Thử nghiệm vaccine ung thư tiềm năng, thiết kế riêng cho từng bệnh nhân
Trong thử nghiệm lâm sàng, một số người tiêm vaccine cá nhân hóa đã không tái phát bệnh sau hơn 3 năm.
Phát hiện này được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.
Vaccine chống ung thư tiềm năng
Theo Sciencenews, một nghiên cứu lâm sàng quy mô nhỏ cho thấy vaccine mARN cá nhân hóa có thể giúp ngăn chặn sự tái phát của ung thư tuyến tụy trong thời gian dài, mang đến hy vọng cho căn bệnh vốn có tỷ lệ sống sót thấp nhất trong các loại ung thư.
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Nature, một loại vaccine mARN điều trị ung thư tụy đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu đã mang lại kết quả ấn tượng: một số bệnh nhân được tiêm vaccine vẫn không tái phát bệnh sau hơn 3 năm điều trị.
Một nghiên cứu lâm sàng quy mô nhỏ cho thấy vaccine mARN cá nhân hóa có thể giúp ngăn chặn sự tái phát của ung thư tuyến tụy trong thời gian dài (Ảnh: Getty).
TS Aaron Sasson, Giám đốc Trung tâm Ung thư Tuyến tụy, Bệnh viện Stony Brook (New York, Mỹ) nhận định: “Đây là kết quả đáng kinh ngạc. Với căn bệnh hiểm nghèo như ung thư tụy, việc sống sót hơn ba năm mà không tái phát là điều rất hiếm”.
Không giống như vaccine phòng cúm hay Covid-19, vốn được sử dụng trước khi nhiễm bệnh, loại vaccine ung thư mARN này có mục đích điều trị, tức là dùng sau khi người bệnh đã mắc ung thư.
Cơ chế hoạt động của nó là “huấn luyện” hệ miễn dịch nhận diện được tế bào ung thư tụy và tiêu diệt chúng nếu chúng xuất hiện trở lại.
Loại vaccine này được nghiên cứu bởi TS Vinod Balachandran cùng các cộng sự tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (New York), phối hợp phát triển bởi hai công ty công nghệ sinh học BioNTech và Genentech.
Đây cũng là những cái tên đứng sau thành công của vaccine mARN phòng Covid-19.
Video đang HOT
TS Balachandran cho biết: “Chúng tôi tin rằng nghiên cứu này có thể trở thành nền tảng cho việc phát triển các loại vaccine điều trị nhiều loại ung thư khác”.
Vaccine mARN cá nhân hóa “huấn luyện” hệ miễn dịch
Điểm đặc biệt của vaccine này là được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân. Sau khi khối u của bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ, các nhà nghiên cứu sẽ phân tích gen của khối u để tìm ra các đột biến đặc trưng, mà hệ miễn dịch có thể nhận diện.
Dựa trên các đột biến này, nhóm nghiên cứu tạo ra một vaccine mARN chứa thông tin hướng dẫn cơ thể tạo ra những mảnh protein ung thư, giúp hệ miễn dịch nhận diện và tấn công các tế bào có chứa dấu hiệu tương tự trong tương lai.
“Cơ thể sẽ tạo ra các tế bào T đặc hiệu, có khả năng tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời tồn tại lâu dài để ngăn chặn bệnh tái phát”, TS Balachandran cho biết.
Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu với 16 bệnh nhân ung thư tụy đã phẫu thuật, 8 người có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ sau khi tiêm vaccine, và chỉ 2 trong số họ bị tái phát ung thư sau gần 4 năm.
Trong khi đó, 7/8 người không có phản ứng miễn dịch đã bị tái phát trong vòng khoảng một năm.
“Kết quả này rất quan trọng”, TS Sasson nhận định.
Theo chuyên gia này, nó chứng minh rằng cơ thể có thể sản sinh ra các tế bào miễn dịch đặc hiệu tồn tại lâu dài, giống như những chú chó canh gác luôn cảnh giác, sẵn sàng tấn công khi ung thư quay lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều đáp ứng với vaccine. Một số người trong nhóm không có phản ứng miễn dịch từng bị cắt bỏ lách – cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tạo miễn dịch.
Điều này gợi ý rằng việc bảo tồn lách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.
Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành một thử nghiệm lớn hơn tại nhiều trung tâm trên thế giới nhằm kiểm chứng mức độ an toàn và hiệu quả thực sự của loại vaccine cá nhân hóa này.
Cùng với đó, nhiều vaccine ung thư mARN khác cũng đang được phát triển cho các loại ung thư như: melanoma, đại trực tràng, phổi… mở ra tương lai mới cho phương pháp điều trị ung thư thông qua liệu pháp miễn dịch cá nhân hóa.
Dù còn nhiều câu hỏi cần lời giải như làm sao để cải thiện tỉ lệ đáp ứng hay tối ưu quá trình cá nhân hóa, nhưng giới khoa học vẫn kỳ vọng vaccine mARN sẽ trở thành “vũ khí mạnh” trong cuộc chiến chống lại ung thư.
“Hệ miễn dịch là một cỗ máy giết chóc rất hiệu quả và vaccine chính là cách chúng ta khai thác sức mạnh đó”, TS Sasson kết luận.
Thế giới trong cuộc đua giảm gánh nặng từ bệnh ung thư
Có hơn 200 loại ung thư và không có phương pháp điều trị nào phù hợp cho tất cả. Những cải tiến trong chẩn đoán, điều trị sớm và phòng ngừa ung thư tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giảm nguy cơ tử vong do ung thư...
Ảnh: The Daily Upside
Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ mới đây dự báo đến năm 2050, số người mắc bệnh ung thư có thể tăng 77% trên toàn thế giới. Dân số bùng nổ và già hóa dân số gia tăng được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến gánh nặng ung thư cho các nước trên thế giới.
Viện dẫn báo cáo trên, Tiến sỹ William Dahut, Giám đốc khoa học của Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), chỉ rõ số người mắc phải căn bệnh nan y này sẽ tăng lên tới 35 triệu người vào năm 2050. Ngoài ra, ACS cũng cảnh báo, nếu nhiều người sử dụng thuốc lá hơn và nhiều người mắc bệnh béo phì hơn, số ca ung thư dự kiến có thể còn cao hơn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp.
Dữ liệu quan sát ung thư toàn cầu của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) vào năm 2022 cho thấy 10 loại ung thư hàng đầu chiếm khoảng 2/3 số ca mắc mới và tử vong trên thế giới. Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất. Ung thư vú ở phụ nữ đứng thứ hai, tiếp theo là ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Ung thư phổi cũng đứng đầu về khả năng gây tử vong (1,8 triệu ca tử vong, chiếm 18,7% tổng số ca tử vong do ung thư).
Những cải tiến trong chẩn đoán, điều trị sớm và phòng ngừa ung thư tiếp tục dẫn đầu trong cuộc đua giảm nguy cơ tử vong do ung thư.
Giáo sư chuyên khoa ung thư Harold Burstein từ Trường Y Harvard (Mỹ) nhận định trên tờ Medical Today: "Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở nhiều nơi trên thế giới". Mối quan tâm hiện tại của các chuyên gia cũng tăng lên xung quanh bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại 112 quốc gia.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, các nước đang phát triển thường thiếu những công cụ để phát hiện ung thư sớm, đưa ra phương thức điều trị ung thư phù hợp và ngăn chặn căn bệnh này phát triển theo những cách được thực hiện ở các quốc gia khác. Báo cáo cũng nêu chi tiết số quốc gia có thu nhập thấp ghi nhận tỷ lệ tử vong do ung thư cao dù tỷ lệ mắc ở mức thấp, phần lớn là do không có khả năng tiếp cận các công cụ sàng lọc để phát hiện bệnh sớm và thiếu các dịch vụ điều trị tiên tiến.
Tiến sỹ Harold Burstein, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Viện Ung thư Dana-Farber và là giáo sư tại Trường Y Harvard, cũng cảnh báo ung thư đang là "làn sóng" tấn công các quốc gia có thu nhập trung bình - thấp. Do đó, việc đối phó với với tỷ lệ mắc bệnh này càng gia tăng, cùng với khả năng phát hiện và sàng lọc bệnh sớm, cũng như phương pháp điều trị sẽ là thách thức lớn đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải.
Tuy vậy, tin vui là vaccine ung thư sẽ sẵn sàng trong 3 năm tới. Đây là lời khẳng định của nhà khoa học Vasily Lazarev thuộc Cơ quan Y tế-Sinh học Liên bang Nga (FMBA). Ông cho biết các trở ngại còn lại chỉ là vấn đề quy định trước khi vaccine được chính thức ra mắt. Ông Lazarev cho biết các loại vaccine ung thư được thiết kế để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tiết lộ các nhà khoa học Nga "chỉ còn một bước nữa" là bào chế thành công vaccine chống ung thư.
Thông thường, trên bề mặt các tế bào ung thư tồn tại các phân tử được gọi là kháng nguyên đặc hiệu ung thư mà các tế bào khỏe mạnh không có. Khi các phân tử này được đưa vào cơ thể thông qua vaccine, chúng sẽ hoạt động như các kháng nguyên. Chúng sẽ cho hệ miễn dịch biết cần tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư có các phân tử này trên bề mặt. Trước đó, tại Diễn đàn Công nghệ tương lai tổ chức ở thủ đô Moscow hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tiết lộ các nhà khoa học Nga "chỉ còn một bước nữa" là bào chế thành công vaccine chống ung thư.
Trong khi đó, theo Health, các nhà khoa học tại Anh đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca để phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao. Vaccine này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt các protein "cờ đỏ", hay các kháng nguyên đột biến, trong các tế bào ung thư phổi. Hiện nhóm nghiên cứu đã được các tổ chức và quỹ nghiên cứu tài trợ 1,7 triệu bảng (2,14 triệu USD) để sản xuất 3.000 liều vaccine.
Vaccine có tên LungVax sử dụng các protein vô hại từ bề mặt tế bào ung thư được gọi là kháng nguyên đột biến (neoantigens). Đây là một loại protein mới hình thành trên tế bào ung thư khi có đột biến xảy ra trong ADN khối u. Khi được đưa vào cơ thể, neoantigens sẽ tác dụng như một "dấu hiệu báo động", giúp hệ thống miễn dịch nhận biết, tiêu diệt các tế bào phổi bất thường, ngăn chặn ung thư phổi.
Theo bà Michelle Mitchell, giám đốc điều hành của Cancer Research UK (Vương quốc Anh), nếu thành công, loại vaccine mới này có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, Giáo sư Mariam Jamal-Hanjani, người sẽ dẫn đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng LungVax, cũng lưu ý, cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi vẫn là ngừng hút thuốc.
LungVax sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca.
Tại châu Á, mới đây Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng, sau gần 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong do ung thư lớn thứ hai ở phụ nữ ở Ấn Độ, ước tính giết chết khoảng 70.000 người mỗi năm - 1/4 gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn thế giới, với khoảng 90% số ca tử vong do căn bệnh này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Được phát triển theo sáng kiến chung giữa chính phủ Ấn Độ và Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), Cervavac là loại vaccine đầu tiên được sản xuất trong nước đã nhận được sự chấp thuận của Tổng cục kiểm soát thuốc Ấn Độ, mở ra cơ hội tiếp cận vaccine cho nhiều người phụ nữ ở đất nước này. Tháng 2 vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng quốc gia, đồng nghĩa với việc sẽ được tiêm miễn phí cho các bé gái từ 9 - 14 tuổi.
Sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, Viện Huyết thanh Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu vaccine đến các quốc gia ở châu Phi và khu vực Nam Mỹ .
Thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam Mới đây, một loại thuốc miễn dịch đường uống tiềm năng điều trị ung thư giai đoạn cuối đã được công bố triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn tại Việt Nam, với sự hợp tác của các nhà khoa học Mỹ. Thông tin này mang đến niềm hi vọng mới cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Nguyên tắc quan trọng khi uống nước

Top 5 loại rau thơm ăn hằng ngày giúp sống thọ hơn

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì

Một người tử vong do ăn nấm lạ
Có thể bạn quan tâm

Mặt mộc gây sốc của mỹ nhân kiếm tiền giỏi nhất showbiz Hàn
Hậu trường phim
07:54:33 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người
Tin nổi bật
07:03:18 18/04/2025
Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm
Thế giới
06:58:35 18/04/2025
10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025
3 "công chúa dị vực" đẹp nhất Trung Quốc chung khung hình đang viral khắp MXH: Netizen "ngất xỉu" tập thể trước cốt cách mỹ nhân
Sao châu á
06:38:18 18/04/2025