Ăn chuối rất tốt cho sức khỏe nhưng có 3 nhóm người không nên tiêu thụ nó kẻo rước bệnh vào thân
Chuối không chỉ có tính lạnh mà còn có tác dụng giữ ẩm và làm trơn đường ruột, ăn vừa phải có thể giúp giảm táo bón. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để ăn chuối, đặc biệt là 3 nhóm người sau.
Chuối được coi là một nguồn chất xơ lành mạnh, giàu kali, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa và các phytonutrients. Nó cung cấp cho cơ thể con người một số chất dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hoá, tim mạch và có tác dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, chuối cũng là một món ăn vặt rất tiện lợi, ngon miệng.
Do đó, chuối có vẻ là một loại trái cây “dễ gần”, dễ ăn nhưng thực tế, không phải ai cũng thích hợp để tiêu thụ nó. Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, chuối có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, làm ẩm đường ruột và giải độc, ăn vừa phải có thể giúp giảm táo bón, trĩ và các chứng khó chịu khác.
Tuy nhiên, đối với 3 nhóm người này, việc tiêu thụ chuối dù là lượng nhỏ cũng nên hạn chế bởi nó sẽ gây hại nhiều hơn lợi.
1. Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt
Bạn nữ nên hạn chế ăn chuối, lê, dưa hấu, cam, kiwi và các loại trái cây có tính lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh tình trạng máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình thải máu kinh nguyệt.
Đặc biệt, những người hay bị lạnh chân tay, đau bụng kinh thì càng nên tránh những loại quả trên.
Video đang HOT
2. Người bị khó chịu về đường tiêu hóa
Chuối không chỉ có tính lạnh mà còn có tác dụng giữ ẩm và làm trơn đường ruột, ăn vừa phải có thể giúp giảm táo bón.
Tuy nhiên, chính lợi thế này lại gây ra tác hại cho người bị khó chịu về đường tiêu hóa bởi nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, khiến người bệnh dễ bị tiêu chảy hoặc viêm dạ dày ruột.
3. Người bị suy thận
Chuối rất giàu ion kali, tiêu thụ vừa phải có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng điện giải của cơ thể.
Tuy nhiên, đối với người suy thận, chức năng lọc của thận kém, việc bài tiết ion kali thường khó khăn hơn người bình thường. Nếu chẳng may ăn phải quá nhiều ion kali họ có thể bị suy nhược toàn thân, suy tim và các triệu chứng khác. Vì vậy, chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên tránh ăn chuối, nhãn, cà và các thực phẩm có hàm lượng kali cao.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This
3 hiện tượng bất thường sau kỳ kinh nguyệt cho thấy bạn đang có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung
Đừng nhầm những triệu chứng này là rối loạn nội tiết tố thông thường, nếu có 3 hiện tượng bất thường này sau kỳ kinh nguyệt thì hãy dè chừng với ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, ung thư cổ tử cung ngày càng trở nên phổ biến, phần lớn là do đời sống tình dục kém lành mạnh dẫn đến bị nhiễm virus HPV - nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, giảm cân đột ngột, sử dụng sai cách thuốc tránh thai...
Ung thư cổ tử cung không xuất hiện 1 cách đột ngột mà luôn có dấu hiệu đi kèm để báo trước. Thế nhưng, rất nhiều lần chúng ta vô tình bỏ qua những dấu hiệu mà cơ thể đang ngầm cảnh báo này. Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường xuất hiện sau kỳ kinh nguyệt, nếu bạn gặp phải chúng thì hãy dè chừng với ung thư cổ tử cung.
1. Ra máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt
Chảy máu âm đạo thất thường là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Thông thường, việc chảy máu sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, nếu tế bào ung thư cổ tử cung mới phát triển, ngoài hiện tượng thời gian hành kinh kéo dài hơn và lượng máu kinh tăng lên thì âm đạo cũng sẽ ra máu trở lại ngay sau khi hết kinh nhiều lần. Lúc này, bạn cần hết sức cảnh giác vì rất có thể khối u đang phát triển trên cổ tử cung của bạn và đang ngấm ngầm di căn sang các bộ phận khác.
2. Trễ kinh trong một thời gian dài
Trễ kinh không phải chỉ đơn thuần do rối loạn nội tiết tố, ung thư cổ tử cung cũng có thể tác động đến quá trình phát triển và rụng của trứng cũng như sự cân bằng hormone trong cơ thể và gây ra tình trạng trễ kinh.
Một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh kéo dài từ 21-35 ngày. Nếu sau một chu kỳ kinh nguyệt, bạn bị trễ kinh quá lâu (trên 35 ngày), điều đó có nghĩa là đã đến lúc bạn cần gặp bác sĩ.
3. Tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo của người bình thường sẽ có màu trắng trong và có độ sệt như lòng trắng trứng. Còn đối với hầu hết bệnh nhân ung thư cổ tử cung sẽ có dịch âm đạo lẫn cả máu hoặc dịch có màu nâu, mùi hôi tanh do mô tế bào bị hoại tử và nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn nặng sẽ có hiện tượng đi ngoài ra máu nhiều và cũng kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Sau chu kỳ kinh nguyệt, nếu bạn gặp những biểu hiện này thì tốt nhất nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu bạn ở trong độ tuổi từ 16 đến 45 và chưa nhiễm HPV, việc tiêm vắc xin ngừa virus này có thể giúp bạn tránh khỏi 95% các tổn thương tiền ung thư.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline
Tác hại của việc mặc quần bó sát, không khác gì "ngược đãi" bản thân Quần bó sát giúp người mặc phô diễn được đôi chân thon thả cùng đường cong hấp dẫn. Dù vậy, tác hại của việc mặc quần bó sát rất lớn. Duy trì thời gian dài, mặc quần bó sát được ví không khác "ngược đãi" bản thân. Quần bó sát là item thời trang phổ biến với các chị em. Đặc điểm chung...