Chàng trai 25 tuổi ở TPHCM liệt tứ chi nguy kịch sau khi ăn pate đóng hộp
Một ngày sau khi ăn pate đóng hộp, chàng trai 25 tuổi phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mắt không cử động được, liệt tứ chi hoàn toàn.
Ngày 24/3, đại diện Bệnh viện Quân y 175 ( Bộ Quốc phòng) cho biết, thời gian qua các bác sĩ nơi đây đã ghi nhận một trường hợp bị ngộ độc botulinum nặng liên quan đến việc sử dụng thực phẩm đóng hộp nhưng không được bảo quản đúng cách.
Bệnh nhân là nam thanh niên 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng: sụp mi, mắt không cử động được, đồng tử giãn, liệt tứ chi hoàn toàn và phải thở máy.
Khai thác bệnh sử, trước khi phát bệnh một ngày, nam thanh niên có ăn pate đóng hộp. Sau khi mở nắp, bệnh nhân để ở ngoài nhiệt độ phòng và tiếp tục sử dụng trong ngày hôm sau. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây ngộ độc phát triển và sinh độc tố.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Nội thần kinh chia sẻ, sau khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc botulinum – một loại độc tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Sau hơn hai tháng điều trị, bệnh nhân đã dần hồi phục, có thể mở mắt, có cử động trở lại, tay chân có lực hơn nhưng còn cần hỗ trợ thở máy.
Bác sĩ Nghĩa phân tích, botulinum là loại độc tố thần kinh cực mạnh do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra trong môi trường yếm khí (tức là môi trường kín, thiếu oxy) như trong các loại thực phẩm đóng hộp, ủ chua, lên men… nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.
Khi xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, độc tố này gây ra tình trạng liệt cơ cấp tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Clostridium botulinum là vi khuẩn sinh độc tố botulinum trong môi trường yếm khí (Ảnh minh họa: BV).
Các triệu chứng của ngộ độc botulinum cần được nhận biết sớm, như sụp mi, nhìn mờ, khô miệng, nói khó, nuốt khó; yếu cơ cấp tính lan từ đầu mặt xuống tay chân; khó thở do liệt cơ hô hấp; có thể buồn nôn, đau bụng sau khi sử dụng thực phẩm.
Video đang HOT
Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày kể từ khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc.
Nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được tiêm huyết thanh kháng độc tố botulinum để ngăn chặn độc tố lan rộng. Trong nhiều trường hợp đến bệnh viện muộn hoặc chẩn đoán muộn, việc điều trị chủ yếu là chăm sóc hỗ trợ như thở máy, nuôi ăn qua sonde dạ dày, nâng đỡ tổng trạng…
Để phòng ngừa ngộ độc botulinum, bác sĩ khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, bao bì không phồng, móp hoặc rỉ sét.
Sau khi mở nắp đồ hộp, nếu không sử dụng hết, cần bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và dùng sớm. Cần nấu chín kỹ trước khi ăn, đặc biệt là các món thịt hộp, pate. Không để thực phẩm ngoài nhiệt độ phòng quá lâu, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
Ngoài ra, cần giữ vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm khuẩn botulinum từ thực phẩm đóng hộp
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), một số loại thực phẩm đóng hộp nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc rất nguy hiểm.
Các loại thực phẩm dễ nhiễm botulinum
Mới đây, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) đã điều trị cho một trường hợp bị ngộ độc botulinum nặng, liên quan đến việc sử dụng thực phẩm đóng hộp nhưng không được bảo quản đúng cách.
Bệnh nhân nam 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng: sụp mi, mắt không cử động được, đồng tử giãn, liệt tứ chi hoàn toàn và phải thở máy...
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc này là do trước đó, bệnh nhân có sử dụng pate đóng hộp. Sau khi mở nắp hộp pate để ăn, bệnh nhân để chỗ pate còn lại ở ngoài nhiệt độ phòng và tiếp tục sử dụng trong ngày hôm sau.
Việc để đồ ăn đóng hộp ở nhiệt độ phòng sau khi mở nắp đã tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây ngộ độc phát triển và sinh độc tố.
Ảnh: Cục An toàn thực phẩm.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thực phẩm đóng hộp là lựa chọn tiện lợi, phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số loại thực phẩm này có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc botulinum rất nguy hiểm.
Chỉ cần lượng nhỏ độc tố botulinum cũng có thể gây ngộ độc nặng: liệt cơ, suy hô hấp,... và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, các loại thực phẩm dễ nhiễm botulinum thường bao gồm:
Pate đóng hộp, thịt hộp, cá hộp: Các sản phẩm từ thịt, gan (như pate gan), cá, xúc xích đóng hộp nếu quy trình đóng gói, tiệt trùng không đảm bảo có thể tạo môi trường yếm khí cho vi khuẩn botulinum phát triển.
Đồ hộp tự làm (homemade canned food): Các loại rau củ muối chua, ngâm dầu, hoặc đóng lọ như dưa chuột ngâm, cà muối nếu không tiệt trùng kỹ cũng dễ nhiễm botulinum.
Rau củ đóng hộp: Ngô, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải đường, măng, nấm... khi đóng hộp có thể là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn nếu không đun nhiệt đủ nhiệt độ tiêu diệt bào tử.
Sản phẩm hút chân không hoặc để lâu trong môi trường yếm khí: Xúc xích hun khói, thịt muối, thực phẩm lên men để lâu ngày không đúng cách.
Cách nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn như: Hộp bị phồng là dấu hiệu phổ biến nhất của thực phẩm nhiễm vi khuẩn sinh khí (botulinum). Hộp bị rỉ sét, móp méo hoặc rò rỉ: Khiến bao bì mất khả năng bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nắp và đáy hộp lồi bất thường...
Khi mở hộp: Có mùi lạ, hôi hoặc chua (Mùi bất thường cho thấy thực phẩm đã bị biến chất). Nước trong hộp bị đục hoặc có bọt khí: Dấu hiệu vi sinh vật sinh khí và phân hủy thực phẩm. Thực phẩm đổi màu, có váng lạ: Màu sắc thực phẩm sẫm lại, xuất hiện váng nổi trên bề mặt...
Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, tuyệt đối không nên sử dụng sản phẩm vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc botulinum rất nguy hiểm.
Bảo quản thực phẩm đóng hộp
Khi chưa mở hộp: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ từ 15 - 25C); Tránh ánh nắng trực tiếp, nơi có nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao; Không để hộp bị va đập mạnh, móp méo hoặc xếp chồng nặng.
Sau khi mở hộp: Khi đã mở hộp thực phẩm, việc bảo quản đúng cách rất quan trọng để tránh nhiễm khuẩn và giữ chất lượng thực phẩm.
Nên chuyển thực phẩm ra hộp sạch, không để thực phẩm trong hộp gốc sau khi mở nắp, vì lớp kim loại bên trong có thể bị oxy hóa và ảnh hưởng đến thực phẩm. Nên dùng hộp thủy tinh, hộp nhựa an toàn thực phẩm có nắp kín để bảo quản.
Bảo quản trong tủ lạnh: Nhiệt độ lý tưởng: Dưới 4C để hạn chế vi khuẩn phát triển. Thời gian sử dụng: Đối với thịt hộp, cá hộp, pate dùng trong 1 - 3 ngày. Đối với rau củ đóng hộp là tối đa 3 - 5 ngày. Trái cây đóng hộpbảo quản khoảng 5 - 7 ngày.
Với thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm khuẩn (pate, cá hộp, thịt hộp, thực phẩm homemade): Hâm nóng kỹ trước khi ăn lại, đặc biệt là pate hoặc thịt hộp, để tiêu diệt vi khuẩn (đun sôi ít nhất 10 - 15 phút). Không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ sau khi mở.
Đối với thực phẩm handmade (đồ ngâm, pate tự làm, thực phẩm hút chân không): Nếu không dùng ngay, nên bảo quản trong ngăn đá để kéo dài thời gian sử dụng. Khi lấy ra dùng, rã đông đúng cách trong ngăn mát tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng.
Lưu ý để tránh ngộ độc botulinum khi dùng đồ hộp: Chỉ dùng sản phẩm còn hạn sử dụng, hộp không phồng hoặc móp méo. Đun sôi lại thực phẩm trong 10-15 phút trước khi ăn nếu là đồ hộp tự làm hoặc nghi ngờ an toàn thực phẩm. Tránh sử dụng pate hoặc đồ hộp đã mở lâu trong tủ lạnh (quá 3 ngày).
Ngộ độc botulinum có thể gây liệt cơ, khó thở và tử vong, đặc biệt khi sử dụng thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm tự làm không đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn thực phẩm khi sử dụng và bảo quản thực phẩm đóng hộp để không xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Nam thanh niên bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate đã mở nắp 2 ngày Ngày 24/3, thông tin từ Bệnh viện Quân y 175, TP Hồ Chí Minh cho biết đang điều trị cho một bệnh nhân ngộ độc botulinum. Trước đó, người này đã mở hộp pate ăn nhưng không sử dụng hết và để qua ngày hôm sau tiếp tục sử dụng. Theo Trung tá, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm Khoa Nội...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top 5 thực phẩm giúp cơ thể không mất nước trong mùa nắng nóng

10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng Goodpasture

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Cụ bà ho kéo dài do hạt hồng xiêm nằm sâu trong phế quản

Chế độ ăn cho người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Người lớn mắc sởi dễ gặp biến chứng nặng

Người có bệnh nền mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thế nào?

Zona gây ra những biến chứng, hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng với người mắc bệnh nền

Một phụ nữ ở Lai Châu tử vong nghi ngộ độc do ăn nấm dại

Những lợi ích sức khỏe sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Phẫu thuật nội soi cắt vát dạ dày cho 20 người béo phì
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân thất bại nhất đầu 2025 đụng đâu flop đó, cứ xuất hiện là bị khán giả đòi "cắt sóng gấp"
Hậu trường phim
23:57:24 18/04/2025
Phim vừa chiếu 40 phút đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính bùng nổ cõi mạng vì "đẹp dã man"
Phim châu á
23:51:46 18/04/2025
Hôn nhân kín tiếng của NSND Tấn Minh và NSND Thu Huyền
Tv show
23:41:02 18/04/2025
Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Camera ghi lại cảnh ô tô rượt đuổi nhau
Pháp luật
23:40:17 18/04/2025
Tóc Tiên mặc nóng bỏng, Hồ Ngọc Hà tình tứ bên Kim Lý tại sự kiện
Sao việt
23:38:45 18/04/2025
David Beckham nhắn nhủ Victoria giữa ồn ào bất hòa trong gia đình
Sao âu mỹ
23:36:07 18/04/2025
'Tìm xác: Ma không đầu': Hồng Vân diễn gây ám ảnh, Tiến Luật 'nhạt'
Phim việt
23:34:14 18/04/2025
Vị thế của 'mợ chảnh' Jun Ji Hyun
Sao châu á
23:28:17 18/04/2025
Nga: Lệnh ngừng bắn vào cơ sở năng lượng Ukraine đã hết hạn
Thế giới
23:18:01 18/04/2025
Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy
Tin nổi bật
23:04:59 18/04/2025