chất béo, đường hoặc muối cao hay thấp?
Các chỉ số dinh dưỡng cần biết
Nhãn dinh dưỡng tiêu chuẩn sẽ bao gồm các chỉ số về lượng protein, tổng chất béo (total fat), chất béo bão hòa (saturated fat), chất béo chuyển hóa (trans fat), tinh bột (carbonhydrate), đường (sugar) và hàm lượng muối (Sodium) trong một phần thực phẩm (chẳng hạn: một miếng bánh trong cả gói bánh) hoặc trong 100g thực phẩm.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhãn cũng có thể có cả những chỉ số về lượng canxi, chất xơ hoặc những chất dinh dưỡng khác nếu có trong thực phẩm. Ở một số quốc gia, nhãn dinh dưỡng còn phải cung cấp cả lượng năng lượng (calories) có trong thực phẩm.
Mức nào là dinh dưỡng thấp và cao?
Ở mức thấp, thực phẩm ít béo, theo Trung tâm An toàn thực phẩm Hong Kong, thông thường, sẽ có chỉ số tổng chất béo nhỏ hơn hoặc bằng 3g/100g thực phẩm; thực phẩm ít muối có chỉ số sodium nhỏ hơn hoặc bằng 120mg/100g thực phẩm; thực phẩm ít đường có chỉ số đường nhỏ hơn hoặc bằng 5g/100g thực phẩm.
Ở mức cao, theo Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh Quốc, thực phẩm giàu chất béo sẽ có chỉ số 17.5g/100g thực phẩm; thực phẩm giàu muối có chỉ số sodium là 1.500mg/100g thực phẩm và thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ ở ngưỡng 22.5g đường trên 100g thực phẩm.
Nhãn dinh dưỡng trên một hộp ngũ cốc trộn
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mọi người không thể luôn tìm thấy được những thực phẩm ít béo, ít muối, ít đường, bởi vậy điều tốt nhất mà chúng ta nên làm là tập trung vào những giá trị dinh dưỡng – điều có vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể.
Cách chọn mua thực phẩm phù hợp
Chuyên gia dinh dưỡng Sally Poon Shi-po, người sáng lập Trung tâm Dinh dưỡng cá nhân Hong Kong cho biết: “Nếu bạn chọn một sản phẩm để giảm cân, giá trị dinh dưỡng bạn cần quan tâm là lượng năng lượng (calories) của thực phẩm”.
Bữa ăn dinh dưỡng ngon tuyệt của Ifat Kafry Hindes bao gồm bơ, salas, atiso, oliu và dấm
Với những người bị cao huyết áp, hãy chú ý đến lượng muối (sodium) trong thực phẩm. Người bị đau tim hoặc lượng mỡ cao, bạn cần chú ý đến lượng mỡ bão hòa và chuyển hóa. Người bị tiểu đường thì lượng đường và tinh bột trong thực phẩm phải được kiểm soát.
Doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực sức khỏe ở Hong Kong Ifat Kafry Hindes chia sẻ: Cô luôn xem chỉ số đường của thực phẩm đầu tiên và không chọn mua những thực phẩm có lượng đường trên 8g. Lượng protein khoảng 21g, tinh bộ 29g là tuyệt vời nhất cho sức khỏe.
Nguồn (Source): South China Morning Post
Theo Helino
Ra mắt 2 cuốn sách hay về khoa học dinh dưỡng
Hai cuốn sách "Bất ngờ lớn về chất béo" và "Một cuốn sách kỳ diệu về dừa" vừa được Thái Hà Books và Tủ sách "I love cook book" ấn hành.
Ảnh minh họa
Thông qua hai cuốn sách, lần đầu tiên độc giả được tiếp cận về khái niệm chất béo dưới một góc nhìn hoàn toàn mới lạ. Quan niệm cho rằng "Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa làm tăng cholesterol trong máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ" đã lan truyền ra khắp thế giới trong nửa sau của thế kỷ XX.
Điều này thậm chí khiến chất béo bão hòa bị tẩy chay hoàn toàn. Thay vào đó họ dùng dầu thực vật - loại chất béo không bão hòa - mà ít người biết rằng nó có thể gây hại khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Do vậy sự nghi kỵ với chất béo bão hòa giờ đây không còn mang tính khoa học nữa, mà chỉ là nhiều thế hệ định kiến và thói quen.
Nhân dịp ra mắt hai ấn phẩm, chương trình tư vấn sức khỏe, chế biến món ăn cũng sẽ diễn ra vào ngày 18-8 tại TP Hồ Chí Minh...
Q.Nga
Theo CAND
Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo có thể có hại cho cơ thể Cắt giảm quá nhiều thực phẩm giàu chất béo từ chế độ ăn uống có thể khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Một báo cáo mới trên tạp chí y tế BMJ cho thấy các khuyến nghị chế độ ăn uống hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong đó đề xuất hạn chế...