Bệnh mạch vành ở người cao tuổi
Bệnh mạch vành ở người cao tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với người trẻ, không chỉ ở triệu chứng bệnh mà ngay cả trong quá trình điều trị. Vì vậy, người cao tuổi cần thực hiện tầm soát bệnh mạch vành để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở nam giới trong độ tuổi 65-74 tăng 24%. Tương tự, tỷ lệ này ở phụ nữ cao tuổi tăng tới 28%. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ tăng nhanh hơn so với nam giới là do sự thay đổi của cơ thể sau thời kỳ mãn kinh.
Triệu chứng bệnh mạch vành ở người cao tuổi
Bệnh mạch vành ở người cao tuổi gây ra bởi sự hình thành của các mảng xơ vữa, dẫn đến lòng mạch bị thu hẹp, lượng máu về tim bị suy giảm và gây ra một loạt các triệu chứng điển hình như:
Đau thắt ngực: Bệnh nhân cảm nhận cơn đau như lồng ngực bị đè nén nặng nề, đau có thể lan ra vùng vai, lưng, cổ, hàm, cánh tay trái…; Khó thở, nhịp thở nhanh và gấp; Mệt mỏi khắp cơ thể; Chóng mặt, choáng váng…
Những triệu chứng của bệnh mạch vành ở người cao tuổi thường không rõ ràng. Đôi khi, bệnh nhân chỉ cảm nhận được những dấu hiệu thoáng qua, như cảm giác mệt mỏi, khó thở, đau nhẹ ở ngực…
Mặt khác, những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi nên người bệnh thường không cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên với người cao tuổi, triệu chứng bệnh mạch vành có thể thay đổi ít nhiều do quá trình lão hóa, khiến cho hệ thần kinh mất đi độ nhạy cảm và thể trạng cơ thể cũng trở nên yếu ớt hơn. Việc phát hiện bệnh mạch vành ở người cao tuổi trong giai đoạn đầu của bệnh là khá khó khăn.
Bệnh mạch vành gây ra bởi các mảng xơ vữa trong lòng động mạch.
Người cao tuổi bị bệnh mạch vành dễ gặp rủi ro hơn người trẻ
Người cao tuổi dễ mắc tăng huyết áp, hẹp hở van tim, vôi hóa van sẽ làm cho bệnh mạch vành trở nên trầm trọng hơn. Đó là chưa kể một số nguyên nhân khác gây tắc nghẽn mạch vành không do xơ vữa như dị tật động mạch vành bẩm sinh, bệnh cầu cơ tim, nghẽn do cục máu đông, do mảng sùi (viêm do bệnh hệ thống), làm tăng rủi ro hơn ở người trẻ tuổi.
Nếu như đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình khi tắc nghẽn mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ ở người trẻ, thì ngược lại các biểu hiện này ở người có tuổi thường không điển hình (đau vai, đau lưng hoặc đau thượng vị sau ăn), khó nhận biết. Đó là do quá trình phát triển của mảng xơ vữa diễn ra trong nhiều năm, nên cơ thể được thích nghi dần, vì vậy nhiều người không đau ngực khi gắng sức nhẹ.
Nguy hiểm hơn khi người bệnh có mắc kèm bệnh đái tháo đường, có thể làm mất đi dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm. Khó thở, mệt mỏi do bệnh này cũng dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc bệnh về đường hô hấp.
Tất cả điều đó cho thấy, mặc dù các yếu tố nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi hay người trẻ là như nhau, nhưng khi mắc bệnh thì sự nguy hiểm và rủi ro ở người cao tuổi lớn hơn nhiều.
Mặc dù hiện nay, sự tiến bộ trong liệu pháp điều trị giúp kiểm soát bệnh mạch vành hiệu quả hơn, nhưng số người tử vong vẫn đang gia tăng, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình điều trị bệnh mạch vành ở những người đã có tuổi thường gặp phải khá nhiều bất lợi như: Tuổi cao nên đáp ứng với điều trị kém hơn;
Dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị; Khó khăn trong việc tuân thủ dùng thuốc; Kiểm soát chế độ ăn và vận động khó khăn hơn; Rủi ro cao khi can thiệp đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu… Vì vậy, người cao tuổi cần đi khám sức khỏe và tầm soát bệnh thường xuyên, để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19
Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.
Video đang HOT
PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.
Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Để phòng tránh bệnh Covid-19 người cao tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây:
1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài
Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), bệnh phổi (hen phế quản, bệnh phổi mạn tính...), đái tháo đường... nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc Covid- 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.
Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:
Cần: Đeo khẩu trang; Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Tránh: Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới...; Đi lại bằng máy bay, tàu thủy; Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu...
Tại Châu Âu và Mỹ người già là nhóm có nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19, ảnh minh hoạ.
2. Sử dụng khẩu trang
- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang
- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường
- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.
Giữ khoảng cách an toàn:
- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... hoặc người từ vùng dịch về.
- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể người cao tuổi nên ở phòng riêng.
- Nếu người cao tuổi phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 mét.
3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân
Rửa tay giúp người cao tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.
- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật;Sau khi đi vệ sinh.
Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà
- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.
- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen...
Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
- Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua...
- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.
- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.
- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6 - 9 cốc (tương đương 1200ml -1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nươc sach, ấm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đều trong ngay ngay ca khi không khat để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.
6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp...
Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.
- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể) ... Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.
- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.
- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi...), tăng đường máu, huyết áp cao...: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.
7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân
- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.
- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cập nhật thông về dịch Covid-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.
- Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở...hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.
8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly
- Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.
- Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm...
- Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm...)
- Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày...
- Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.
Ngọc Minh
Phòng ngừa lây nhiễm ở người cao tuổi Người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, chiều 8/4 cho biết Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn...